Du lịch Đông Nam Á thay đổi thế nào thời hậu đại dịch?
Sau thời gian đóng băng vì dịch bệnh, ngành du lịch bước vào giai đoạn tất bật với nhiều đổi thay, khi du khách Đông Nam Á sẵn sàng du lịch nước ngoài với kỳ vọng và nhu cầu mới.
Các biện pháp kiểm soát đi lại và hạn chế biên giới đang được nới lỏng tại Đông Nam Á dường như đã kích thích khao khát của khách du lịch trên toàn cầu.
Theo New York Times, sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh, du lịch quốc tế đang dần quay trở lại Đông Nam Á nhờ các chiến lược chống dịch hiệu quả. Và giờ đây, nhiều quốc gia đã thông báo lộ trình mở cửa trở lại kể từ đầu năm 2022.
Nhu cầu du lịch sau đại dịch
Một số chính phủ trong thời gian gần đây tuyên bố rằng họ sẵn sàng tiếp nhận khách du lịch nước ngoài, đi kèm với những chính sách bảo đảm an toàn sức khỏe. Chẳng hạn Singapore đã triển khai kế hoạch mở cửa biên giới và chào đón du khách trở lại từ tháng 9 năm 2021 với chương trình Hành lang du lịch dành cho người đã tiêm chủng (VTL)
Và theo thông báo gần đây nhất, Singapore sẽ cho phép tất cả các du khách đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 và trẻ em từ 12 tuổi trở xuống nhập cảnh không cần cách ly, và không cần phải đi trên các chuyến bay thuộc chương trình VTL từ ngày 1/4.
“Với tỷ lệ tiêm vaccine và tiêm mũi tăng cường cao như hiện nay, kết hợp với xét nghiệm và kiểm dịch an toàn, tôi cho rằng chúng ta có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng hơn để khởi động lại ngành du lịch”, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Singapore S. Iswaran chia sẻ với CNBC.
Nhu cầu du lịch quốc tế hậu Covid-19 tăng và có những thay đổi đáng kể.
Trong bối cảnh các nước dần mở cửa, nhu cầu đi du lịch nước ngoài để khám phá các điểm đến mới, học hỏi từ các nền văn hóa và có những chuyến phiêu lưu khác nhau của du khách ngày càng mãnh liệt.
Kết quả của cuộc Khảo sát Mức độ Yêu thích Du lịch năm 2021 cho thấy Singapore là một trong những điểm đến du khách Việt mong muốn đến khám phá sau đại dịch, với nền ẩm thực đặc sắc, các công trình kiến trúc khơi gợi cảm hứng, sự sáng tạo đổi mới không ngừng, cùng với con người và văn hóa đa sắc tộc độc đáo.
Trong khi đó, tại Singapore, 90% người được hỏi có kế hoạch đến thăm Việt Nam vào năm 2022 khi biên giới được mở lại, và các điểm đến được lựa chọn hàng đầu bao gồm Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, theo khảo sát của Changi Airport Group.
Từ xu hướng mới đến tiêu chuẩn du lịch mới
Video đang HOT
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những thay đổi chưa từng có trong cuộc sống, và niềm đam mê và nhu cầu khám phá các vùng đất mới của người yêu thích du lịch cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những trải nghiệm tuyệt vời, giờ đây, ngày càng nhiều người quan tâm đến các yếu tố khác như an toàn, vệ sinh, bảo hiểm du lịch…
Theo báo cáo của Traveloka, một công ty du lịch ở Đông Nam Á, “du lịch chữa lành” cũng đang trở thành xu hướng thời kỳ hậu đại dịch, tập trung vào phục hồi thể chất và tái tạo tinh thần. Trong khi đó, nghiên cứu của Booking.com chỉ ra 46% trong số hơn 29.000 khách du lịch trên 30 quốc gia cho hay đại dịch đã thúc đẩy họ tìm đến du lịch bền vững.
Những xu hướng mới này đặt ra thách thức cho ngành du lịch quốc tế, đòi hỏi các quốc gia tập trung xây dựng tiêu chuẩn mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Để chuẩn bị cho các chính sách tái mở cửa biên giới và hoạt động du lịch trong tương lai, Singapore đã và đang thiết lập tiêu chuẩn mới cho ngành du lịch thông qua các biện pháp quản lý an toàn được đơn giản hóa và sắp xếp hợp lý nhờ áp dụng công nghệ mới.
Với thế mạnh là trung tâm công nghệ toàn cầu, đảo quốc sư tử đã không ngừng phát triển và áp dụng các giải pháp tiên tiến như robot dọn dẹp hay công nghệ không tiếp xúc tại sân bay Changi.
Khi tới đây, du khách có thể bắt gặp những chú robot lau chùi, cọ sàn và thậm chí cung cấp dịch vụ hỗ trợ đi xung quanh. Mới đây, các robot dọn dẹp tự động còn được trang bị thêm vòi phun sương khử trùng để tăng cường bảo vệ, tránh virus lưu lại trên thảm và sàn nhà trong quá trình dọn dẹp.
Bên cạnh đó, công nghệ cảm biến hồng ngoại cũng được thử nghiệm tại các nút bấm thang máy nhằm tăng cường trải nghiệm không tiếp xúc tại sân bay.
Còn đối với những quán ăn, việc áp dụng giải pháp công nghệ cao từ robot phục vụ, máy tự động cho đến khái niệm “bếp đám mây” cũng giúp phát triển ngành dịch vụ ăn uống nước này, đơn cử như tại Haidilao và Crown Coffee
Trải nghiệm hoàn toàn mới lạ với robot phục vụ tại Haidilao Singapore.
Ngoài ra, để truyền cảm hứng và tiếp động lực du lịch cho du khách quốc tế trong tương lai, Singapore đang biến đổi bộ mặt ngành du lịch để tạo ra những trải nghiệm thú vị mới. Trong số đó có thể kể đến Funan DigitaLife Mall – trung tâm mua sắm đầu tiên của Singapore kết hợp trải nghiệm số vào trải nghiệm khách hàng đời thực.
Chẳng hạn, thương hiệu thời trang Love, Bonito đã tận dụng tiềm năng của mạng Internet và công nghệ thực tế ảo tăng cường tại cửa hàng truyền thống của mình ở Funan. Một lối đi thực tế ảo đã biến hành lang của cửa hàng thành một không gian tràn ngập hoa hướng dương nở rộ. Và khách hàng có thể dễ dàng khám phá những bộ sưu tập mới chỉ với việc quét mã QR trên các bảng quảng cáo kỹ thuật số.
Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, mang đến trải nghiệm mới lạ cho du khách.
Để đáp ứng nhu cầu du lịch bền vững của du khách, đảo quốc sư tử cũng sáng tạo nhiều điểm tham quan với kiến trúc độc đáo dựa trên chủ đề thiên nhiên, các điểm tham quan động vật hoang dã mới và chỗ ở thân thiện với môi trường. Đó là những con đường mòn đi bộ đẹp ngất ngây trên đảo Sentosa hay Jurong Lake Gardens – không gian vui chơi theo chủ đề thiên nhiên lớn nhất ở khu trung tâm.
Không gian xanh tươi này gồm vô số các khu vui chơi như Crab Play (Khu vui chơi Cua bể) và Heron Play (Khu vui chơi Chim Diệc) lấy cảm hứng từ các loài động vật. Những khu vui chơi với sóng và cát sẽ giúp giữ chân “du khách nhí” trong khi các cặp đôi đi dạo vào lalang (một loại cỏ dùng để lợp mái nhà tại các nước Đông Nam Á) hoặc dọc theo lối đi có lót gỗ bên bờ biển thơ mộng.
Jurong Lake Garden mang đến cuộc dạo chơi thiên nhiên cho những du khách muốn tìm kiếm sự bình yên tại Singapore. Ảnh: VisitSingapore.
Tất cả đều nhằm mục tiêu mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch an toàn, liền mạch và sáng tạo nhất. Với những tiêu chuẩn mới cùng chính sách hỗ trợ của chính phủ nhằm kích cầu du lịch, Singapore đã sẵn sàng chào đón du khách quốc tế trong năm nay.
Cụ thể, từ ngày 1/4, đảo quốc sẽ cho phép tất cả du khách đã tiêm chủng và trẻ em dưới 12 tuổi có thể nhập cảnh không cần cách ly. Còn chần chừ gì nữa mà không book ngay vé để trực tiếp trải nghiệm những địa điểm thú vị này!
Bí ẩn tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á của Việt Nam
Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng mang đậm nét Ấn Độ này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử.
Vào năm 1911, tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra bức tượng Phật bằng đồng cổ được coi là cổ nhất Đông Nam Á, đó là tượng Phật Đồng Dương.
Tượng được đúc bằng chất liệu đồng thau, nặng 120 kg với chiều cao 120 cm, chỗ rộng nhất 38 cm và chỗ dày nhất là 38 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).
Bệ tượng hình tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh. Phần trên của bệ là khối bán cầu ở thế ngửa lên. Phần dưới bệ có hình tròn lớn hơn như miệng chuông úp xuống. Chân tượng được đóng chặt vào bệ bằng những chiếc mộng đặt dưới lòng đôi bàn chân bằng phẳng.
Tạo hình của tượng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục tinh tế, mềm mại, với một tấm áo tu hành Uttarasanga dài để hở một vai, lại khoác thêm bên ngoài một tấm khoác Samghati.
Tóc Phật là những vòng xoắn ốc đều đặn. Trên trán có một Urna (thiên nhãn) lớn. Khuôn mặt được thể hiện sống động với những đường nét tả thực mang sự tương đồng với điêu khắc Hy Lạp.
Theo các nhà nghiên cứu, tượng Phật Đồng Dương mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati (tên một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ), mang đậm tính bản địa người Dravidian, được đánh giá là khuôn mẫu cho điêu khắc ở Sri Lanka và vùng Đông Nam Á.
Nguồn gốc chính xác của tượng vẫn chưa được xác định. Một số ý kiến cho rằng có thể tượng Phật Đồng Dương đã được mang về từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka. Trong khi đó, nhiều nhà khảo cổ nghiêng về khả năng tượng do người Chăm xưa làm nên.
Theo các giám định, pho tượng được xác định có niên đại vào khoảng thế kỷ 8 - 9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Champa phát triển hưng thịnh nhất. Đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là "Vương triều Đồng Dương" hay "Vương triều Phật giáo".
Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng vô giá này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử. Do sự bào mòn của thiên nhiên và tàn phá của con người, Phật viện này chỉ còn lại những dấu tích ít ỏi, mờ nhạt.
Vào năm 2012, tượng Phật Đồng Dương đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Hiện tại, bức tượng được bảo quản và trưng bày ở Bào tàng Lịch sử TP HCM.
Thái Lan triển khai "du lịch bong bóng" cùng Trung Quốc và Malaysia Thái Lan có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán về du lịch bong bóng với Trung Quốc và Malaysia trong tháng này. Đây là động thái sau khi nối lại chương trình thị thực miễn kiểm dịch để thúc đẩy lượng khách du lịch, được coi là chìa khóa để duy trì sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19...