Du lịch Củ Chi và Cần Giờ mở cửa đón hai đoàn du khách đặc biệt
Hai huyện xanh Củ Chi và Cần Giờ đã đón những du khách đặc biệt là 227 y bác sĩ đến từ các địa phương khác đã hỗ trợ TP.HCM chống dịch hơn 100 ngày qua.
Mô hình “Chợ dã chiến” kết hợp với giới thiệu các ngành nghề, sản phẩm đặc trưng của huyện Củ Chi
Đây là các chương trình về nguồn nhằm giáo dục truyền thống lịch sử và giới thiệu những đặc trưng về văn hóa, làng nghề, cảnh quan thiên nhiên của hai huyện vùng xanh này.
Trong ngày đầu tiên Cần Giờ mở cửa lại du lịch, 119 du khách đại diện cho đội ngũ y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 đang ở TP.HCM, đã trở thành những vị khách đầu tiên trong quá trình TP đang từng bước mở cửa, hồi phục dần kinh tế.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online , bác sĩ Khuất Văn Mạnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, cho biết lần đầu tiên đến TP.HCM thật đặc biệt khi hơn 2 tháng nay, lộ trình đi lại của vị bác sĩ này là từ khách sạn đến bệnh viện dã chiến và ngược lại.
“Hôm nay mới đúng nghĩa được hít bầu không khí trong lành, chỉ mong thành phố mau sớm hết dịch bệnh để được đi du lịch thoải mái”, bác sĩ Mạnh nói và cũng “bật mí” bố vợ cũng từng là chiến sĩ tham gia chiến trường miền Nam trước đây.
Chương trình “Cần Giờ – Thiên nhiên tươi đẹp” do Sở Du lịch TP.HCM cùng phối hợp UBND huyện Cần Giờ và Saigontourist Group tổ chức, được xem là tour đầu tiên thí điểm tổ chức theo mô hình “bong bóng khép kín”, thông qua các cung đường khép kín, khách chủ yếu tham quan các điểm du lịch ngoài trời, không gian rừng ngập mặn, sông nước tại Cần Giờ…
Các y bác sĩ đã được tham quan các tuyến điểm du lịch nổi bật tại Cần Giờ, như khu Lâm viên đảo khỉ, đi thuyền vào trong rừng tham quan khu căn cứ cách mạng Rừng Sác nơi nổi tiếng với trung đoàn đặc công Rừng Sác anh dũng gan dạ năm xưa; tìm hiểu đời sống sinh thực vật rừng ngập mặn tại khu du lịch Dần Xây; tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái còn hoang sơ tại Đầm Dơi, ngắm toàn cảnh rừng ngập mặn trên độ cao 26m tại khu du lịch Vàm Sát.
Đại diện đoàn y bác sĩ đến từ các địa phương, bác Nguyễn Văn Toàn, trưởng đoàn Thanh Hóa, cho biết từ trước đến nay đã biết chiến khu Rừng Sác qua những bài học lịch sử trên ghế nhà trường, và hôm nay khi vào đến tận trung tâm Rừng Sác, nhìn thấy và được nghe thuyết trình lại nơi ăn, ở của những chiến sĩ bộ đội ngày xưa mới thấy ông cha ta đã rất kiên cường, chịu nhiều khó khăn gian khổ, đổ bao nhiêu xương máu để có ngày hôm nay.
Video đang HOT
Chia sẻ với 119 y bác sĩ tham gia chương trình tour đặc biệt này, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cho biết trong hơn 100 ngày qua, y bác sĩ và nhân viên y tế, giảng viên và học viên của các học viện, các trường từ nhiều tỉnh, thành đã gác lại việc riêng, dành sức lực và tâm trí cùng về TP phòng chống dịch bệnh.
“Dẫu tình hình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng thông qua việc tổ chức các chương trình tham quan đến Củ Chi – đất thép thành đồng và Cần Giờ, nhân dân TP mong muốn bày tỏ tấm lòng của mình với đội ngũ y bác sĩ, và hy vọng sẽ được tiếp tục đón những du khách đặc biệt này khi cả nước kiểm soát được dịch bệnh”, ông Nguyễn Hồ Hải chia sẻ.
Tại huyện Củ Chi, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cũng cho biết chương trình “Hành trình xanh về vùng đất thép gặp gỡ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19″ tại 312 phường xã trên địa bàn TP, do UBND huyện Củ Chi phối hợp Sở Du lịch TP, Bộ Tư lệnh TP tổ chức nhằm ghi nhận, trân trọng những đóng góp của lực lượng tuyến đầu chống dịch với TP.
Đoàn về Củ Chi có 108 người với các hoạt động về nguồn tại khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm khu lịch sử truyền thống cách mạng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TP.HCM, tham quan mô hình “Chợ dã chiến” kết hợp với giới thiệu các ngành nghề, sản phẩm đặc trưng của huyện Củ Chi.
Đây là chuyến du lịch “xanh và an toàn”, khi tất cả du khách tham gia đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, được tổ chức đi theo đoàn, trước khi đi đã thực hiện test nhanh COVID-19 và di chuyển trên “cung đường xanh”.
Trong chương trình về nguồn tại huyện Củ Chi, các đại biểu dâng hương tại đền Gia Định, đền Bến Dược, tham quan căn cứ cách mạng và khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi, tham gia Chợ dã chiến và thăm vườn trái cây tại khu du lịch sinh thái Tam Tân.
Trải nghiệm các món ngon miền quê
Chương trình là hoạt động thiết thực thể hiện tình cảm, sự trân trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đối với những vất vả, hy sinh, cống hiến không mệt mỏi của lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch bệnh
Sau hơn 100 ngày đến TP.HCM, đây là ngày nghỉ đầu tiên đối với nhiều y bác sĩ
Các y bác sĩ lắng nghe hướng dẫn viên của căn cứ cách mạng chiến khu Rừng Sác kể những câu chuyện năm xưa
TP.HCM ngày đầu tiên thí điểm 'Thẻ xanh COVID-19', người dân đi lại ra sao?
Sáng 16-9, ngày đầu tiên thí điểm Thẻ xanh COVID-19 tại Q.7, huyện Củ Chi, Cần Giờ, các khu chế xuất và khu công nghệ cao, người dân lại đông hơn và các chốt kiểm soát cũng kiểm tra kỹ hơn.
Một khu vực áp dụng thẻ xanh COVID-19 tại phường Tân Quy, quận 7 - Ảnh: LÊ PHAN
Ghi nhận tại các tuyến đường Nguyễn Thị Thập, Huỳnh Tấn Phát... quận 7, TP.HCM mật độ giao thông đông hơn thường ngày. Một số hàng quán cũng rục rịch mở cửa, shipper hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên các chốt kiểm soát vẫn được duy trì để kiểm tra kỹ việc đi lại.
Tại chốt kiểm tra trên đường Nguyễn Thị Thập giao đường số 38 (phường Tân Quy), cán bộ trực chốt hướng dẫn người dân đường này chỉ được đi từ trong ra, người dân muốn từ đường Nguyễn Thị Thập vào phải đi bằng đường khác.
Về việc kiểm tra đi lại ngày đầu tiên thí điểm thẻ xanh COVID-19 trên địa bàn quận, Thượng úy Huỳnh Trọng Nhân, thuộc phòng PC06 - Công an TP.HCM tăng cường cho quận 7 - cho biết đối với người dân được cấp giấy đi đường sẽ kiểm tra giấy đi đường và quét mã khai báo di chuyển nội địa; đối với người dân có thẻ xanh vắc xin (tức đã được tiêm hai mũi) sẽ quét mã QR trên phần thông tin tiêm chủng và kiểm tra thêm khai báo di chuyển nội địa.
"Đối với bà con đi chợ thông thường có thẻ xanh vắc xin thì chúng tôi giải thích hiện nay phải có phiếu đi chợ thì mới tự đi mua hàng được. Nếu có thẻ xanh nhưng chưa có phiếu đi chợ thì bà con đến các cửa hàng cũng không được mua hàng hóa.
Đối với các trường hợp có thẻ xanh và đi mua thuốc, đi ngân hàng, đi mua sách giáo khoa... thì sau khi kiểm tra hai thông tin tiêm chủng và khai báo di chuyển nội địa sẽ được qua chốt. Đối với lực lượng shipper sẽ được tạo điều kiện di chuyển giao hàng".
Trình thẻ xanh vắc xin cho chốt trực kiểm tra, chị Nguyễn Thị Quỳnh Giao (làm nghề bảo mẫu) cho biết chị đi ngân hàng để rút tiền. Thượng úy Nhân yêu cầu chị khai báo di chuyển nội địa thông qua ứng dụng khai báo để được qua chốt, và giải thích thêm người có thẻ xanh vắc xin chỉ được di chuyển trong địa bàn quận 7.
Tại các quận huyện khác, cơ quan chức năng vẫn siết chặt việc kiểm tra đi lại của người dân và thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ thị 16 trong những ngày tới.
Người dân mua hàng tại một cửa hàng trên đường Huỳnh Tấn Phát - Ảnh: CHÂU TUẤN
Dù áp dụng thí điểm thẻ xanh vắc xin COVID-19 nhưng nhiều khu vực tại quận 7 vẫn kiểm soát chặt để tránh lây lan dịch bệnh - Ảnh: CHÂU TUẤN
Đường Tô Hiến Thành, quận 10 trưa 16-9 khá đông người đi lại - Ảnh: CHÂU TUẤN
Huyện đầu tiên ở TP.HCM dự kiến mở lại nhiều điểm du lịch Từ 16/9 đến 30/9, huyện Cần Giờ dự kiến mở lại nhiều điểm tham quan du lịch, di tích lịch sử. Người dân TP.HCM có thể đăng ký đi theo tour nếu có thẻ xanh vaccine và đảm bảo 5K. Thông tin trên được Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM) Nguyễn Văn Hồng chia sẻ trong chương trình livestream "Dân hỏi -...