Du lịch cộng đồng tại xã Hòa Bắc: Nghề phụ, thu nhập chính
Khuyến khích người dân cùng làm du lịch là hướng đi hiệu quả tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng), tại đây, mô hình du lịch cộng đồng được người dân tin tưởng, đánh giá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho bà con dân tộc.
Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, từ tháng 5.2019, chính quyền huyện Hòa Vang đã thí điểm hỗ trợ gần 300 triệu đồng để xây dựng mô hình homestay ALăng Như của anh Đinh Văn Như ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc. Đây là xuất phát điểm để bà con cùng làm du lịch, cải tạo đời sống sinh hoạt. Tiếp theo, chị Đỗ Thị Huyền Trâm (thôn Nam Yên) cải tạo lại khu vườn của gia đình trước đây bỏ hoang để làm homestay với mô hình nhà sàn gỗ 2 tầng khang trang, sạch đẹp bên dòng sông Cu Đê thơ mộng của thôn Nam Yên (xã Hòa Bắc).
Du khách đến khám phá Hòa Bắc, Hòa Vang ngày càng đông
Chia sẻ về hướng đi mới để phát triển kinh tế cho bà con xã Hòa Bắc, ông Đỗ Thanh Tân – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang cho biết: “Homestay của anh A Lăng Như là công trình tiên phong đã giải quyết lao động tại chỗ là 5 người, còn lao động cộng đồng gián tiếp là khoảng 50 người. Các điểm du lịch cộng đồng khách thì gồm có đông đảo bà con chuyên cung cấp nông sản cho du khách. Bình thường họ vẫn sống bằng nghề làm nông làm rừng nhưng có khách du lịch thì họ quay ra phục vụ các mặt hàng nông sản sạch sẵn có như gà, vịt, rau sạch, chè dây, mật ong… Từ khi du lịch phát triển, bà con nuôi con gà con vịt đều tiêu thụ được hết, những nông sản của bà con khách du lịch họ mua về rất nhiều đặc biệt là trong những dịp lễ “.
Tham gia mạng lưới du lịch cộng đồng gần 3 năm nay, già làng Bùi Văn Siêng thường có mặt tại những buổi kể chuyện cộng đồng, mong muốn trao truyền các giá trị văn hóa, dân tộc của người Cơ Tu để du khách tìm hiểu. Mỗi tháng già Siêng nói chuyện với khách vài lần, dẫn khách đi tham quan nhà nhà Gươl, giảng giải về phong tục tập quán, giải thích những biểu tượng, hình ảnh của bà con người dân tộc. Thu nhập từ công việc làm du lịch tuy không thường xuyên nhưng cũng đã góp phần cải thiện sinh hoạt cho già Siêng cũng như nhiều người dân cùng làm du lịch cộng đồng trong thôn, xã.
Người dân giới thiệu ẩm thực địa phương đến các đoàn khách
Video đang HOT
Già làng Bùi Văn Siêng nói: “Trước đây cuộc sống của bà con rất khó khăn, chủ yếu đi làm rừng, làm nương rẫy không có thu nhập, từ khi tham gia làm du lịch cộng đồng bà con có thêm công việc mới để làm, không phải dầm mưa dãi nắng ngoài trời, thỉnh thoảng dẫn khách đi tham quan, nấu nướng trong nhà, đỡ vất vả hơn rất nhiều, con gà, con cá, mớ rau, quả mít cũng bán được hết. Mừng hơn nữa là nhờ du lịch mà quảng bá được văn hóa của dân tộc Cơ Tu đến với khách quốc tế, khi khách có nhu cầu, thanh niên thì múa cồng chiêng, phụ nữ thì múa tungtung – dza dzá, bản sắc văn hóa vẫn còn được bà con giữ gìn rất tốt”.
Theo định hướng phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang tiến tới năm 2030 sẽ hình thành 5 cụm, điểm du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn kết hợp sinh thái, cung cấp các dịch vụ du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng thuần chất văn hóa, bản sắc. Nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia làm du lịch, cải thiện đời sống, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, huyện Hòa Vang đã đề nghị thành phố cho bà con vay vốn để khởi nghiệp. Ban đầu, khi người dân mới làm du lịch cũng có rất nhiều bỡ ngỡ, để giúp đỡ bà con tạo dựng cơ sở, Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện đã phải đi xin vật dụng buồng phòng, bếp… của các khách sạn bỏ đi không dùng tới sau 2 năm dịch bệnh mang về hỗ trợ bà con. Điều đó đã giúp bà con đỡ đi một phần chi phí khi bắt tay xây dựng. Sau này người dân tự liên kết đón khách, bán nông sản cũng tạo được thu nhập không nhỏ để cải thiện cuộc sống gia đình.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Du lịch cộng đồng phát triển kéo theo hiệu quả xã hội, các nghề phụ trợ như giải khát, ăn uống, hướng dẫn, bán hàng nông sản… cũng tiêu thụ nhanh và mạnh, dần dần khẳng định hướng phát triển kinh tế rất tốt cho đồng bào dân tộc tại địa phương. Để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động du lịch một cách bền vững, huyện Hòa Vang đã phối hợp trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đào tạo thuyết minh viên tại điểm, tổ chức cho các hộ dân làm du lịch cộng đồng đi tham quan, học kinh nghiệm tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Bình, Sơn La, Hòa Bình. Tổ chức lớp đào tạo nguồn nhân lực quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu, mở lớp nâng cao nghệ thuật cồng chiêng và múa tungtung – dza dzá. Các hoạt động bước đầu đã đạt hiệu quả trong việc khuyến khích, kêu gọi người dân cùng làm du lịch cộng đồng, giúp bà con ổn định, cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo.
Ông Đỗ Thanh Tân – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang (bên phải ảnh) đang trao đổi, chia sẻ với bà con xã Hòa Bắc về cách làm du lịch cộng đồng
Bày tỏ sự tin tưởng vào hướng phát triển kinh tế dựa vào du lịch, ông Đỗ Thanh Tân chia sẻ: “Bà con sẽ thành công với mô hình du lịch cộng đồng, vì Hòa Vang là vùng có phong cảnh đẹp, nhiều nông sản, lại giáp đô thị sôi động là Đà Nẵng. Với lượng khách lớn đến Đà Nẵng trước thời gian dịch, nếu làm một bài toán đơn giản, chỉ cần một lượng khách rất nhỏ của Đà Nẵng đi lên Hòa Bắc, khách tiêu 500 ngàn/ngày là bà con “dư sống”. Để khuyến khích mọi người cùng làm du lịch thì tất cả đều phải vào vào cuộc, song hành chỉ bảo, hỗ trợ người dân từ những hoạt động ban đầu, tiếp cận cộng đồng là không nói lý thuyết, không văn bản giấy tờ, mà chỉ luôn cho bà con cách làm, đưa mô hình kiến trúc cho họ thi công, dạy cách nấu ăn, trình bày đẹp đãi khách. Như vậy chỉ cần một thời gian ngắn là tự họ sẽ thành thạo. Qua theo dõi, đánh giá sơ bộ, người dân có nguyện vọng đăng ký làm du lịch cộng đồng ngày càng đông, điều này là tín hiệu hứa hẹn tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ và độc đáo trong tương lai”.
Các nhà tắm công cộng tại Nhật Bản tìm cách tồn tại
Tắm tại các sento là một hình thức thư giãn được nhiều người ưa chuộng và từng phổ biến ở các khu vực đô thị đông đúc.
Tuy nhiên,nhiều sento đã đóng cửa do đa số người dân chuyển sang tắm tại nhà.
Ảnh minh họa (Nguồn: AP)
Với bức tranh tường về núi Phú Sĩ và lối vào bằng gỗ trải dưới mái nhà nhọn truyền thống kiểu Nhật, Inariyu là một ví dụ điển hình cho nhà tắm công cộng kiểu cổ của Nhật Bản, còn gọi là sento. Đây cũng là một trong những sento còn hoạt động ở thủ đô Tokyo.
Vào mỗi buổi chiều trước giờ mở cửa, những người cao tuổi đã tập trung bên ngoài Inariyu, mang theo vải nỉ, xà phòng và dầu gội đầu để ngâm mình. Inariyu là một trong số các nhà tắm được nâng cấp về cơ sở vật chất, trong khi nhiều nhà tắm khác đang làm mới hình ảnh, chuyển đổi thành những mô hình thời thượng hơn để thu hút khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh.
Tắm tại các sento là một hình thức thư giãn được nhiều người ưa chuộng và từng phổ biến ở các khu vực đô thị đông đúc. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều sento đã đóng cửa do đa số người dân chuyển sang tắm tại nhà nhiều hơn, trong khi các chủ sở hữu sento phải vật lộn với tình trạng máy móc hoạt động kém hiệu quả, giá nhiên liệu cao và không có người kế thừa gia nghiệp.
Sento xuất hiện từ thế kỷ thứ 12 và trở nên phổ biến vào thời Edo (1603-1868) trong bối cảnh tài nguyên khan hiếm và nhiều gia đình không có phòng tắm riêng. Tuy nhiên, ngày nay, các sento không còn hút khách như trước và đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ khi ý nghĩa của các nhà tắm công cộng dần thay đổi.
So với mức cao nhất gần 18.000 nhà tắm công cộng vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, số lượng nhà tắm trên cả nước đã giảm xuống còn khoảng 1.800.
Đối với nhiều người cao tuổi tại Nhật Bản, tắm tại sento là một thói quen hằng ngày, kể cả trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành. Một số người cao tuổi cho biết họ cảm thấy an toàn hơn khi tắm chung với người khác, trong khi đối với nhiều người khác, đây còn là không gian để thư giãn và giao tiếp.
Ông Sam Holden - người đứng đầu tổ chức Sento & Neighborhood - cho rằng việc đóng cửa các phòng tắm công cộng này có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết cộng đồng. Theo ông, nhà tắm Inariyu được xây dựng từ năm 1930, nay là nơi đón tiếp các vị khách ở mọi lứa tuổi, trong đó có những người cao tuổi sống đơn thân và rất dễ bị cô lập với xã hội.
Sento & Neighborhood đã sử dụng khoản tài trợ 200.000 USD của Quỹ Di tích Thế giới để cải tạo cơ sở của Inariyu, đồng thời tìm cách duy trì không khí ấm cúng, thân thiện tại nhà tắm này. Mục tiêu của tổ chức này là bảo tồn những kiến trúc mang tính lịch sử như sento, trước khi chúng có thể bị tháo dỡ và tái phát triển thành các nhà cao tầng hiện đại.
Trong khi đó, một sento khác mang tên Koganeyu - mở cửa trở lại vào năm 2020 - lại thu hút được nhiều khách hàng trẻ tuổi. Vào một buổi chiều cuối tuần, sento này trở nên đông đúc khi nhiều khách hàng đến đây để uống bia và thưởng thức âm nhạc.
Chủ sở hữu Koganeyu, anh Fumitaka Kadoya, cho biết khi tiếp quản sento vào 3 năm trước, anh đã thiết lập một cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng và thời gian họ đến sento. Cơ sở dữ liệu này đã giúp anh Kadoya đưa ra các quyết định về điều chỉnh mô hình kinh doanh, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Anh Kadoya cho rằng sento luôn là một phần của văn hóa Nhật Bản và ngày nay, việc đến ngâm mình tại một nhà tắm công cộng, trò chuyện với những người bạn bè, hàng xóm có thể coi là một phương pháp "giải độc" cho tâm trí sau khi tiếp xúc lâu với các thiết bị công nghệ.
Tắm công cộng được coi là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Nhật, bên cạnh sento thì onsen là một hình thức được ưa chuộng khác. Khác với onsen- các suối nước nóng tự nhiên, nước của các sento được làm nóng bằng khí đốt.
Chủ sở hữu Inariyu, ông Shunji Tsuchimoto, cho biết trong năm nay, ông đã phải chi trả gấp đôi tiền nhiên liệu so với năm ngoái và đây là tình trạng chung mà nhiều sento gặp phải.
Chính quyền Tokyo quy định mức giá tắm tại các sento đối với cả nam và nữ giới là 500 yen (tương đương 3,70 USD)./.
Cầm 1 USD mua được gì ở mỗi quốc gia trên thế giới, câu trả lời sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên Ai mà ngờ được rằng, chỉ với 1 USD lại có thể mua được những thứ vô cùng thú vị. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có thu nhập bình quân và mức sống khác nhau. Do vậy, với một số tiền nhất định, ở mỗi nơi sẽ mua được những đồ vật hoặc dịch vụ khác nhau. Vậy bạn có bao...