Du lịch canh nông mở ra hướng phát triển kinh tế tại bản Hua Tạt
Du lịch canh nông đã giúp nâng giá trị sản phẩm, giải quyết đầu ra cho các mặt hàng nông nghiệp của những hộ dân tại bản Hua Tạt (Vân Hồ, Sơn La), từ đó thúc đẩy họ vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Huyện Vân Hồ ở phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, nằm trong khu phát triển du lịch tổng thể Mộc Châu. Vân Hồ có khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Văn hóa của các dân tộc sống tại đây mang đậm nét đặc sắc của đồng bào vùng Tây Bắc.
Bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ) nằm cạnh quốc lộ 6 là nơi sinh sống của 100% người Mông. Do thuận tiện giao thông đi lại nên nhiều năm trở lại đây, bản Hua Tạt trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Du khách tới bản Hua Tạt không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên như đắm mình vào những cánh đồng hoa cải trắng, hoa mận, hoa đào, hoa mơ, hoa tam giác mạch, tự tay hái hoa quả… mà còn được trải nghiệm nhiều nét văn hóa của người bản địa như giã bánh dày, làm nương, múa hát, dệt thổ cẩm. Những nét văn hóa độc đáo của người Mông đã tạo nên sức hút cho du lịch Hua Tạt.
Đồng bào người dân tộc Mông phát triển du lịch cộng đồng để giảm nghèo bền vững. Ảnh: Thanh Tuyền.
Video đang HOT
Trước đây, cộng đồng người Mông sinh sống tại Hua Tạt chỉ làm nông nghiệp với việc trồng ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khoảng vài năm trở lại đây, cả bản bắt đầu chuyển hướng sang làm du lịch cộng đồng. Những ngôi nhà được sửa sang, xây thêm khu vệ sinh sạch sẽ để kinh doanh homestay ngày càng nhiều.
Không chỉ níu chân du khách bằng cảnh quan thiên nhiên, khí hậu trong lành, văn hóa truyền thống, bản Hua Tạt giờ đây còn chủ động làm du lịch cộng đồng như tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp, tổ chức các hoạt động giới thiệu quảng bá văn hóa, sản vật của người dân.
Anh Tráng A Chu là một trong những người Mông đầu tiên ở xã Vân Hồ làm du lịch cộng đồng. Anh Chu cho biết, gia đình anh xây homestay từ năm 2015. Thời gian đầu, làm du lịch khó khăn vì ít người biết đến nhưng gần đây làn sóng du lịch cộng đồng phát triển, du khách biết đến bản Hua Tạt nhiều hơn.
Nhiều mô hình du lịch trải nghiệm trong bản được phát triển như du lịch canh nông. Người dân trồng cây ăn quả, rau xanh còn du khách được trải nghiệm làm nông dân.
Nói về du lịch canh nông, ông Tráng A Cao (bản Hua Tạt) cho biết, việc này đã giúp gia đình ông phát triển kinh tế nhanh chóng. Ông Cao trồng dâu tây, cà chua, các loại rau theo hướng hữu cơ. Nhờ lợi thế của địa phương là thời tiết mát mẻ nên hoa quả, rau xanh mùa nào cũng có.
Du khách tới tham quan, trải nghiệm những khu vườn rau, sau đó chính họ lại là người mua sản phẩm. Nhiều du khách Hà Nội khi trở về vẫn duy trì mua hàng của gia đình ông Cao, đồng thời giới thiệu nguồn cung cấp cho bạn bè. Vì vậy, nông sản trồng ra đều tiêu thụ được hết.
Nhờ có du lịch cộng đồng, gia đình ông Cao và nhiều hộ khác ở bản Hua Tạt đã vươn lên thoát nghèo.
Từ khi bản Hua Tạt trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách, các hộ dân nơi đây đã đầu tư kinh doanh dịch vụ lưu trú. Cả bản có 7 homestay phục vụ du khách, các homestay này đều được xây dựng và trang trí đậm bản sắc văn hóa của người Mông nhưng vẫn mang nét hiện đại phù hợp với du khách thập phương.
Toàn bản Hua Tạt hiện chỉ còn 5 hộ nghèo, số đông còn lại đời sống kinh tế bà con ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Xã Vân Hồ tiếp tục vận động bà con dân tộc phát triển du lịch, quảng bá các sản vật của địa phương hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Được biết, huyện Vân Hồ đã thu hút 8 dự án đầu tư quy mô lớn vào hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp của các tập đoàn, công ty, với tổng nguồn vốn 452 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện tới tháng 9/2023 có 12 nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, 17 cơ sở hoạt động kinh doanh nhà nghỉ cộng đồng, 6 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Đây là một trong những nỗ lực của địa phương trong phát triển du lịch, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời gìn giữ và phát huy điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Vân Hồ (Sơn La) - Vẻ đẹp hoang sơ không thể bỏ lỡ
Huyện Vân Hồ là một huyện vùng cao ở Sơn La, được cắt ra từ huyện Mộc Châu vào năm 2013. Là một vùng đất còn khá mới mẻ, chưa được khai thác nhiều.
Vân Hồ với vẻ đẹp hoang sơ, đang là một trong những nơi hấp dẫn hàng chục ngàn lượt du khách ghé thăm mỗi năm.
Vân Hồ là huyện vùng cao với 14 xã được tách ra từ huyện Mộc Châu từ giữa năm 2013. Nơi đây hội tụ nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ với những hang động kỳ bí, những khu rừng già rậm rạp, những dòng thác trắng xóa hay những dòng suối mát lành... Rất thích hợp với những bạn trẻ năng động yêu thiên nhiên lên kế hoạch cho những chuyến vượt đèo, xuyên rừng, leo núi và lội suối đầy hào hứng.
Đến với Vân Hồ bạn sẽ bị làm cho choáng ngợp bởi sự xinh đẹp và giản dị ở nơi đây. Cảnh tượng núi non hùng vĩ, không khí trong lành lại mát mẻ, thích hợp cho những bạn năng động, ưa thích khám phá, đang muốn tìm nơi để "refresh" lại bản thân, thì làng Vân Hồ là điểm đến bạn không nên bỏ lỡ. Bạn có thể tham gia vào các tour du lịch cộng đồng tại các bản đang được yêu thích như tại bản Phụ Mẫu, Bản Áng, bản Hua Tạt, xã Ngọc Chiến,... cùng ăn, cùng ở và trải nghiệm cuộc sống, những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc tại đây như: giã bánh dày, giã gạo, vẽ sáp ong trên vải,...
Hơn nữa, du khách còn được thưởng thức hoặc có thể tận tay chế biến ẩm thực "cây nhà lá vườn" với những rau củ quả được trồng quanh nhà, gà đồi (gà thả đồi), lợn cắp nách (là giống lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường)... Đặc biệt hơn, du khách còn trực tiếp tham gia đội văn nghệ, biểu diễn những điệu nhạc truyền thống như múa khèn, sáo Mông, đàn môi, những bài hát dân tộc... tham gia các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo...
Vân Hồ "gây thương nhớ" bởi những thung lũng hoa cải trắng tinh khôi, những chùm hoa mận trắng muốt đẹp đến nao lòng hay những cành đào e ấp khoe sắc... Một không gian thơ mộng và ngọt ngào đã khiến bao người phải xao xuyến, đắm say vẻ đẹp của vùng đất này.
Hiệu quả từ phát triển cây chè gắn với du lịch Là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Phú Thọ có nhiều lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng để phát triển cây chè. Trong chiến lược phát triển, tỉnh Phú Thọ xác định chè là cây trồng thế mạnh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi, Phú Thọ đã và...