Du lịch cắm trại hoang dã: lạc đường, dông bão nhưng… xứng đáng!
Thay vì chọn những khu du lịch có sẵn địa điểm cắm trại, một số bạn trẻ lại thích phiêu lưu và trải nghiệm cảm giác mạnh hơn khi chọn cắm trại ở rừng, núi,…
D u lịch cắm trại trên đỉnh Langbiang – Ảnh: NVCC
Tích lũy kinh nghiệm từ sớm
Nguyễn Hoàng (28 tuổi, kỹ sư cơ khí) đã có 10 năm kinh nghiệm đi du lịch cắm trại tự túc. Anh cho hay: “Mình cắm trại mỗi lần ở một nơi khác nhau, và hầu như chưa từng cắm trại trùng lần thứ 2 ở đâu cả. Ở thời điểm hiện tại mình có thể giới thiệu vài chỗ sau: núi Chứa Chan, hồ Trị An Đồng Nai, còn muốn khí hậu mát mẻ thì đỉnh Hòn Bồ ở Đà Lạt”.
Nguyễn Hoàng đi cắm trại du lịch từ khi tốt nghiệp cấp 3 – Ảnh: NVCC
Sau nhiều năm, Hoàng lưu ý rằng ngoài những đồ dùng cần thiết, các bạn nên chuẩn bị thêm vớ chân, lều có thảm cách nhiệt, đèn pin loại treo sáng tỏa, tùy địa hình để xem xét mang thêm củi.
Theo Hoàng, chuyến đi nào cũng phải tìm hiểu kỹ trước địa điểm để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người trong đoàn; địa điểm càng xa, càng nguy hiểm thì thời gian bỏ ra càng nhiều.
“Có lần mình cắm trại ở bãi biển làng Vân gần đèo Hải Vân thì phải mất 1 tuần để tìm hiểu thì mới dám đến đó”, bạn nói.
Nguyễn Quang Lâm (30 tuổi, kinh doanh tự do) đi cắm trại từ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Lúc ban đầu, bạn chỉ được đảm nhiệm những công việc nhỏ, đơn giản trong đoàn nhưng đến hiện tại, bạn có thể tự tin dẫn đoàn đi cắm trại tự túc từ 2-4 lần/năm tùy theo tình hình công việc.
Video đang HOT
Quang Lâm đầu tư sẵn lều cho các chuyến đi – Ảnh: NVCC
Các nhóm bạn cắm trại không chọn ra đội trưởng dẫn đoàn, mỗi thành viên sẽ đảm nhiệm một vai trò nhất định. Như nhóm của Nguyễn Vũ Thảo Vân (26 tuổi, nhân viên văn phòng) sẽ có một thành viên sẽ chịu trách nhiệm mang các vật dụng y tế (băng gạc, băng cá nhân, dầu gió, vitamin C,…) cho cả đoàn, người biết đường sẽ đi trước hướng dẫn,…
“Sau cơn mưa trời lại sáng”
Với các chuyến đi du lịch cắm trại, vấn đề an toàn của tất cả các thành viên sẽ luôn được đặt lên hàng đầu.
Quang Lâm luôn nhớ kỹ châm ngôn “Đi cắm trại tuyệt đối không được tách đoàn, và tránh đi khỏi khu vực cắm trại nếu không có khả năng liên lạc từ xa”. Nhờ điều này, bạn cũng đã “thoát” được một lần sém rớt xuống đồi vì đi xe máy trên địa hình đất đá gồ ghề.
Các đoàn cắm trại luôn phải đi cùng nhau – Ảnh: NVCC
“Lạc trong rừng hay gặp bão gió mình đều “cân” qua rồi (cười). Có lần mình cắm trại với một người bạn ở núi Bà Đen thì đêm đó mưa bão, mà ngoài chiếc lều thì cũng không có chỗ trú khác xung quanh”, Nguyễn Hoàng hồi tưởng.
Hoàng kể, khi trời đổ mưa, vì đã quen với việc gặp mưa khi cắm trại nên hai bạn đều vô tư ngủ tiếp. Cho tới khi tiếng lộp độp dần chuyển thành tiếng ào ào kèm gió thổi nghiêng lều, họ mới “lật đật” chồm dậy và thực sự lo lắng nếu 4 cọc lều bung ra, gió sẽ thổi bay lều; hai bạn cũng không thể ra ngoài vì trời rất tối và mưa quá to.
Bình tĩnh, Hoàng và bạn quyết định mỗi người nằm sát ra 2 góc, một tay níu lều xuống ghìm lại, chân thì miết sát góc lều và duy trì tư thế nằm đó đến lúc tạnh mưa.
“Nghĩ lại thì cũng sợ đấy, nhưng trải qua rồi thì lại thấy vui. Bình minh sáng hôm sau có lẽ là buổi sáng bình yên nhất mà mình từng đón”, Hoàng nói.
Không gặp rắc rối như Hoàng, Thảo Vân lại khổ sở vì từng bị cháy lịch trình, chọn địa hình núi để cắm trại thì gặp phải cảm giác “lên không được, xuống không xong”.
“Cả đoàn phải động viên nhau sắp đến rồi để lấy tinh thần. Mỗi lần dừng lại cũng không dám dừng lâu vì sợ sẽ bị chùn chân và lại làm biếng”, Thảo Vân nhớ lại.
Đến được địa điểm thì trời đã sập tối nên các bạn gặp khó khăn hơn trong tất cả các khâu. Tất cả thiết bị phát sáng được tận dụng hết cỡ để chia nhau chiếu sáng cho các khu vực. Trải nghiệm nấu ăn trong điều kiện thiếu sáng tuy mệt nhưng cũng là kỷ niệm khó quên.
Những buổi sáng thức dậy ở nơi xa vô cùng an yên – Ảnh: NVCC
Kinh nghiệm cho các bạn mới
Quang Lâm cho biết: “Nếu như bạn là người chưa có kinh nghiệm thì nên đi những khu du lịch có sẵn khu vực cắm trại. Còn nếu muốn trải nghiệm những nơi hoang dã hơn thì nên tìm kiếm người dân bản địa nhờ hướng dẫn và đi cùng”.
Đồng quan điểm, Nguyễn Hoàng cho lời khuyên đến các bạn chưa “dám” hãy học cách nhóm lửa và dựng lều để có thêm kinh nghiệm – Ảnh: NVCC
Trong tình hình dịch bệnh, du lịch cắm trại cũng sẽ khác một chút so với trước đây.
M.T., thành viên của nhóm Thảo Vân, tiết lộ: “Cả đoàn sẽ đều xét nghiệm nhanh để bảo đảm cho các thành viên, cũng như kỹ càng hơn trong việc vệ sinh tay và các vật dụng. Còn tâm lý thì vẫn thoải mái và vui vẻ hết mình!”.
Thảo Vân nhắn nhủ: “Có một việc quan trọng nhất cần nhận thức: chúng ta tìm thấy được sự bình yên và thoải mái nhờ sự trong lành của thiên nhiên, vì vậy việc gìn giữ để thiên nhiên luôn trong trạng thái tốt nhất không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn là bảo vệ chính chúng ta nữa”.
Trong thời điểm hiện tại, du lịch cắm trại cũng đang được ưa chuộng và nổi lên như một xu hướng. Chỉ cần tuân thủ quy tắc 5K và tìm hiểu kỹ thông tin, các bạn trẻ sẽ có cho mình một chuyến đi tìm về với thiên nhiên sau nhiều ngày tháng làm việc và học tập.
Tìm về thiên nhiên với trekking
Thay vì lựa chọn những loại hình giải trí nhẹ nhàng, ít tốn sức, nhiều người trẻ bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ tìm đến trekking (đi bộ dài ngày - một hình thức du lịch mạo hiểm dã ngoại ngoài trời ở những nơi hoang dã) để thỏa mãn đam mê chinh phục và hòa mình với thiên nhiên.
Bạn trẻ chọn trekking để giải tỏa áp lực cũng như tự thử thách bản thân. Ảnh: NVCC
Giải tỏa stress
Biết đến bộ môn trekking từ cuối năm 2023 khi đang chuẩn bị cho kế hoạch du lịch tại TP Pleiku (Gia Lai) cùng bạn, Hoàng Vân (23 tuổi, nhân viên marketing tại TPHCM) tình cờ thấy các bài đăng về hoạt động trekking và cắm trại do một cá nhân đứng ra tổ chức. Sau khi tìm hiểu, Vân đã quyết định thử sức với cột mốc trekking đầu tiên của mình - núi Chư Nâm (Gia Lai). Chi phí trekking núi Chư Nâm theo Hoàng Vân cho biết chưa tới 1 triệu đồng. Trong đó, bao gồm cắm trại một đêm tại đỉnh núi, bữa tối là cơm nhà của anh hướng dẫn viên người bản địa mang theo, bữa sáng mì ly và cà phê đặc sản của miền đất Tây Nguyên.
Ba tháng sau, Hoàng Vân lại xách vali lên và cùng một nhóm bạn trekking thác K50 nằm ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, K'Bang, Gia Lai. Hoàng Vân chia sẻ: "Yếu tố để tôi quyết định đi trekking là do stress về công việc, muốn có những trải nghiệm mới, tận hưởng không khí và sự mát lành của thiên nhiên". Chuyến đi đưa Vân rời xa khỏi khói bụi thành phố và có cơ hội được đặt chân đến nơi mà những người bản địa thân thiện và hiếu khách như người trong gia đình. Đây còn là cơ duyên giúp Vân làm quen thêm những người anh hoạt động trong ngành du lịch mà theo Vân cảm nhận là "thật sự nâng niu và trân quý vùng đất thiên nhiên nơi họ lớn lên".
Sau những chuyến đi và trở lại với công việc thường nhật, Hoàng Vân cảm thấy dồi dào năng lượng và nhiệt huyết hơn. "Mỗi khi đuối sức, tôi sẽ nhớ lại về lần trekking đầu tiên - khi mà dù chân đã mỏi, cơ thể đã ở trạng thái muốn dừng lại, nội tâm và tinh thần bên trong mình vẫn có thể bền bỉ và cứng rắn để từng chút một leo lên đỉnh núi", Hoàng Vân tâm sự.
Để lại dấu chân và lấy đi bức ảnh
Công việc và học tập khiến người trẻ chịu không ít áp lực. Họ tìm đến trekking như tìm đến một liệu pháp chữa lành, một cuộc vui để phục hồi lại năng lượng. Như với Cao Xuân Thiện (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Văn Lang, đã đi được khoảng 8 chuyến trekking), ở mỗi chuyến đi Thiện đều ghi lại khung cảnh tuyệt đẹp bằng cách chụp thật nhiều ảnh và hạnh phúc sau khi xem lại những bức ảnh đó. "Trekking giúp tôi giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần, khám phá bản thân nghĩ về cuộc sống. Những lúc hòa mình với thiên nhiên, tôi cảm thấy rằng dễ dàng kết nối với bản thân và nghe tiếng lòng của mình", Xuân Thiện chia sẻ và cho biết, trước đây bạn thường xuyên mất ngủ, nhưng sau những chuyến trekking, sức khỏe Thiện được cải thiện rõ rệt. Không những thế, các chuyến đi cũng giúp bạn nâng cao ý thức về môi trường. Với mỗi chuyến đi, bạn cùng các thành viên trong nhóm đều mang theo dụng cụ để nhặt rác trên cung đường và đem xuống chân núi.
Nâng cao sức khỏe và gắn kết với thiên nhiên cũng chính là hai điểm đặc trưng của trekking. Bắt đầu biết đến bộ môn này từ năm 2015, Lê Quốc Bảo (đang sinh sống và làm việc ở TPHCM) hiện được xem là một hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực trekking. Bảo cho biết, người mới tham gia thường sẽ gặp khó khăn vì thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và thiếu trải nghiệm. Họ thường khó vượt qua khỏi vùng an toàn trong chính suy nghĩ của họ. Ở trải nghiệm trekking đầu tiên, dù trước đó có chuẩn bị sức khỏe như tập chạy bộ, tập gym..., nhưng mới chỉ leo nửa hành trình chinh phục núi Chư Nâm, Hoàng Vân đã kiệt sức. Khi đó, những câu cổ vũ dễ thương của người dẫn đoàn là động lực rất lớn để các thành viên hoàn thành được hành trình. Đó cũng là kinh nghiệm để Hoàng Vân sau này áp dụng, giúp các bạn trẻ vượt qua khỏi vùng an toàn trong chính suy nghĩ của họ.
Ngoài ra, khi thiết kế các tour trekking, anh Quốc Bảo thường chú trọng việc kết nối với thiên nhiên. Trong đó, điều cơ bản nhất là ý thức bảo vệ môi trường. Là loại hình du lịch "nương" vào tự nhiên, để tiếp tục duy trì và "thụ hưởng" khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, đòi hỏi người khai thác phải biết giữ gìn và bảo vệ. Trong các tour trekking, người tham gia đều được "dặn dò" về việc không xả rác, không săn bắt, không chặt phá, hay có bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến môi trường. Thêm vào đó, để chuẩn bị cho người tham gia đặt chân đến một nơi hoàn toàn mới, phía cung cấp tour cũng trang bị trước những kiến thức, kỹ năng cần thiết, cũng như khuyến khích người tham gia tìm hiểu thêm về nơi mình sắp trải nghiệm. Những điều này đều nhằm mục đích mang lại cho người tham gia một trải nghiệm tốt và an toàn.
Cắm trại trên đỉnh Hòn Bồ đón cái lạnh đầu đông Đà Lạt Mùa đẹp nhất để du lịch Đà Lạt đã đến, chúng tôi chọn cắm trại trên đỉnh Hòn Bồ để trải nghiệm trọn vẹn cảnh sắc của thành phố này vào dịp cuối năm. Cách trung tâm TP Đà Lạt 9 km, đỉnh Hòn Bồ là địa điểm nhóm tôi chọn làm vị trí cắm trại vì nơi đây có độ cao 1.709...