Du lịch bãi tha ma và đống đổ nát bùng nổ ở Indonesia sau sóng thần
Hàng nghìn người chết trong thảm họa kép động đất và sóng thần ở Palu, Indonesia, cuối năm 2018. Những đoàn du khách tìm đến thành phố để tận mắt xem cảnh tượng tang tóc.
“Ngay cả những bãi tha ma cũng có thể biến thành điểm thu hút khách du lịch”, Nurhalis, một quan chức phụ trách quảng bá du lịch tỉnh Trung Sulawesi, cho biết.
Thành phố Palu, thủ phủ của tỉnh, gánh chịu sức tàn phá kinh hoàng của vụ động đất năm 2018. Thảm họa kép động đất – sóng thần cộng với hiện tượng lở bùn và đất lún đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.800 người tại Palu và những huyện lân cận vào tháng 10 năm đó.
Bộ trưởng Du lịch Indonesia Arief Yahya chỉ vài tháng trước thảm kịch còn đến thăm Palu và kêu gọi thúc đẩy du lịch thành phố, đề nghị sân bay địa phương tiếp nhận những chuyến bay quốc tế. Giờ đây cái tên Palu chỉ còn gắn liền với thảm kịch.
Ảnh chụp từ trên không khu vực xảy ra hiện tượng đất hóa lỏng ở vùng ngoại ô Palu. Ảnh: Reuters.
Bãi biển thiên đường đã tan hoang
Palu có vị trí vô cùng đắc địa cho du lịch, với vẻ đẹp thiên nhiên hớp hồn du khách. Thành phố nằm phía cuối một vịnh hẹp với nhiều rạn san hô và là nơi lý tưởng cho lặn biển trải nghiệm. Sau lưng thành phố là những dãy núi với hệ sinh thái đa dạng.
Vào đêm định mệnh khi thảm họa diễn ra, hàng trăm người có mặt tại bãi biển Talise để ăn uống và nghe nhạc. Sóng thần gần 3 m bất ngờ ập đến, cuốn họ ra biển.
“Đó từng là nơi nhộn nhịp nhất vùng. Giờ nó không còn tồn tại nữa”, Nurhalis chia sẻ.
Những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa kép động đất – sóng thần năm 2018 là thành phố Palu, các huyện Sigi, Donggala và Parigi Moutong.
Ở 4 vùng này, hàng trăm nghìn người dân vẫn không mấy lạc quan rằng cuộc sống của mình sẽ sớm trở lại bình thường. Nỗ lực tái thiết cơ sở hạ tầng vẫn gặp nhiều khó khăn. Hàng chục nghìn hộ gia đình còn đang sống dưới những túp lều tạm bợ, trong đó phần lớn được dựng lên một tháng sau thảm họa.
Lễ hội thường niên tại bãi biển Talise, Palu Nomoni, đã được tạm hoãn tổ chức thêm một năm nữa. Người dân địa phương còn trong giai đoạn 2 năm tưởng nhớ về những người đã khuất. Chính quyền thành phố cho biết họ sẽ đổi tên lễ hội vì Palu Nomoni giờ đây đã gắn liền với những ký ức bi thương.
Vô số cửa hàng cùng hàng trăm người có mặt trên bãi biển Talise vào rạng sáng 4/10/2018 đã bị sóng thần cuốn đi. Ảnh: South China Morning Post.
Bi kịch thu hút sự tò mò
Một năm trôi qua. Du lịch Palu trải qua một quá trình thay đổi ngoài mong muốn của giới chức địa phương. Trong khi người dân thành phố chật vật tìm lại cuộc sống bình thường, Palu dần trở thành một địa chỉ quen thuộc trên bản đồ của trào lưu “du lịch đen”
Video đang HOT
Du khách đã trở lại với Palu, nhưng theo cái cách mà Nurhalis không mong muốn chút nào. Khách du lịch quốc nội lẫn quốc tế thường kéo đến xem 3 địa điểm từng xảy ra hiện tượng đất lún, khi những cơn sóng thần làm cho đất hóa lỏng và nuốt chửng nhà cửa.
Lamahase và Tamsir, những người sống sót sau khi động đất và sóng thần quét qua Balaroa, dựng chòi gần bãi đất đã chôn vùi căn nhà của mình. Họ tình nguyện hướng dẫn du khách quanh khu vực đổ nát và kể lại những ký ức kinh hoàng năm trước: từ những rung lắc đầu tiên trên đường phố, khoảnh khắc nhà cửa chìm xuống nền đất, đến bức tường bùn ập xuống và nuốt chửng nhà cửa, cướp đi vô số sinh mạng.
Hai ông cho biết 40% những người mất tích vào đêm định mệnh có lẽ vẫn còn nằm dưới lòng đất. Chính quyền địa phương thông báo khu vực sẽ được cải tạo thành công viên. Việc xây nhà sinh sống tại khu vực đã bị cấm sau thảm họa.
“Đã hơn 100 ngày rồi, mảnh đất này không còn bị ám nữa. Người đã khuất cũng được tưởng nhớ đàng hoàng rồi”, Lamahase nói về những người hàng xóm của mình.
Câu chuyện bị cắt ngang bởi những tiếng ồn của một đoàn du khách đến từ Makassar, thành phố lớn nhất đảo Sulawesi. Họ đến Palu tham dự một sự kiện và quyết định ghé thăm Balaroa để tận mắt chứng kiến cảnh tang tóc. Lamahase và Tamir đề nghị giúp đỡ nhưng nhóm du khách không mấy hứng thú. Họ chụp ảnh tự sướng với những đống đổ nát rồi bỏ đi.
Nhiều người đang lên án kiểu du lịch dựa trên nỗi khổ tại Palu. Những thông điệp như “Đây không phải điểm tham quan. Đây là nhà của chúng tôi”, hay “Trả 100.000 rupiah (khoảng 7 USD) cho mỗi tấm ảnh”, được viết trên tường vài căn nhà bỏ hoang.
Tamsir (trái) và Lamahase dựng chòi cạnh bên những đống đổ nát, tình nguyện hướng dẫn và kể cho du khách nghe về đêm định mệnh. Ảnh: South China Morning Post.
Lời cảnh báo sau thảm kịch
Neni Muhidin, người điều hành một trung tâm cộng đồng địa phương, lại có một cách nhìn nhận khác. Vào ngày kỷ niệm tròn một năm thảm họa, ông sẽ dẫn đoàn du khách khoảng 20 người, có cả khách quốc nội lẫn quốc tế, tham quan và tìm hiểu về Palu trong 2 ngày. Đây sẽ là đoàn du khách thứ 6 ông dẫn trong gần 1 năm qua.
Muhidin nói chuyến tham quan không phải để chụp ảnh giải trí mà nhằm mục đích giáo dục. Ông gọi đây là “du lịch địa lý”.
Tham gia dẫn đoàn còn có một chuyên gia địa lý và một nhà khảo cổ. Họ sẽ giải thích cho du khách đường đứt gãy địa chất Palu-Koro năm 2018 đã dịch chuyển đột ngột đến mức làm toàn bộ cộng đồng khoa học bất ngờ. Chuyển động này tạo ra sóng thần chỉ 3-4 phút sau khi động đất diễn ra, nhanh hơn mọi ước đoán và không ai kịp trở tay.
Iksam, nhà khảo cổ tham gia dẫn đoàn, sống gần khu vực đường đứt gãy địa chất Palu-Koro. Khoảng 3 tuần sau thảm họa, ông cùng các đồng nghiệp tại viện bảo tàng tỉnh đã tìm đến vùng xảy ra hiện tượng đất hóa lỏng để thu thập hiện vật. Những bộ quần áo lấm lem bùn lầy, album ảnh và đồ dùng gia đình các nạn nhân sẽ được trưng bày tại một sự kiện đặc biệt vào lễ kỷ niệm 1 năm thiên tai.
“Chúng tôi đã tìm những hiện vật mang tính cá nhân nhất, những thứ mà người xem có thể đồng cảm”, Iksam cho biết.
Đội ngũ của Iksam còn vô tình tìm thấy một chiếc đồng hồ dừng chạy vào đúng thời khắc thảm họa xảy ra. Họ thu thập được cả bài luận đại học trong đống đổ nát với tên tác giả vẫn còn nguyên. Iksam hy vọng người nữ sinh đó sống sót qua thảm họa và sẽ nhận lại những bài viết của mình khi đến xem buổi triển lãm.
“Những món đồ này như một lời nhắc nhở rằng động đất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Thảm họa ở Palu cho thấy chúng ta thường quên mất điều này”, Iksam chia sẻ.
Tàu cá bị bị sóng đánh dạt lên bờ tại làng Wani, bờ biển phía tây huyện Donggala, tỉnh Trung Sulawesi, sau thảm họa động đất – sóng thần ngày 4/10/2018. Ảnh: Anadolu.
Theo Zing.vn
Súng AK Trung Quốc và AK Nga súng nào tốt hơn?
Súng AK hiện nay đã phổ biến toàn cầu. Số lượng súng AK do Trung Quốc sản xuất nhiều hơn cả của Nga, nơi xuất phát của súng này.
Súng tiểu liên AK-47 (còn gọi là súng trường tấn công Kalashnikov) đã trở nên nổi tiếng và phổ biến khắp thế giới - từ nông dân Indonesia, đến cảnh sát Pakistan, lính dù Bồ Đào Nha hay thậm chí cả mafia Mexico đều biết về súng này. Đã có cả những giai thoại liên quan đến thứ vũ khí này.
Súng AK Trung Quốc và AK Nga. Ảnh: Legion Media.
AK không chỉ nằm trong tay binh sĩ mà còn xuất hiện trên cờ, đài tưởng niệm và huy chương của nhiều nước. Chưa có thứ vũ khí nào truyền cảm hứng cho nhiều cuốn sách, bài hát, và tác phẩm nghệ thuật khác đến như vậy.
Tuy nhiên điều ít người biết là việc hầu hết súng AK được phổ biến ra thế giới lại không liên quan nhiều đến Nga (thời Liên Xô). Trên thực tế, đa số súng AK đã được chế tạo ở Trung Quốc, Romania, Hungaria, Serbia, Ba Lan, Ethiopia và một trong 20 nước khác sản xuất các phiên bản khác của súng AK.
Chẳng hạn, trong số 2.000 khẩu AK mà tác giả Onokoy trực tiếp kiểm tra ở Iraq, có chưa đầy 10 khẩu (tức chỉ 0,5%) là được sản xuất ở Liên Xô (với Nga là nước thành viên lớn nhất). Những khẩu súng còn lại đến từ các nước châu Âu ngoài Liên Xô, một số khẩu được chế ở Iraq thời Saddam Hussein.
Một trong các lý do chính vì sao AK lại nhiều như thế là vì vào thập niên 1950, Triều Tiên, Bulgaria, Ba Lan, Hungary và Đông Đức bắt đầu sản xuất loại súng này.
AK Trung Quốc xuất hiện trên trường quốc tế như thế nào?
Vào đầu thập niên 1950, khi Liên Xô bắt đầu chương trình chuyển giao công nghệ quy mô lớn cho Trung Quốc, không ai có thể tưởng tượng được rằng quốc gia châu Á này sẽ nhanh chóng trở thành đối thủ lớn nhất của Liên Xô trên thị trường vũ khí quốc tế.
Vào cuối thập niên 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu xấu đi, dẫn tới sự chia rẽ Xô-Trung vào đầu thập niên 1960. Tất cả các trợ giúp quân sự và kỹ thuật của Liên Xô dành cho Trung Quốc đã bị chấm dứt. Từ thời điểm đó ngành công nghiệp vũ khí loại nhỏ của Trung Quốc bắt đầu phát triển độc lập mà không có sự tác động nào từ phía Liên Xô.
Xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc lên tới đỉnh cao vào năm 1968 với một cuộc đụng độ biên giới đẫm máu. Đây là lần đầu tiên nhưng không phải là lần cuối cùng các binh sĩ Liên Xô đối mặt với một đối thủ được trang bị chủ yếu bằng súng AK!
Liên Xô, vốn giúp xây các xí nghiệp chế tạo AK và huấn luyện các kỹ sư Trung Quốc, giờ đối mặt với "thành quả" của sự hào phóng của chính mình. Hậu quả của quá trình chuyển giao công nghệ này đã ám ảnh Liên Xô trong nhiều năm sau đó.
Còn về phía Trung Quốc, giờ không có sự kiểm soát hay giám sát nào từ phía nhà sản xuất gốc, họ đã tạo ra một hệ thống khổng lồ sản xuất vũ khí loại nhỏ. Hơn 12 nhà máy mật sản xuất vũ khí này (AK) được xây trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Có ít thông tin về các nhà máy này. Nhưng mỗi nhà máy đều dập một biểu tượng thô (số của nhà máy) lên trên các khẩu súng AK do nó sản xuất. Nổi tiếng nhất là Nhà máy 386, ngoài ra còn có các nhà máy như 26, 66....
Hiện không rõ chất lượng của các súng tiểu liên này nhưng có một điều mà nhiều người tin vào, đó là Trung Quốc sản xuất súng AK còn nhiều hơn cả Liên Xô (trong đó có Nga). Trải nghiệm của tác giả Onokoy ở Trung Đông và châu Phi đã xác nhận điều này. Ở nhiều nước, súng AK do Nga sản xuất là một đồ hiếm quý báu và thường có giá cao hơn súng AK sản xuất ở các nước khác.
Còn có một điều nữa: Trung Quốc cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất AK cho Albania, Sudan và Iran. Ngày nay, Iran vẫn sản xuất các phiên bản AK Trung Quốc.
Đồ họa phân biệt AK Trung Quốc (phía trên) với AK Nga. Ảnh: Natalya Nosova.
Cách xác định súng AK Trung Quốc
Tương đối dễ nhận diện súng AK do Trung Quốc chế tạo và các loại súng phái sinh từ đó. Thước ngắm trước AK Trung Quốc có mui che tròn, và quai bảo vệ cò súng được cố định bằng 2 đinh tán (so với 4 của súng AK Liên Xô).
Ngoài ra, phiên bản báng gập Kiểu 56-1 (của Trung Quốc) còn có thêm đinh tán ở phần sau của thân súng.
Súng AK Trung Quốc có 3 loại cơ bản. Loại đầu tiên là Kiểu 56, với báng gỗ và một lưỡi lê nhọn gập được. Loại 2 là Kiểu 56-1, với báng gập xuống dưới. Loại 3 là Kiểu 56-2 với báng gập vào cạnh súng được thiết kế tốt.
Chất lượng súng AK Trung Quốc
Câu trả lời cho vấn đề này khá phức tạp. Các nhà sở hữu súng Mỹ mua được phiên bản dân sự của AK Trung Quốc thì thấy súng này OK. Nhưng cùng lúc, các quân nhân Mỹ gặp phải phiên bản quân dụng của AK Trung Quốc thì không ấn tượng lắm về súng này, họ than phiền về tình trạng hóc súng, rạn vỡ...
Tác giả Onokoy đã tự tìm hiểu thêm về vấn đề này và thấy rằng phiên bản AK quân dụng Kiểu 56 của Trung Quốc là ổn về chất lượng và có độ tin cậy xét từ góc độ tác chiến.
Tuy nhiên vào năm 1995, Trung Quốc đưa vào sử dụng trong quân đội nước này một loại súng tiểu liên mới tên là QBZ-95, súng này thay thế dần các loại súng nhỏ trước đó, bao gồm các phiên bản AK. Khi ấy chất lượng và giá cả của súng AK Trung Quốc bắt đầu đi xuống.
Trong những năm gần đây ở nước ngoài người ta có thể mua một khẩu Kiểu 56-2 mới (một phiên bản AK Trung Quốc) với giá 100 USD, trong khi các phiên bản AK khác có giá ít nhất là 400 USD.
Khác biệt về giá phản ánh khác biệt về chất lượng. Lớp mạ cờ-rôm bên trong nòng súng AK Trung Quốc nhanh chóng mất đi chỉ sau vài trăm phát đạn. Đã vậy các linh kiện không chuyển đổi được hoàn toàn giữa các khẩu súng.
Kiểu 56-2 hiện đại (của Trung Quốc) là vũ khí AK duy nhất mà tác giả Onokoy biết có thể thất bại trong cuộc thử bắn nâng nòng lên hoặc hạ nòng xuống.
Tuy nhiên súng AK do Trung Quốc sản xuất vẫn sẽ còn phổ biến ở những nước nghèo cũng như trong các lực lượng phiến quân trong một thời gian dài nữa./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN lược dịch
Nguồn: Russia Beyond
Bạo loạn tại Indonesia, hơn 250 tù nhân liều lĩnh vượt ngục Jakarta Post ngày 20-8 đưa tin, ít nhất 258 tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù Sorong thuộc tỉnh Tây Papua đã bỏ chạy sau khi khu nhà tù bị bốc cháy trong các cuộc biểu tình bạo loạn diễn ra một ngày trước đó. Theo Jakarta Post, các tù nhân đã bỏ trốn qua một bức tường bị lật đổ,...