Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu làm gì để giữ chân du khách?
Theo các chuyên gia, lượng khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng tăng nhưng thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu thấp.
Vì vậy để giữ chân du khách, ngành du lịch địa phương cần có các sản phẩm đặc thù, độc đáo, riêng biệt.
Du lịch thiếu hẳn điểm nhấn
Bà Rịa – Vũng Tàu đang chuẩn bị đón khách cho 2 kỳ nghỉ lễ lớn là Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 – 1/5. Theo các doanh nghiệp du lịch, lượng khách tìm hiểu dịch vụ, đặt phòng đang tăng mạnh. Tuy nhiên, đối với các đơn vị lữ hành và du khách thì du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu thiếu những nơi có điểm nhấn, mang đặc thù riêng của địa phương nên khó có thể lưu trú dài ngày ở vùng đất du lịch này.
Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đông khách nhưng chủ yếu là nhóm nhỏ, gia đình và thời gian lưu trú rất ngắn. Ảnh: Lưu Sơn
Theo bà Phạm Thị Hồng, Giám đốc Công ty lữ hành Hoa Hồng Xanh, TP. Vũng Tàu, rất khó xây dựng một tour tham quan ở Bà Rịa – Vũng Tàu vì địa phương không có sản phẩm đặc thù, không thể lưu trú dài ngày được. Ngoài tắm biển và ăn hải sản, du khách thiếu hẳn các điểm tham quan đặc thù, các dịch vụ trải nghiệm.
Bà Phạm Thị Hồng cho biết: “Khách ngoài mà đi du lịch trong tỉnh này thì mình phải có sản phẩm lạ. Người ta xuống Vũng Tàu chỉ đi tham quan một vài nơi, không thì tắm biển, ăn hải sản như vậy thôi chứ không dài ngày, chỉ du lịch nghỉ dưỡng thì mới đi dài ngày. Khách chỉ ở được 1-2 ngày là về, hay quay ngược trở lại đi các tỉnh miền Tây có rất nhiều điểm đến”.
Chị Hương – du khách đến từ Bình Phước chia sẻ, rất nhiều lần đến Bà Rịa – Vũng Tàu vì nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ. Nhưng chị cũng không biết đi đâu hay trải nghiệm dịch vụ mới nào, nên cuối cùng cũng quay lại Khu du lịch Hồ Mây ở TP. Vũng Tàu và đi về trong ngày.
“Đây là lần thứ 5 tôi đến Khu du lịch Hồ Mây, lần này cùng rủ bạn bè đến đây tham quan. Khung cảnh ở đây thì vẫn như vậy, mát mẻ. Ở đây có nhiều cảnh vật thiên nhiên nên mình đến” – chị Hương nói.
Khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu ngoài tắm biển và ăn hải sản thì khó tìm thêm điểm đến thú vị. Ảnh: Lưu Sơn
Làm gì để giữ chân du khách?
Video đang HOT
Theo ông Phạm Ngọc Hải – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã đến lúc các doanh nghiệp du lịch phải thay đổi tư duy đón khách, giữ chân khách. Trước hết, doanh nghiệp phải hiểu đa số khách đến bằng phương tiện gì, mong muốn điều gì… để xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu.
Cũng theo ông Hải, sau dịch Covid-19 xu hướng du lịch của người dân cũng đã thay đổi, chủ yếu tập trung đi theo gia đình, nhóm nhỏ, hoặc đi kết hợp với dự hội nghị, hội thảo… và di chuyển bằng phương tiện cá nhân để đảm bảo an toàn. Do vậy, các doanh nghiệp du lịch cần xây dựng dòng sản phẩm đặc thù, mang tính thương hiệu của địa phương để làm điểm nhấn, đầu tư cho quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch.
Các địa phương ven biển, với những danh thắng đã tạo nên tên tuổi ở các huyện: Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền, Côn Đảo cũng như TP. Vũng Tàu… cũng phải phát huy lợi thế, sẵn sàng các gói sản phẩm mới để đón khách. Ông Hải nói: “Chúng tôi đang có rất nhiều thuận lợi để giữ chân du khách. Đối với các doanh nghiệp lớn họ đang làm mới với những gói sản phẩm để sẵn sàng tâm thế, tung ra chào đón khách du lịch. Tập trung vào lượng khách Đông và Tây Nam Bộ sẽ đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2022″.
Nhiều khu du lịch nhưng thiếu điểm nhấn nên khó giữ chân du khách. Ảnh: Lưu Sơn
Tài nguyên về du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu rất phong phú, có rừng nguyên sinh, thảm thực vật, có bờ biển dài, có nhiều di tích như ngọn Hải Đăng, trận địa pháo cổ trên núi… Thời gian qua địa phương vẫn chưa khai thác hết tài nguyên này.
Bà Trần Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện nay các doanh nghiệp du lịch lớn như Melia Hồ Tràm, Hot Spring Bình Châu, Six Senses Côn Đảo… đang nâng cấp sản phẩm theo cách riêng của mình. Còn các doanh nghiệp nhỏ thì ngành du lịch tỉnh đang hỗ trợ đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, quảng bá các gói kích cầu, bán hàng trực tiếp, tour tuyến khuyến mại… Ngoài ra, ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn thực hiện ký cam kết với 10 tỉnh, thành trong khu vực Đông, Tây Nam Bộ, TP.HCM, Hà Nội… để quảng bá sản phẩm du lịch.
Bà Trần Thị Thu Hiền nhấn mạnh: “Chúng tôi đẩy mạnh công nghệ số để phát triển du lịch, đó là điều sống còn của du lịch, chúng ta không còn cách nào hơn là đẩy mạnh trên không gian mạng. Nếu không áp dụng công nghệ số, dù chúng ta có làm gì đi nữa thì chỉ loay hoay trong tỉnh, không đi được để làm công tác quảng bá, xúc tiến ra bên ngoài”.
Ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định, để giữ chân và tạo sự mới mẻ cho du khách, ngành du lịch và các địa phương tiếp tục triển khai các chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch để khai thác tối đa tiềm năng, thu hút du khách.
Tiền Phong Marathon 2022 tranh tài tại thời điểm đẹp nhất Côn Đảo
Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ là nơi tranh tài của gần 4.000 VĐV tại Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài.
báo Tiền Phong lần thứ 63 - năm 2022 (Tiền Phong Marathon 2022). Đến Côn Đảo vào thời điểm này, ngoài cổ vũ các VĐV tranh tài, du khách có thể hòa vào khung cảnh thiên nhiên yên bình nơi đây.
Nằm cách xa đất liền hàng trăm km, nhưng với nhiều ưu đãi từ thiên nhiên cũng như mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, du lịch Côn Đảo hằng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.
Côn Đảo đang chuyển mình để trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Du khách có thể đến Côn Đảo vì cảnh quan đẹp, cũng có thể đến Côn Đảo bởi nhiều mong muốn tâm linh, nhưng dù bất cứ lý do nào, ai đã từng đến Côn Đảo cũng không thể quên được hòn đảo tuyệt đẹp này.
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng gần 100 hải lý. Tuy vậy, nơi gần nhất trong đất liền với Côn Đảo lại là vùng đất thuộc thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng với khoảng cách chỉ khoảng 40 hải lý.
Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với biển dài 200km cùng nhiều bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn.
Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.
Khoảng thời tiết tháng 3 đến tháng 5, lúc này biển vẫn tương đối êm, việc đi tàu cao tốc ra Côn Đảo tương đối thuận lợi.
Côn Đảo có trên dưới 100 cơ sở lưu trú với khoảng 1.600 phòng, có thể đáp ứng được đồng thời khoảng hơn 3.000 khách. Các khách sạn chủ yếu tập trung ở khu vực đảo Côn Sơn, chỉ một số cơ sở lưu trú được xếp hạng cao cấp, còn lại đa phần là những khách sạn bình dân.
Từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, rùa từ mọi nơi về Côn Đảo đẻ trứng.
Còn từ tháng 10 tới tháng 2 năm sau là khoảng thời gian mùa khô ở Côn Đảo.
Cách di chuyển tới Côn Đảo nhanh và thuận tiện nhất chính là máy bay.
"Hoang sơ", "hùng vĩ", "khó quên" đó sẽ là những cảm nhận của du khách khi đặt chân đến hòn đảo này. Nơi đây có những bãi biển với bờ cát trắng trải dài bất tận chưa được khai thác nhiều, những dãy núi lớn, phủ xanh cả không gian huyện đảo, giúp du khách được về với thiên nhiên trong lành, mát dịu.
Một số điểm đến nổi tiếng tại Côn Đảo là: Bãi Đầm Trấu, bãi Nhát, bãi Suối Nóng, hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Bà, vườn quốc gia Côn Đảo,...
Nếu tắm biển, hãy chú ý đến quy định bãi biển và đội cứu hộ biển, vì biển Côn Đảo có khá nhiều sóng biển mạnh và dòng nước ngầm nên bạn cần bơi ở vùng nước an toàn theo quy định. Bên cạnh đó hãy chú ý đến các bạn nhỏ nếu có trẻ em đi cùng.
Khi khám phá vùng rừng ở Côn Đảo, cần chú ý đi theo lối mòn có chỉ dẫn, không tự ý tìm đường đi trong rừng vì rất dễ lạc đường và gặp nguy hiểm nên bạn cần chú ý đến an toàn của bản thân và người đi cùng.
Hải sản Côn Đảo với vô vàn những món ăn đặc biệt như ốc vú nàng, bề bề rang muối, ghẹ tươi hấp, cua mặt trăng,... luôn hấp dẫn các khách du lịch.
Đi cắm trại hơn một tuần, 4 người kẹt ở núi Dinh 1,5 tháng vì dịch Những ngày kẹt trên rừng, không có sóng điện thoại, anh Huy coi đây là khoảng thời gian tạm nghỉ, sống chậm lại để học thêm kỹ năng mới cho công việc. "Sáng dạo quanh rừng nghe chim hót, suối chảy. Chiều tản bộ và nghe tiếng mưa dông", đó là đôi lời mô tả về cuộc sống tránh dịch trên núi Dinh...