Du lịch Australia tổn thất tương đương 3,1% GDP do các vụ cháy rừng
Ngành du lịch Australia đang gánh chịu những thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu USD do các đám cháy rừng hoành hành tại khu vực bờ biển phía Đông.
Khói từ đám cháy rừng ở Green Valley. (Nguồn: news.com.au)
Thông thường, vào thời điểm này hằng năm, du khách sẽ phải khá vất vả mới có thể tìm được một chỗ để thư giãn hoặc tắm nắng trên bãi biển Hyams tuyệt đẹp ở bang New South Wales (NSW) của Australia.
Tuy nhiên, tuần này, những đám cháy rừng thiêu đốt khu vực Tây Nam Australia đang gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch nước này, làm giảm đáng kể lượng khách trong mùa cao điểm.
Chính quyền bang NSW đã phong tỏa lối vào bãi biển Hyams cuối tuần qua do khu vực này đang hứng chịu tình trạng khô hạn nghiêm trọng, nền nhiệt độ cao kỷ lục và gió to có thể thổi bùng ngọn lửa lan xa tới 15km.
Bãi biển Hyams nổi tiếng với làn nước trong xanh và bãi cát được mệnh danh là trắng nhất thế giới, khiến nơi đây trở thành thiên đường cho du khách. Tuy nhiên, trong ngày 7/1, bãi biển này trở nên vắng lặng trong khi xe cộ cũng thưa thớt hẳn.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm hiện nay, cháy rừng ở Australia đã làm 25 người thiệt mạng và thiêu rụi hơn 8,6 triệu ha đất, gần bằng diện tích nước Áo, phá hủy hàng nghìn tòa nhà và cắt đứt mạng lưới điện và viễn thông.
Các tàu Hải quân Australia đã tiến hành sơ tán hàng nghìn khách du lịch và người dân khỏi thành phố ven biển Mallacoota, nơi 4.000 người đã đổ về để đón Năm mới 2020.
Hiện chưa có thống kê chính thức, song ngành du lịch Australia dự báo thiệt hại ở mức tương đương 3,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này.
Trong khi đó, lượng lưu trú tại các khách sạn ở Sydney, thành phố lớn nhất Australia, trong tháng 12/2019 đã giảm 10%.
Ngành du lịch Australia đang gánh chịu những thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu USD do các đám cháy rừng hoành hành tại khu vực bờ biển phía Đông.
Cháy rừng đã tàn phá một số khu vực du lịch trọng điểm của Australia, bao gồm Đông Gippsland, bang Victoria và bờ biển phía Nam bang NSW.
Lửa lớn bao trùm nhiều nơi đang đe dọa biến hàng chục địa danh du lịch từng tấp nập du khách thành những “thành phố ma.”
Ở thành phố Vịnh Batemans, các siêu thị, cửa hàng và quán bar đều đã đóng cửa. Địa điểm duy nhất còn hoạt động là trung tâm lánh nạn, nơi tá túc của hàng trăm người dân trong các lều trại hoặc trên xe tải.
Cơ quan Du lịch Australia mới đây đã lùi thời điểm phát động chiến dịch quảng bá du lịch mới ở nước này./.
Phan An
Theo TTXVN/Vietnam
Lạc vào kỳ quan đấu trường La Mã
Được xây dựng vào năm 70 trước công nguyên, đấu trường La Mã là nơi diễn ra những lễ kỷ niệm, sự kiện thể thao, cuộc tranh đấu giữa các võ sĩ giác đấu.
Nằm ngay phía đông quảng trường La Mã , đấu trường La Mã được xây dựng từ năm 70 và hoàn thành vào năm 80. Công trình này được xây dựng dưới thời hoàng đế Titus trị vì. Đấu trường có chiều dài 188m, rộng 156m và cao 57m.
Vào năm 80, hoàng đế Titus đã mở cửa đấu trường La Mã và ban đầu nó có tên gọi là Flavian Amphitheater. Đây là đấu trường lớn nhất mà đế chế La Lã cho người xây dựng. Hoàng đế Titus đã cho người tổ chức nhiều trò chơi thỏa mãn thú tiêu khiển cho người dân trong vòng 100 ngày, bao gồm các cuộc chiến giữa các võ sĩ giác đấu với nhau hay võ sĩ giác đấu so tài với quái thú, giữa quái thú với nhau...
Đấu trường La Mã - một trong những kiệt tác kiến trúc xuất sắc nhất của người La Mã.
Đấu trường gồm 4 tầng chính, mỗi tầng rộng hơn 300.000 m2. Trong đó có 3 tầng ghế ngồi với sức chứa lên đến 50.000 khán giả để theo dõi các cuộc so tài của võ sĩ giác đấu, trò chơi...
Bên dưới đấu trường La Mã là hệ thống các đường hầm và rất nhiều căn phòng. Một số phòng là nơi ở của các võ sĩ giác đấu và nơi nhốt các động vật hoang dã dùng để so tài với võ sĩ giác đấu. Ngoài ra, nơi đây còn có một số "thang máy" vận hành bằng sức người. Hơn một triệu động vật đã chết ở đấu trường La Mã khi tham gia các cuộc mua vui cho người dân La Mã. Lần cuối cùng người ta tổ chức trò chơi ở đây là vào thế kỷ VI.
Do đấu trường La Mã phải hứng chịu nhiều trận động đất nên một phần kiến trúc ở phía Nam công trình này đã bị sụp đổ. Ngày nay, kiệt tác kiến trúc La Mã này là một trong những điểm du lịch hút khách nhất ở thành Rome (3,9 triệu du khách/năm).
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Lâu đài 600 tuổi ở Nhật Bản trước khi cháy Trước khi chìm vào biển lửa, lâu đài hơn 600 tuổi ở Nhật Bản là công trình cổ có giá trị lịch sử và điểm đến thu hút du khách. Ảnh: MATCHA. Tọa lạc trên hòn đảo thuộc Ryukyu, Okinawa, phía nam Nhật Bản, lâu đài Shuri là một trong những di lịch lịch sử quan trọng và địa điểm du lịch nổi...