Du lịch 3 tỉnh Nam Trung Bộ: 1 hành trình 3 điểm đến
Lãnh đạo 3 tỉnh Nam Trung Bộ là Khánh Hòa, Phú Yên và Ninh Thuận đã cùng đánh giá những mặt được và hạn chế sau một năm liên kết, hợp tác về du lịch.
Chiều 22-11 tại TP Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên và tỉnh Ninh Thuận tổ chức sơ kết một năm hợp tác phát triển du lịch.
Theo ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, đây là dịp để ngành du lịch 3 tỉnh Nam Trung Bộ đánh giá hiệu quả công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong năm 2024. Qua đó, nắm bắt những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong công tác liên kết, hợp tác, đề ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả trong việc hợp tác, phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh trong thời gian tới.
Hành trình di sản là thế mạnh của vùng
Cũng tại hội nghị, ông Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết theo đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dựa trên giá trị cạnh tranh nổi bật và tiềm năng nhất về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, có ba nhóm sản phẩm du lịch được chú trọng.
Trong đó , nhóm sản phẩm đặc thù trọng tâm là du lịch di sản gắn với giá trị địa chất và văn hóa đá, sinh vật học độc đáo Gành Đá Đĩa, rặng san hô Quần thể Hòn Yến. Đơn cử như phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ trên núi và du lịch sinh thái gắn với địa danh Mũi Điện…
Nhóm sản phẩm chủ đạo thứ 2 sẽ gồm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển đảo tại các khu vực bãi biển; du lịch văn hóa – lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa; du lịch tham quan gắn với tìm hiểu các làng nghề truyền thống của Phú Yên.
Cuối cùng, nhóm sản phẩm bổ trợ là các sản phẩm như du lịch khám phá ẩm thực đặc trưng của Phú Yên (sò huyết đầm Ô Loan, cá ngừ đại dương Phú Yên…), du lịch chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh gắn với các nguồn suối nước khoáng nóng tự nhiên ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như suối Lạc Sanh, Triêm Đức, Phú Sen, phát triển sản phẩm dịch vụ tại cao nguyên Vân Hòa cho hành trình “biển rừng hòa một” của du khách.
Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên tại lễ sơ kết hợp tác du lịch 3 tỉnh Nam Trung Bộ. Ảnh: XUÂN HOÁT
Trong 10 tháng đầu năm 2024, tỉnh Phú Yên đã đón gần 3,5 triệu lượt khách, tăng 24,8% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 25.050 lượt, tăng 52% so với cùng kỳ.
Tổng lượt khách lưu trú đạt hơn 2 triệu lượt, tăng 15,1% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 6.800 tỉ đồng, trong đó doanh thu lưu trú đạt gần 7400 tỉ đồng.
Cũng theo ông Mỹ, thời gian tới, tỉnh Phú Yên sẽ đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thành một thể thống nhất để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù chung, có khả năng cạnh tranh cao với các vùng khác trong cả nước. Đồng thời, tổ chức các chương trình khảo sát đánh giá tài nguyên du lịch đặc sắc của mỗi địa phương, trên cơ sở đó xây dựng, hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính liên kết, tạo sức hấp dẫn và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tổ chức các hoạt động, sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch và hình ảnh điểm đến của mỗi địa phương ở trong và ngoài nước, nhằm tạo dựng thương hiệu điểm đến chung để thu hút khách du lịch đến với mỗi địa phương.
Phú Yên có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng phát triển du lịch. Ảnh: XUÂN HOÁT
“Thời gian tới, có thể liên kết hình thành sản phẩm du lịch 3 tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng hành trình di sản Ninh Thuận – Khánh Hòa – Phú Yên bằng tàu hỏa để phục vụ khách du lịch trải nghiệm tham quan ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực và văn hóa bản địa. Định kỳ, ba tỉnh cùng tổ chức đoàn khảo sát thị trường nước ngoài để quảng bá các sản phẩm du lịch, đặc biệt giới thiệu sản phẩm chung “một hành trình ba điểm đến”" – ông Mỹ nói.
Cần loại bỏ tư tưởng “mạnh ai nấy làm”
Theo ông Phan Đình Phùng, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, sau một năm hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh Nam Trung Bộ, ba địa phương thường xuyên trao đổi với nhau về tình hình xúc tiến du lịch, hợp tác đầu tư, chính sách phát triển du lịch của từng địa phương để kịp thời cập nhật và đưa thông tin chính xác nhất đến các nhà đầu tư, đẩy mạnh khả năng quảng bá hình ảnh du lịch đến với người dân và du khách.
Đồng thời, thường xuyên trao đổi thông tin, nhanh chóng giải quyết khúc mắc cũng như đưa ra những giải pháp mới, hiệu quả. Doanh nghiệp, nhà đầu tư của các địa phương đã phối hợp, đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác nhiều công trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ du lịch mới hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch.
Video đang HOT
Lần đầu ba tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Ninh Thuận sơ kết công tác liên kết phát triển du lịch. Ảnh: XUÂN HOÁT
Tuy nhiên theo ông Phùng, sau một năm liên kết, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần khắc phục như chưa duy trì thường xuyên cơ chế đã thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương. Công tác liên kết trong xây dựng tour, tuyến du lịch gắn kết với các sự kiện của các địa phương chưa được phát huy tối ưu. Công tác xúc tiến quảng bá chung cho các địa phương vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa có các ấn phẩm chung để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu trên báo đài, trang thông tin điện tử, các trung tâm thông tin du lịch của các địa phương.
Cuối cùng là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong việc hợp tác, xây dựng và cung cấp những chương trình, sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm dấu ấn vùng miền chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu sự liên kết trong tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch chung giữa các địa phương, tạo thành chuỗi sự kiện, sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch.
Từ đó, ông Phùng kiến nghị lãnh đạo ba địa phương tiếp tục duy trì cơ chế đã thỏa thuận trong chương trình liên kết, hợp tác, đặt rõ mục tiêu về lượng khách đạt được, những chính sách ưu đãi khi tham gia liên kết hợp tác. Cần liên kết trong các hoạt động quảng bá du lịch cũng như trong xây dựng chính sách quản lý, phát triển sản phẩm, nguồn lực du lịch trong những năm tới để từng bước định vị thương hiệu du lịch giữa các địa phương,… Từ đó đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, liên kết và cung cấp thông tin về dịch vụ, du lịch để đăng tải trên trang thông tin điện tử (website) của ba tỉnh, liên kết, hợp tác.
11 điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá Jeju
Hàn Quốc sở hữu nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, trong đó nổi bật là đảo Jeju. Đây là hòn đảo lớn nhất 'xứ sở kim chi', sở hữu cảnh quan tươi đẹp cùng nhiều trải nghiệm ấn tượng.
Công viên Eco Land
Ảnh: Minh Anh
Nằm ở phía Đông đảo Jeju, Eco Land là một trong những công viên sinh thái lớn ở Hàn Quốc. Eco Land được xây dựng trong khu rừng nguyên sinh Gotjawa - nơi có những cây cổ thụ lâu năm với bộ rễ khổng lồ, các loài thực vật đa dạng, phong phú.
Ảnh: Minh Anh
Khi đến với Eco Land, du khách có thể trải nghiệm chuyến tàu mô phỏng các con tàu chạy bằng hơi nước của những năm 1800, đưa khách đi tham quan vòng quanh công viên sinh thái này. Đây là một trong những điểm thu hút nhất của Eco Land, với 7 đoàn tàu luân phiên nhau đưa du khách khám phá vẻ đẹp độc đáo của khu vực.
Công viên Văn hóa Đá
Công viên được lấy cảm hứng từ văn hóa và ứng dụng đá của Jeju. Chủ đề chính tập trung vào nền tảng và bản sắc của đảo Jeju, dựa trên huyền thoại về Seolmundae Halmang - người đã tạo ra đảo Jeju.
Ảnh: Minh Anh
Công viên bao gồm bảo tàng đá Jeju, một khu vườn theo chủ đề thần thoại Jeju, một hội trường triển lãm văn hóa đá Jeju ngoài trời, một ngôi làng dân gian truyền thống Jeju và 500 cột đá tượng trưng cho các vị tướng trong truyền thuyết Jeju. Đây là một địa điểm thú vị để du khách tìm hiểu văn hóa, lịch sử và thần thoại của Jeju.
Bảo tàng Bonte
Bonte là một bảo tàng nghệ thuật được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Tadao Ando, người đã giành giải thưởng kiến trúc Pritzker, được biết đến với tên gọi giải thưởng kiến trúc Nobel năm 1995.
Ảnh: Minh Anh
Bảo tàng trưng bày nhiều chủ đề khác nhau bao gồm thiên nhiên và kiến trúc, truyền thống và hiện tại, thế giới và Hàn Quốc. Đây cũng là một trong những địa điểm tổ chức sự kiện độc đáo, nơi khách tham dự sẽ thấy mình được bao quanh bởi các tác phẩm nghệ thuật.
Rừng Sanyang Gotjawl
Ảnh: Minh Anh
Gotjawal là một khu rừng nguyên sinh trên đảo Jeju, nơi có nhiều loại cây, dây leo và thảm thực vật phát triển nhờ các hoạt động núi lửa. Đặc biệt, đây là nơi duy nhất trên thế giới thực vật nhiệt đới phía Nam và thực vật Bắc Cực cùng tồn tại.
Đường dọc bờ biển Cối xay gió Sinchang
Đường ven biển Cối xay gió Sinchang dài khoảng 6km, nối ngôi làng với cảng Chagwido, chạy dọc theo mũi phía Tây của đảo Jeju. Con đường nổi tiếng với cảnh biển đẹp và những chiếc cối xay gió ngoài khơi.
Ảnh: Minh Anh
Nơi đây là điểm đến lý tưởng để ngắm hoàng hôn, với những bức ảnh ấn tượng trong ánh chiều tà. Ngoài ra, con đường này cũng được nhiều đoàn làm phim lựa chọn làm địa điểm quay cho các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh và quảng cáo.
Cánh đồng hoa cỏ lau
Ảnh: Minh Anh
Mùa Thu ở Hàn Quốc là thời điểm hoa lau nở rộ, với những bông hoa cỏ lau mang sắc vàng nhạt, dần chuyển sang bạc trắng, tạo nên một vẻ lãng mạn hơn bao giờ hết.
Ảnh: Minh Anh
Cánh đồng hoa cỏ lau Sangumburi trải dài từ đỉnh đến chân của một ngọn núi vốn từng là miệng núi lửa ngừng hoạt động. Cánh đồng đẹp nhất là những lúc hoàng hôn, ánh chiều tà không gay gắt như mùa Hè cùng làn gió nhẹ và bạt ngàn một màu cỏ lau thơ mộng. Đây là điểm đến thu hút đông đảo du khách đến tham quan mỗi khi đặt chân đến đảo Jeju.
Nông trại Choinamdan
Ảnh: Minh Anh
Quýt được coi là đặc sản của đảo Jeju không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là loại trái cây duy nhất được trồng trên đảo và được du khách yêu thích, không chỉ vì được thưởng thức quýt tươi ngon mà còn vì có thể trải nghiệm hoạt động hái quýt ngay tại vườn.
Ảnh: Minh Anh
Ngoài ra, Choinamdan còn phát triển thành công viên sinh thái nông thôn Jeju, mang đến nhiều hoạt động thú vị và ý nghĩa cho du khách, như trải nghiệm quan sát côn trùng, cho động vật ăn và đi tàu một ray...
Núi Seongsan Ilchulbong
Ảnh: Minh Anh
Đỉnh núi Seongsan Ilchulbong - biểu tượng của đảo Jeju, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Nằm ở điểm cực Đông của đảo, Seongsan Ilchulbong là nơi đầu tiên trên đảo đón ánh bình minh, vì vậy nó còn được gọi là đỉnh núi mặt trời mọc.
Ảnh: Minh Anh
Đây là điểm đến phổ biến cho du khách muốn chiêm ngưỡng bình minh trên biển, với tầm nhìn rộng lớn trải dài ra xa, bao quát cả đảo Udo.
Bãi biển Gwangchigi
Ảnh: Minh Anh
Bãi biển Gwangchigi là nơi du khách có thể thưởng thức cảnh quan đẹp, vừa ngắm nhìn đại dương xanh, vừa chiêm ngưỡng đỉnh Seongsan Ilchulbong và các khu vực đá xung quanh. Cảnh quan độc đáo của bãi biển này là sự hòa quyện giữa cát đen, được hình thành từ sự phong hóa của đá bazan, và những bãi đá nham thạch đặc trưng.
Hải đăng ngựa Itaewoo
Đảo Jeju có nhiều ngọn hải đăng, nhưng tại bãi biển Iho Tewoo, du khách sẽ thấy hai ngọn hải đăng đặc biệt, một hình con ngựa đỏ và một hình con ngựa trắng.
Ảnh: Minh Anh
Ngựa là loài động vật rất quan trọng đối với quần đảo Jeju trong suốt hàng ngàn năm, vì vậy những ngọn hải đăng này trở thành biểu tượng đặc trưng của đảo Jeju. Chúng cũng là một trong những địa điểm quay phim nổi tiếng của "xứ sở kim chi".
Con đường cầu vồng
Ảnh: Minh Anh
Đường ven biển cầu vồng Dodu-dong, chỉ cách sân bay 10 phút lái xe, đã trở thành điểm đến nổi tiếng với du khách nhờ màu sắc rực rỡ và khung cảnh biển xanh mênh mông. Đây là nơi lý tưởng để chụp những bức ảnh kỷ niệm đẹp trước khi rời khỏi hòn đảo.
Hành trình du lịch khám phá vùng đất Jeollabuk-do của Hàn Quốc Hàn Quốc- Đất nước được gọi là xứ sở Kim Chi. Nhưng ngoài Kim Chi thì Hàn Quốc còn nổi tiếng với nhiều điều thú vị. Du lịch Hàn Quốc để khám phá và trải nghiệm những điểm đến không thể bỏ lỡ của vùng đất Jeollabuk-do. Jeollabuk-do nổi tiếng với những nét đẹp truyền thống có thể kể đến như: Làng cổ...