Đủ kiểu “phá rào” đón học sinh tới lớp tại Hà Nội
Trước thực trạng Hà Nội đóng cửa trường học, giáo viên không có thu nhập, phụ huynh phải đi làm không ai trông con, nhiều người đã “xé lẻ” lớp học thành từng nhóm nhỏ, nhận trông trẻ, dạy học tại nhà riêng,… tạo thành trào lưu “phá rào” đón học sinh đến lớp.
Trường Liên cấp Mầm non – Tiểu học – THCS Capitole (Sóc Sơn, Hà Nội) “phá rào” đón học sinh trở lại trường. Ảnh: Tường Vân.
Từ thực tế…
Từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2021, trường học trên toàn thành phố Hà Nội tạm đóng cửa để ưu tiên nhiệm vụ phòng chống dịch. Điều này ảnh hưởng đến không ít giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non ở các trường tư thục. Nhiều người phải gác phấn bảng tìm việc mưu sinh, thậm chí bỏ nghề về quê kiếm kế sinh nhai.
Không chỉ giáo viên chật vật với nỗi lo cơm áo, gạo tiền, phụ huynh cũng khốn khổ bởi gần 1 tháng nay, các công ty, doanh nghiệp đã mở cửa trở lại nhưng trường học vẫn đóng cửa.
“Đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra trong quá trình trẻ học online. Vậy nên, tôi không thể yên tâm để con ở nhà một mình. 2 vợ chồng tôi chấp nhận chia nhau nghỉ làm và kể cả bị đuổi việc bởi sự an toàn của con vẫn là trên hết” – một phụ huynh tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội bày tỏ sự lo ngại.
… trào lưu “phá rào” đến trường
Xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu thực tế của phụ huynh, giáo viên, lãnh đạo Trường Liên cấp Mầm non – Tiểu học – THCS Capitole (Sóc Sơn, Hà Nội) đã “phá rào” đón học sinh trở lại trường học.
Tại các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố, trong thời gian chờ quyết định từ cấp trên, nhiều giáo viên, phụ huynh buộc phải nghĩ ra các giải pháp để thích ứng với tình hình mới. Một trong số đó là “xé lẻ” lớp học thành từng nhóm nhỏ, nhận trông trẻ, dạy học tại nhà riêng.
“Tìm lớp học mùa dịch”, “Nhận trông trẻ tại nhà”, “Gom học sinh lớp 1″,… từ phụ huynh và giáo viên rải khắp các quận huyện của Hà Nội.
Ghi nhận của phóng viên Lao Động, trên nhiều hội nhóm, các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp thông tin “Tìm lớp học mùa dịch”, “Nhận trông trẻ tại nhà”, “Gom học sinh lớp 1″,… từ phụ huynh và giáo viên rải khắp các quận, huyện của Hà Nội.
Trong vai là phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ, phóng viên liên lạc với 1 người tên Nguyễn T – tự xưng là giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đang mở lớp trông trẻ. Người này cho biết, nhiều phụ huynh có nguyện vọng gửi con để an tâm đi làm và giáo viên cần kiếm thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống nên lớp học được mở ra.
“Tôi nhận trông 7 bạn từ 2-5 tuổi/ 1 lớp và hiện tại đã có 6 con tham gia. Thời gian đón các con từ 7h30 – 5h30, từ thứ 2 đến thứ 7, học phí là 2.600.000 đồng/ tháng, bao gồm 2 bữa ăn trưa và chiều” – người này cho biết.
Đặc biệt, khi được hỏi về quy định phòng, chống dịch, người này khẳng định đón trẻ an toàn, đảm bảo phòng học rộng rãi, đáp ứng đủ điều kiện phòng dịch.
Phụ huynh trên đường đưa con đến các lớp học vào đầu giờ sáng. Ảnh: Thiều Trang.
Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên đã theo chân phụ huynh đến những con hẻm nhỏ trên các trục đường Cầu Giấy, Giải Phóng, Trần Khát Chân,… Đầu giờ sáng, phụ huynh kiên nhẫn di chuyển qua nhiều ngách nhỏ, gửi con tại nhà của giáo viên. Giờ tan tầm, phụ huynh vội vã đến đón học sinh về.
Cần có giải pháp kịp thời
Là người trực tiếp chứng kiến những câu chuyện “dở khóc dở cười” của giáo viên trường tư, một giáo viên tại Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ:
“Tôi đã từng chứng kiến nhiều bạn đồng nghiệp do dịch bệnh không có thu nhập phải bỏ nghề về quê sinh sống. Số ít còn lại cố bám trụ tại Hà Nội bằng cách mở lớp trông các nhóm từ 3-4 trẻ tại nhà trọ hoặc đến tận nhà phụ huynh trông hộ.
Phụ huynh đa số đều phải đi làm, không có ai trông con. Vì vậy, họ chấp nhận rủi ro khi gửi con đến các nhóm trẻ trong thời điểm dịch bệnh. Cực chẳng đã mới phải làm vậy, nếu không đi làm sẽ không có tiền lo chi phí sinh hoạt”.
Sau thời gian dài học trực tuyến, nhiều phụ huynh tại Hà Nội phải thốt lên “các con trầm cảm mất thôi” khi chứng kiến con trẻ không được trải nghiệm, không giao tiếp và không có bất cứ hoạt động tập thể nào.
Nhu cầu được trở lại trường, được phát triển toàn diện, là mong mỏi của không chỉ học sinh, mà cả phụ huynh và giáo viên lúc này.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn chưa chốt cụ thể thời gian học sinh trở lại trường học. Bất chấp lệnh cấm của thành phố, rất nhiều lớp học tự phát vẫn đang được tổ chức, tạo thành trào lưu “phá rào” đưa trẻ đến lớp.
Bị chê đùi to, "tiểu thư" nhà 300m2 giữa phố cổ Hà Nội đáp trả: Ba mẹ tôi không điều hành nhà máy sản xuất búp bê barbie!
Từng khẳng định rất mê body của mình nên Thạch Thảo đã không ngại đáp trả khi bị "body samsung".
Nhất dáng nhì da là một trong những slogan được hội con gái ưa chuộng trên con đường làm đẹp không hồi kết của mình. Tập tành ra sao để dáng nuột, skincare thế nào cho da mướt vẫn luôn được họ quan tâm hàng đầu. Mà càng tốn nhiều công sức, con gái lại càng để ý đến ý kiến của mọi người về body và da dẻ của mình.
Tuy nhiên mới đây, Thạch Thảo - "tiểu thư" nhà 300m2 giữa phố cổ Hà Nội đã có màn đáp trả đi vào lòng người khi bị "body samsung", cụ thể là cô nàng bị chê đùi to.
Thạch Thảo làm clip đáp trả khi bị chê đùi to (Nguồn: @ti.talia)
Thạch Thảo đã làm hẳn clip bày tỏ quan điểm để đáp trả chuyện này. Cô nàng chẳng hề bị tác động với những lời tiêu cực mà còn rất tự hào về bản thân: "Ba mẹ tôi không điều hành nhà máy sản xuất barbie. Tôi không cần nghe bạn bình phẩm về vòng 3 hay ngực tôi, tóc tôi thế nào mắt tôi ra sao hoặc các loại lông trên người tôi. Tôi hiểu mình có nhiều khiếm khuyết nhưng tôi khoẻ, có ích và duyên dáng là được rồi" .
Trong đoạn clip, cô nàng sử dụng luôn chính những khoảnh khắc xinh đẹp, gợi cảm của mình. Và ấn tượng nhất vẫn là những bức hình bikini khoe trọn body xịn xò với vòng 3 đầy đặn, vòng 2 phẳng lì và làn da rám nắng.
Thạch Thảo là gái xinh gây chú ý tại Đại chiến bikini
Trước đó, "tiểu thư" phố cổ cũng khẳng định rằng có niềm đam mê bất tận với cơ thể của mình. Vì vậy mà Thạch Thảo dành nhiều thời gian ở phòng tập và tích cực tham gia những bộ môn thể thao vận động ở biển như bơi, lướt ván,...
Hiện tại vì tình hình dịch bệnh, cô nàng phải tạm dừng sở thích này nhưng vẫn chăm chỉ tập tành ở nhà, duy trì vóc dáng để sớm comeback trên đường đua gợi cảm.
Ai chê cứ chê còn Thạch Thảo vẫn đam mê body của mình
Ảnh: IG nhân vật
Lịch trình di chuyển bệnh nhân mắc COVID - 19 "gây bão" MXH: Đúng chuẩn mẫu người đàn ông của gia đình Nhiều người cho rằng nếu như ai cũng "ngoan" như này thì nhân viên y tế sẽ bớt vất vả, dễ truy vết, khoanh vùng được những người liên quan. Từ khi dịch Covid - 19 xuất hiện và có những diễn biến phức tạp, mỗi khi có thêm ca dương tính nào mới dư luận lại đổ dồn sự quan tâm vào...