Dự kiến năm 2017 GDP Việt Nam tăng 6,8%
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến năm 2017, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,8%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8 – 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 5%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 5%.
Phấn đấu năm 2017 GDP tăng 6,8% – ảnh minh họa
Ngày 22.6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 đối với các Bô, cơ quan ngang Bô, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tinh, thanh phô trưc thuôc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 đã được Quốc hội thông qua, dự kiến các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 như sau: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,8%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8 – 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 5%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 5%.
Tuy nhiên, theo báo cáo cập nhật về Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2016 công bố ngày 14.6 mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo các nền kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm từ 6,7% năm 2015 xuống còn 6,3% năm 2016 và 6,1% năm 2017.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2017 dự kiến là 1,165 triệu tỉ đồng, trong đó: thu nội địa là 932.000 tỉ đồng, thu dầu thô là 45.000 tỉ đồng, thu xuất nhập khẩu là 182.000 tỉ đồng, thu viện trợ không hoàn lại là 3.000 tỉ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2017 dự kiến khoảng 1,395 triệu tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo đó, các cơ quan cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ.
Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch trong điều hành tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng đề nghị đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một nội dung quan trọng nữa là tập trung thực hiện quyết liệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020 theo đúng Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó tập trung vào 3 trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Đối với các chỉ tiêu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, Bộ Kế hoạch – Đầu tư yêu cầu phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, trong đó lưu ý chỉ đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu, có phương pháp tính toán rõ ràng, có khả năng thu thập được, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 của ngành, địa phương và quốc gia.
Các Bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31.7.2016.
Theo_24h
Quản lý vốn nhà nước: cần động lực và sức ép mới
Tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, hình thành cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN phù hợp với tình hình mới.
Tiếp sau chủ trương này, trong cuộc làm việc với Bộ Tài chính mới đây, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ gợi ý Bộ Tài chính nên quan tâm xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước.
Việc quản lý vốn nhà nước tại DN đang ở trạng thái "năm cha, ba mẹ". Với các DN 100% vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn này tại DN đang nằm rải rác ở các bộ, UBND cấp tỉnh. Còn với các DN nhà nước đã cổ phần hóa, việc quản lý vốn nhà nước hoặc được giao cho các bộ, UBND cấp tỉnh, hoặc giao cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước...
Bất cập trong quản lý vốn nhà nước tại DN không chỉ nằm ở sự phân tán, mà quan ngại hơn, nằm ở tình trạng kém minh bạch, thiếu chuyên nghiệp do cơ quan quản lý "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Theo đó, các bộ, UBND cấp tỉnh vừa tham gia hoạch định chính sách, thiết lập luật chơi cho thị trường, vừa có chức năng thanh, kiểm tra DN..., đồng thời cũng là người nắm quyền điều hành, chi phối tại các DNNN, hoặc DNNN đã cổ phần hóa nhưng cổ đông nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối.
Chính tình trạng cơ quan nhà nước đảm đương luôn cả hai vai là quản lý nhà nước đối với DN và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã gây nên tình trạng thiếu minh bạch, chưa chuyên nghiệp, thậm chí tạo kẽ hở trong quản lý vốn nhà nước tại DN, trong đó, tình trạng đầu tư ngoài ngành tràn lan là một điển hình.
Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đến cuối năm 2015, các DN đã thu về 4.956 tỷ đồng qua thoái vốn khỏi các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng... Dẫu vậy, số vốn các tập đoàn, tổng công ty phải thoái khỏi các lĩnh vực này vẫn còn chiếm khoảng 60% số vốn phải thoái.
Nhiều ý kiến cho rằng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan chuyên quản vốn nhà nước tại DN cần phải thay đổi. Có ý kiến nêu quan điểm, tổ chức này nên là cơ quan hành chính nhà nước, nhưng quan điểm khác cho rằng nên theo mô hình DN như kinh nghiệm nhiều nước, để thực sự tách bạch vai trò quản lý và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN.
TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, từ kinh nghiệm quốc tế, cũng như thực tiễn Việt Nam, tổ chức chuyên quản lý và đầu tư vốn nhà nước nên được thành lập theo mô hình DN, không nên là cơ quan hành chính nhà nước. Làm như vậy mới tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch, bởi tổ chức này có tư duy quản trị công ty và cung cách điều hành theo luật chơi thị trường.
Những yếu tố này sẽ khó tồn tại trong mô hình của một cơ quan hành chính nhà nước, quản lý tập trung vốn nhà nước, vì tư duy của cơ quan này dễ "lệch" với tư duy, cung cách điều hành mang hơi thở thị trường của DN, dẫn đến nguy cơ can thiệp phi thị trường trong các hoạt động quản lý vốn.
Nhiều ý kiến kỳ vọng sau thông điệp mạnh mẽ thúc đẩy cộng đồng DN sáng tạo và phát triển vừa được Thủ tướng đưa ra tại cuộc gặp mặt cộng đồng DN năm 2016, Chính phủ sẽ sớm nhìn sâu vào câu chuyện của quản lý vốn Nhà nước, để xử lý dứt điểm tình trạng "năm cha, ba mẹ" hiện nay, tạo động lực và sức ép mới cho khối DN có vốn Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Doanh nghiệp FDI giúp cả nước xuất siêu 776 triệu USD quý I Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 3 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất siêu 776 triệu USD, chiếm 2% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó khu vực FDI xuất siêu khoảng 4,83 tỷ USD, nhập siêu khu vực trong nước ước đạt 4,05 tỷ USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ...