Dự kiến lỗ hơn 15 ngàn tỉ đồng, Vietnam Airlines lên kế hoạch bán 9 máy bay
Với những diễn biến của dịch Covid-19, Vietnam Airlines dự kiến lỗ hơn 15 ngàn tỉ đồng trong năm 2020. Để trả nợ và bù đắp dòng tiền thâm hụt, hãng sẽ phải thực hiện cơ cấu lại tài sản, trong đó có việc đẩy sớm chương trình bán máy bay.
Theo báo cáo kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 dự kiến tổ chức sáng 10-8 tới, dự kiến trong năm 2020, sản lượng vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines chỉ đạt 14,5 triệu lượt, giảm 36,8% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt, khách quốc nội đạt 12,3 triệu lượt.
Vietnam Airlines dự kiến đạt doanh thu hợp nhất năm 2020 là 40.586 tỉ đồng, bằng 40,5% so với kết quả năm 2019, trong đó công ty mẹ đạt 32.535 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là -15.117 tỉ đồng, trong đó công ty mẹ lỗ 14.487 tỉ đồng.
Tổng doanh thu công ty mẹ giảm 56,4%, tương ứng 42.158 tỉ đồng do nguyên nhân dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
Kết quả kinh doanh này chưa bao gồm doanh thu, chi phí của hoạt động bán 2 máy bay Airbus 321 giao tháng 6 không thành công và 6 máy bay Airbus 321 dự kiến bán cuối năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Những tác động của dịch bệnh và biện pháp ứng phó dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh trong năm 2020 của Vietnam Airlines
Đặc biệt, theo Vietnam Airlines, dư tiền cuối kỳ năm 2020 của doanh nghiệp chỉ đạt 397 tỉ đồng với điều kiện được tiếp cận khoản hỗ trợ trị giá 12.000 tỉ đồng của cổ đông nhà nước thời hạn 3 năm và Tổng công ty chưa thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2020.
Video đang HOT
Đại dịch Covid-19 đã làm suy kiệt dòng tiền, gây ra thâm hụt nặng nề về dòng tiền và mức lỗ lớn của Vietnam Airlines trong năm 2020. Hãng đang phải nỗ lực thực hiện các giải pháp cắt giảm chi phí, đàm phán với Tổ chức tín dụng xuất khẩu châu Âu và các ngân hàng trong ngoài nước để gia hạn và giãn tiến độ thanh toán, vay vốn ngắn hạn để bù đắp thanh khoản và đang kiến nghị Chính phủ các giải pháp giải cứu, hỗ trợ dòng tiền khẩn cấp (cho vay 12.000 tỉ đồng) để vượt qua khủng hoảng.
Để trả nợ và bù đắp dòng tiền thâm hụt, Vietnam Airlines sẽ phải thực hiện cơ cấu lại tài sản để vừa giải phóng một phần nguồn lực dư thừa do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19 vừa có thêm dòng tiền và thu nhập. Ngoài 6 máy bay Airbus A321 CEO sản xuất năm 2007 dự kiến bán theo kế hoạch, hãng dự kiến đẩy sớm chương trình bán 3 máy bay A321 CEO sản xuất 2008 lên 2020-2021 thay cho kế hoạch bán ban đầu là 2023-2024. Đồng thời dự phòng phương án SLB (bán và thuê lại) cho 3 máy bay này nếu có hiệu quả tài chính hơn so với phương án bán.
Theo tính toán, đội bay của Vietnam Airlines và Vietnam Airlines Group (bao gồm cả Pacific Airlines) sẽ dư thừa, cả đội máy bay thân rộng và đội máy bay thân hẹp. Theo kịch bản điều hành và các dự báo hiện tại, số lượng máy bay sẽ dư thừa khoảng 25 chiếc trong 6 tháng cuối năm 2020 và 6 chiếc vào năm 2021 (đã bao gồm 6 chiếc bán theo kế hoạch).
Đồng thời, Hãng cũng không chi trả cổ tức và để lại lợi nhuận chưa phân phối từ kết quả kinh doanh năm 2019 do sản lượng và qui mô kinh doanh giảm nhanh, dòng tiền của Vietnam Airlines rơi vào tình trạng thâm hụt ngay từ đầu tháng 2-2020 nên không có nguồn tiền để chi trả cổ tức.
Mở lại đường bay Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ tháng 10
Về kế hoạch khai thác, Vietnam Airlines cho biết sẽ tạm dừng khai thác các đường bay đi Châu Âu và Úc trong cả năm 2020, song bắt đầu khai thác trở lại các đường bay trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ tháng 10 với tần suất hạn chế từ 3 – 5 chuyến/tuần và bắt đầu khai thác ổn định từ tháng 12.
Tại thị trường nội địa, Vietnam Airlines sẽ điều tiết hợp lý mức tải cung ứng và giá bán nhằm bảo đảm hiệu quả khai thác tổng mạng và tiến hành khai thác 13 đường bay mới từ Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Với ngành hàng không mô hình phục hồi dự báo được nhận định sẽ theo “mô hình chữ L dài”, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quốc gia trên thế giới và tâm lý lo ngại của khách du lịch. Dự kiến 7 tháng cuối năm, khách tổng thị trường quốc tế ước đạt 3,34 triệu lượt, thấp hơn 83,3% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2020, khách tổng thị trường quốc tế ước đạt 9,36 triệu lượt, thấp hơn 81% cùng kỳ.
Với thị trường nội địa, dự kiến 7 tháng cuối năm sẽ đạt 18 triệu lượt khách, tương đương 90% cùng kỳ. Tính chung cả năm 2020, tổng khách nội địa đạt 34,9 triệu lượt, thấp hơn 20% cùng kỳ, song giá bình quân thị trường khả năng giảm 30%.
Lương phi công, tiếp viên hàng không Vietnam Airlines sẽ bị cắt giảm phân nửa trong năm 2020
Khó khăn tài chính khiến Tổng Công ty quyết định giảm thu nhập bình quân của phi công xuống còn 77 triệu đồng/tháng, giảm 48% so với năm 2019. Thu nhập của tiếp viên và lao động mặt đất giảm lần lượt 52% (13,8 triệu đồng/tháng) và 55,5% (14 triệu đồng/tháng). Tựu chung, Vietnam Airlines trong cơn bĩ cực đã mạnh tay điều chỉnh giảm thu nhập cả năm của người lao động xấp xỉ 40-50%.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, với mức lỗ dự kiến lên đến 15.000 tỷ đồng giữa bối cảnh toàn ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi 2 đợt bùng dịch Covid-19.
Áp lực dòng tiền, Vietnam Airlines đã và đang đàm phán với Tổ chức tín dụng xuất khẩu châu Âu và các ngân hàng trong ngoài nước để gia hạn và giãn tiến độ thanh toán. Công ty cũng kiến nghị Chính phủ cho vay 12.000 tỷ đồng nhằm tạo thanh khoản hoạt động, mở các đường bay ngắn giảm lỗ, không trả cổ tức...
Thậm chí, hãng chủ trương bán kế hoạch bán 6 máy bay Airbus A321 CEO sản xuất năm 2007 và sớm bán 3 chiếc Airbus A321 CEO sản xuất năm 2008 trong năm nay và năm sau, thay vì kế hoạch ban đầu bán vào năm 2023. Đây là dòng máy bay thân hẹp chở khoảng 220 khách.
Không những vậy, khó khăn tài chính khiến Tổng Công ty quyết định giảm thu nhập bình quân của phi công xuống còn 77 triệu đồng/tháng, giảm 48% so với năm 2019. Thu nhập của tiếp viên và lao động mặt đất giảm lần lượt 52% (13,8 triệu đồng/tháng) và 55,5% (14 triệu đồng/tháng). Tựu chung, Vietnam Airlines trong cơn bĩ cực đã mạnh tay điều chỉnh giảm thu nhập cả năm của người lao động xấp xỉ 40-50%.
Trong đó, từ tháng 4 đến tháng 6, nhân sự đi làm hưởng tiền lương chức danh, cán bộ lãnh đạo từ cấp ban tự nguyện không hưởng lương, cán bộ cấp phòng hưởng lương tối thiểu vùng. Tháng 7, sản lượng nội địa dự kiến hồi phục, Tổng Công ty xem xét việc trả thêm 10-30% tiền lương hiệu quả cho người lao động.
Ngoài ra, công ty tiếp tục tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương, làm việc không trọn thời gian để phù hợp với quy mô sản xuất trong thời điểm dịch Covid-19. Dự kiến kế hoạch sử dụng bình quân trong năm là 4.785 lao động, giảm 26% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, trong tháng cao điểm là tháng 4 - toàn quốc thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, ghi nhận tại Vietnam Airlines, 50% nhân viên phải ngừng việc, toàn bộ nhân viên giảm lương, cán bộ từ cấp ban trở lên tự nguyện không nhận lương. Với con số nhân viên toàn hệ thống là 20.000 người, tính nôm na đến hơn 10.000 người phải ngừng việc không lương.
Trong đó, tính riêng số phi công là 1.200 người, kỹ sư máy bay có 2.500 người, đội ngũ tiếp viên 3.000 người. Việc dừng các chuyến bay khiến tỷ lệ phi công, tiếp viên Vietnam Airlines phải ngừng việc lên tới 90%.
Thực tế, việc cắt giảm lương (theo chế độ và tự nguyện), cắt giảm nhân sự là phương án bắt buột chung của nhiều hãng hàng không trong thời buổi khủng hoảng. Cao điểm đợt dịch đầu tiên sau Tết âm lịch, nhiều nhân sự cấp cao của Vietjet Airs, Vietnam Airlines... đã tự nguyện xin tự giảm lương để hỗ trợ doanh nghiệp.
Chủ trương bán 9 tàu bay A321CEO
Vietnam Airlines nhận định đội bay của VNA và VNA Group (bao gồm cả JPA) sẽ dư thừa cả đội tàu bay thân rộng và thân hẹp. Theo kịch bản điều hành và các dự báo hiện tại, số lượng tàu bay sẽ dư thừa khoảng 25 tàu trong 6 tháng cuối năm 2020 và 6 tàu bay năm 2021 (bao gồm 6 tàu bán theo KH).
Đại dịch Covid-19 đã làm suy kiệt dòng tiền, gây ra thâm hụt nặng nề về dòng tiền và mức lỗ lớn của Tổng công ty năm 2020. Để trả nợ và bù đắp dòng tiền thâm hụt, Vietnam Airlines sẽ phải thực hiện lại cơ cấu tài sản. Ngoài 6 tàu bay dự kiến bán theo kế hoạch, Tổng công ty dự kiến đẩy sớm chương trình bán 3 tàu A321 CEO sản xuất năm 2008 vào năm 2020-2021 (kế hoạch ban đầu là 2023-2024). Đồng thời dự phòng phương án SLB cho 3 tàu này nếu có hiệu quả tài chính hơn so với phương án bán.
Coteccons công bố thay đổi quan trọng sau Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 Hội đồng Quản trị Coteccons (HĐQT) vừa ra nghị quyết thông qua các vấn đề mang tính nền tảng trong chiến lược kinh doanh, nhân sự cho Coteccons thời gian tới. Theo đó, bổ nhiệm Ông Võ Thanh Liêm, hiện là Phó Tổng Giám Đốc làm Quyền Tổng giám đốc Công ty Coteccons kể từ ngày 06/08/2020. Kế thừa thành quả Mặc dù...