Dự kiến hàng loạt thay đổi lớn trong Luật Chứng khoán
Bộ Tài chính đề xuất nâng điều kiện về vốn điều lệ của doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra công chúng từ 10 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng; nâng điều kiện công ty đại chúng về vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng; sửa đổi quy định về cấp giấy phép với công ty chứng khoán…
Ảnh minh họa
Đây là những thay đổi theo đề xuất của Bộ Tài chính trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi).
Theo đó, dự thảo Luật nâng cao điều kiện về vốn điều lệ của doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra công chúng: Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán (Luật hiện hành là 10 tỷ đồng).
Bộ Tài chính lý giải, bản chất của việc phát hành trái phiếu ra công chúng là hoạt động vay vốn rộng rãi, do vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra công chúng phải là doanh nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn về quản trị công ty, công bố thông tin trên TTCK theo chuẩn công ty đại chúng quy mô lớn .
Vẫn theo dự thảo, Luật nâng điều kiện công ty đại chúng về vốn điều lệ (có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng – Luật hiện hành là từ 10 tỷ đồng trở lên) và sửa đổi, bổ sung điều kiện về số lượng, cơ cấu cổ đông (có tối thiểu 20% vốn điều lệ đã góp do ít nhất một trăm (100) nhà đầu tư không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết nắm giữ).
Theo Bộ Tài chính, quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế. Công ty đại chúng ở các nước thường có quy mô và số lượng cổ đông lớn Tại Mỹ, công ty có tổng tài sản hơn 10 triệu USD (tương đương 220 tỷ đồng), tối thiểu 500 cổ đông được xem là công ty đại chúng. Tại Nhật Bản, công ty đại chúng phải có vốn điều lệ 500 triệu yên (tương đương với 100 tỷ đồng). Tại Singapore, Hong Kong, điều kiện công ty đại chúng là phải có tối thiểu 50 cổ đông.
Video đang HOT
Mặt khác, để quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam bảo đảm rõ ràng, phù hợp và khả thi, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã có những sửa đổi, bổ sung cơ bản.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên tính trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty đại chúng.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng được xác định như sau: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là 100%, ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể thấp hơn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Việc mở rộng giới hạn này sẽ tạo điều kiện cho nhiều cổ phiếu của công ty Việt Nam đủ điều kiện tham gia vào chỉ số MSCI các thị trường mới nổi.
Thay đổi quy định về giấy phép
Theo Bộ Tài chính, theo Luật Chứng khoán hiện hành, giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trên thực tế các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã chấm dứt hoạt động nhưng vẫn chưa giải thể được vì vẫn còn giải quyết các quyền, nghĩa vụ liên quan. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc thực hiện tái cơ cấu cũng như giám sát tuân thủ.
Quy định giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là chưa thống nhất với Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tiếp thu thông lệ quốc tế, cải cách thể chế với việc tách riêng thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh.
Luật Chứng khoán cũng cần cải cách về mặt Giấy phép đối với các doanh nghiệp nêu trên để phù hợp với tinh thần tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Để khắc phục hạn chế của Luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo hướng bỏ quy định giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy định cơ quan quản lý nhà nước về TTCK (UBCKNN) cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Sau khi được cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời, bổ sung quy định chuyển tiếp, sau thời hạn 1 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã được cấp Giấp phép thành lập và hoạt động phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
Đối với điều kiện cấp phép, dự thảo Luật tách điều kiện cấp phép công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ thành 02 điều khác nhau, đồng thời bổ sung quy định cụ thể về điều kiện cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm điều kiện về vốn, về cổ đông, thành viên góp vốn, cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn, về cơ sở vật chất và nhân sự. Các điều kiện cụ thể này cơ bản được Luật hóa từ các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành và có chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tiễn.
Hà Chính
Theo baochinhphu.vn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa á khẩu vì phải tăng vốn điều lệ gấp 30 lần mới được phép bán trái phiếu.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang rất khởi sắc, nhưng với quy định của Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên, gấp 30 lần so với Luật hiện hành mới được phép phát hành trái phiếu thì chỉ có doanh nghiệp lớn mới đủ sức tham gia.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang rất khởi sắc, nhưng với quy định của Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên, gấp 30 lần so với Luật hiện hành mới được phép phát hành trái phiếu thì chỉ có doanh nghiệp lớn mới đủ sức tham gia.
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, trong đó có nhiều thay đổi so với Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán năm 2010. Nhưng có một thay đổi với tốc độ chóng mặt, khiến phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải giật mình, bởi khả năng tham gia thị trường phát hành trái phiếu gần như là bất khả thi.
Cụ thể, để được phép phát hành trái phiếu ra công chúng, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán, trong khi Luật chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán năm 2010 chỉ quy định 10 tỷ đồng, nghĩa là điều kiện của Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi gấp 30 lần so với Luật hiện hành.
Với quy định này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như đã bị loại bỏ khỏi sân phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Theo tiêu chí được xác định tại Nghị định 39/2018-NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng có tổng nguồn vốn từ không quá 3 tỷ đồng đến không quá 100 tỷ đồng. Nhưng xin lưu ý, đây là tổng nguồn vốn, còn vốn điều lệ chỉ là một phần trong tổng nguồn vốn. Ngay cả tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng ở mức cao nhất không quá 100 tỷ đồng, cũng chỉ bằng 1/3 của 300 tỷ đồng ở Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, thì làm sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác đủ sức tham gia phát hành trái phiếu?
Trước đến nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu trông chờ vào vốn ngân hàng. Mặc dù chiếm tỷ trọng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động, nhưng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có dư nợ tín dụng ở mức 22-25% nghĩa là chỉ chiếm 1/5 tổng dư nợ cả nước. Hiện vẫn có đến 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn.
Do khó tiếp cận vốn ngân hàng nên nhiều doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa những năm qua khi cần huy động vốn đã tham gia phát hành trái phiếu. Một trái phiếu có chức năng giống một khoản vay giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp mà lại không không bị ràng buộc bởi điều kiện như khi vay ngân hàng, như tài sản thế chấp. Hơn thế nữa, phát hành trái phiếu, doanh nghiệp sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình từng đợt; doanh nghiệp được chủ động sử dụng số tiền huy động mà không có sự giám sát của ngân hàng; doanh nghiệp sẽ chủ động nguồn vốn hơn trong khi các doanh nghiệp đi vay ngân hàng khi muốn giải ngân phải giải trình cụ thể, chờ đợi ngân hàng phê duyệt; họ cũng chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm thay vì trả lãi hàng tháng khi vay ngân hàng.
Vì thế, trái phiếu là một kênh huy động vốn đầy triển vọng, đáp ứng được kỳ vọng của các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay ngân hàng. Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến thời điểm cuối năm 2017, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tương đương 6,19% GDP, tăng so với quy mô của năm 2011 (3,31% GDP). Khối lượng phát hành bình quân giai đoạn 2011 - 2017 khoảng 49 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó năm 2017 gấp hơn 10 lần so với năm 2011.
Nhưng quan trọng hơn, dư địa của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta còn rất rộng; hiện mới đạt 6,19% GDP, thấp hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 20%-50% GDP của các nước trong khu vực; và thấp hơn nhiều lần so với quy mô của kênh tín dụng ngân hàng trong nước, hiện tương đương với khoảng 130% GDP.
Tuy nhiên, với quy định của Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên, gấp 30 lần so với Luật hiện hành mới được phép phát hành trái phiếu thì chỉ có doanh nghiệp lớn mới đủ sức tham gia.
Trung Hà
Theo tapchicongthuong.vn
Pyn Elite Fund (Non-UCits) thoái sạch vốn tại Chứng khoán IB Sau khi bán hơn 8 triệu cổ phiếu VIX vào ngày 20/09, Pyn Elite Fund (Non-UCits) không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của Chứng khoán IB. Ảnh minh họa. Pyn Elite Fund (Non-UCits) vừa báo cáo bán toàn bộ hơn 8 triệu cổ phiếu CTCP Chứng khoán IB (mã VIX), tương đương 9,98% vốn điều lệ vào ngày 20/9. Trên...