Dự kiến EVN sẽ cơ bản hoàn thành thoái vốn trong năm 2019
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tập đoàn đã thực hiện thoái, giảm vốn tại 2 trong 6 doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn theo Quyết định số 852/QĐ-TTg, thu về hơn 296 tỷ đồng, cao hơn giá trị sổ sách gần 63 tỷ đồng.
Hiện EVN đang tích cực triển khai thoái vốn tại các doanh nghiệp còn lại và dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành thoái vốn trong năm 2019.
Trong giai đoạn 2011-2015, EVN đã hoàn thành thoái vốn tại tất cả các doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của EVN.
Từ đó, thu về hơn 2.341 tỷ đồng, thặng dư vốn 127 tỷ đồng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước.
Video đang HOT
L.Hiệp
Theo cand.com
Nhà đầu tư "phớt lờ", phiên đấu giá cổ phần DRC bị hủy
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo hủy phiên đấu giá hơn 17 triệu cổ phần CTCP Cao su Đà Nẵng (mã: DRC) thuộc sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), do không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.
HoSE cho biết tính đến 16h ngày 27/5, là thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cổ phần DRC, không có nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá. Theo quy chế, cuộc đấu giá này không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá và được coi là không thành công.
Trước đó, Vinachem đã nộp đơn bán đấu giá cổ phần DRC lên HoSE với thời điểm đấu giá dự kiến là ngày 4/6. Tổng khối lượng thoái vốn Nhà nước hơn 17,2 triệu cổ phiếu, ứng với 14% vốn Cao su Đà nẵng. Giá khởi điểm Vinachem đưa ra là 25.170 đồng/cp, cao hơn so với thị giá của DRC trên thị trường.
Ngay sau khi thông tin hủy đấu giá được công bố, cổ phiếu DRC trên thị trường chứng khoán ngay lập tức phản ứng với thông tin này. Sau khi tăng gần 15% từ đầu tháng nhờ thông tin thoái vốn lên 23.800 đống/cp, cổ phiếu DRC đã giảm hơn 8% trong bốn phiên gần nhất, xuống mức 21.500 đồng/cp.
Hoạt động kinh doanh của Cao su Đà Nẵng đang gặp khó khăn khi năm 2018, công ty báo lãi 166 tỷ đồng, giảm đến 58% so với năm trước. Sang năm 2019, công ty tiếp tục đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 11% xuống còn 157 tỷ đồng.
Trong quý I/2019, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu thuần 823,6 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm 19% còn 21 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm 18% còn 16,8 tỷ đồng.
Giả định trường hợp Vinachem có thể thoái toàn bộ lượng cổ phần đem ra đấu giá kể trên thì sau khi các giao dịch hoàn tất, Vinachem vẫn là cổ đông nắm quyền phủ quyết với tỷ lệ sở hữu 36% Cao su Sao Vàng. Liệu rằng đây có phải là nguyên nhân của việc nhà đầu tư không mấy mặn mà với phiên đấu giá lần này.
Tuy nhiên, dù khó khăn là vậy nhưng theo nhận định của một chuyên gia phân tích đến từ công ty Biên An Toàn, Cao su Đà Nẵng vẫn có dấu hiệu cải thiện tình hình. Cao su Đà Nẵng là doanh nghiệp vận hành tốt công suất các dự án mới như dự án Radial đã chạy 110% công suất trong khi nhà máy Radial của Cao su Miền Nam được đưa vào hoạt động cùng thời điểm mới chỉ đạt khoảng 30% công suất.
Điều này cho thấy một dự án với vốn đầu tư lớn có thể ban đầu chưa đem lại lợi nhuận lớn do khấu hao cao nhưng nếu vận hành tối đa công suất sẽ đem lại dòng tiền mạnh cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, công ty cũng sẽ sản xuất lốp không săm mới cho xe tay ga và dự kiến sẽ đầu tư nhà máy sản xuất lốp PCR (lốp Radial bán thép sử dụng cho xe du lịch và xe tải trọng tải thấp) với công suất thiết kế là 4 triệu lốp vào năm 2020.
Cơ hội của Cao su Đà Nẵng còn là thị trường xe máy với các sản phẩm lốp không săm cho xe tay ga dù thị trường này có vẻ đã bão hòa nhưng doanh số bán xe máy của các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng nhẹ.
Theo thuonggiaonline.vn
Nhà nước quyết định thoái vốn, ông lớn cao su biến động Đại gia cao su sở hữu mảnh đất vàng hiếm có 6,2ha trải dài 250m dọc đường trục lớn tại Hà Nội đang chứng kiến biến động ngay trước thời điểm Nhà nước thoái vốn cho dù lô đất vàng được kỳ vọng sẽ trở thành dự án BĐS khủng. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa công bố quyết định bán...