Dự kiến cuối tháng 3, giá điện sẽ tăng 8,36%
Dự kiến từ cuối tháng 3, giá bán lẻ điện bình quân trên cả nước sẽ tăng 8,36%, đưa giá bán lẻ điện bình quân từ 1.720,65 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh.
Ảnh minh họa.
Xác nhận với Tuổi Trẻ Online, ngày 5/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương – Hoàng Quốc Vượng cho biết Thủ tướng đã đồng ý về mặt chủ trương cho tăng giá điện với kế hoạch tăng dự kiến sẽ vào thời điểm nửa cuối tháng 3.
Như vậy, sau 3 năm kể từ thời điểm giá điện được điều chỉnh vào ngày 1/12/2017 với mức bán lẻ bình quân 1.720,65 đồng/kWh, thì với mức tăng 8,36% vào cuối tháng 3 này, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng lên gần 1.864,44 đồng/kWh.
Trao đổi với PV báo Người Lao Động, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, việc điều chỉnh giá điện là biện pháp để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện. Tính từ 2010 tới nay đã có 7 đợt giá điện, trong đó lần gần nhất vào cuối năm 2017. Ông Vượng cho rằng theo quy định lẽ ra năm 2018 phải có lần điều chỉnh giá điện nhưng tính tới cân đối kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát… nên chưa điều chỉnh giá bán lẻ điện.
Thời gian qua, ngành điện đã rà soát lại cơ cấu các yếu tố đầu vào tác động tới giá thành giá điện và có báo cáo Chính phủ. Trong lần họp cuối tháng 1 vừa qua, Thường trực Chính phủ đã thống nhất chủ trương đồng ý với đề nghị tăng giá bán lẻ điện bình quân 8,36% so giá điện bình quân hiện hành. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân hiện nay 1.720,65 đồng/kWh sau khi điều chỉnh sẽ lên tăng lên 1.864,44 đồng/kWh.
Theo Thứ trưởng Vượng, việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân 8,36% sẽ có tác động tới tăng trưởng GDP và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán cho thấy việc tăng giá điện 8,36% sẽ làm giảm GDP 0,22%, và làm CPI tăng thêm 0,29%, An Ninh Tivi đưa tin.
Video đang HOT
Cũng theo Thứ trưởng Vượng, quan điểm điều hành kinh tế- xã hội của Chính phủ trong năm 2019 là phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để GDP tăng từ 6,8% trở lên. Việc điều chỉnh giá điện tăng 8,36% đã được tính toán để đáp ứng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội mà Quốc hội đã thông qua.
Kim Dung
Theo Baongày Nay
Khát vọng đưa điện "thắp sáng" nông thôn Việt Nam của EU
Thông qua các khoản hỗ trợ ngân sách, Liên minh châu Âu (EU) muốn giúp người dân sống tại các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo tại Việt Nam tiếp cận với mạng lưới điện, đồng thời hỗ trợ mục tiêu cải cách năng lượng tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Bruno Angelet tới thăm huyện Cam Lâm ngày 19/12.
Ngày 19/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Bruno Angelet đã tới xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa để thăm và khảo sát kết quả của chương trình điện khí hóa nông thôn. Ông Bruno Angelet cho biết tỉnh Khánh Hòa là một ví dụ điển hình trong chương trình điện khí hóa nông thôn khi có tới hơn 90% số hộ gia đình được tiếp cận điện.
EU thời gian qua đã triển khai Chương trình Hỗ trợ chính sách ngành năng lượng trị giá hơn 108 triệu Euro để thúc đẩy việc tiếp cận năng lượng bền vững tại Việt Nam, trong đó 100 triệu Euro dành cho hỗ trợ ngân sách và 8,7 triệu Euro để hỗ trợ kỹ thuật. Một trong số các mục tiêu của chương trình do EU triển khai là nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc cung cấp điện tới các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo trong giai đoạn 2013 - 2020.
"Trong chương trình hỗ trợ của EU dành cho Việt Nam, chúng tôi tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn ở Việt Nam và chúng tôi đã chọn năng lượng làm lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ cho nỗ lực này. Chúng tôi đã hỗ trợ cho 26 tỉnh thành tại Việt Nam, thông qua việc hỗ trợ tiền trực tiếp vào ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bao phủ mạng lưới điện đã đạt tỷ lệ rất cao, trên 90%. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn cần tích cực hơn nữa trong việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tại khu vực nông thôn thông qua việc hỗ trợ cho các hộ gia đình kết nối với điện lưới tốt hơn", Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam nói.
Đánh giá về kết quả của chương trình điện khí hóa nông thôn, ông Bruno Angelet nói rằng trong suốt một năm qua, thông qua các khoản viện trợ, EU đã tập trung vào việc đưa điện tới các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và đã đạt được những kết quả nhất định tại nhiều tỉnh thành.
"Liên quan tới chương trình điện khí hóa nông thôn, chúng tôi về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình", nhà ngoại giao châu Âu nói.
Phát triển năng lượng tái tạo
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angelet trao đổi trong chuyến thăm. Phía sau là hệ thống cột trụ và đường dây điện mới được kéo để hỗ trợ người dân tại huyện Cam Lâm.
Cũng theo Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, ngoài điện khí hóa nông thôn, giai đoạn tiếp theo trong Chương trình Hỗ trợ Chính sách năng lượng của EU là giúp chính phủ Việt Nam và Bộ Công thương cải cách ngành năng lượng. Ông Bruno Angelet cho biết "vấn đề then chốt là cần đảm bảo rằng hoạt động sản xuất điện tại Việt Nam có thể được mở rộng về quy mô trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng lên", và EU muốn hỗ trợ Việt Nam "thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời".
"Trong giai đoạn tiếp theo vào những năm tới, chúng tôi sẽ tập trung vào năng lượng tái tạo, hiệu quả sử dụng năng lượng và hệ thống thông tin năng lượng. Hệ thống thông tin này quan trọng vì sẽ xây dựng bản đồ về dữ liệu, thống kê để có được đánh giá về năng lực kỹ thuật, hạ tầng điện và điều kiện tự nhiên trước khi thực hiện các mục tiêu tiếp theo", ông Bruno Angelet cho biết thêm.
Chia sẻ với phóng viên Dân Trí, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam nói rằng "EU muốn đảm bảo rằng chính phủ Việt Nam sẽ có cách tiếp cận toàn diện, từ đó hướng tới việc sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn". Điều này cho thấy EU không chỉ hướng tới mục tiêu đưa điện tới các khu vực xa xôi hẻo lánh, mà còn thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững tại khu vực đô thị.
"Trong năm qua chúng tôi cũng xây dựng các cơ chế đối thoại chính sách để tạo diễn đàn cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các nhà tài trợ, chính phủ Việt Nam và một số bên khác để cùng hợp tác trong quá trình thực hiện các giai đoạn của chương trình. Dựa trên những kết quả đã đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra kiến nghị ở cấp cao hơn cho chính phủ Việt Nam để cải thiện hơn nữa các nội dung trong chương trình năng lượng của mình với Việt Nam", ông Bruno nói.
Trước đó trong chuyến thăm tới nhà máy điện gió Phú Lạc tại tỉnh Bình Thuận ngày 18/12, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết "Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng điện gió và mặt trời", đồng thời khẳng định EU sẽ luôn hỗ trợ để Việt Nam đạt được tối đa tiềm năng của mình.
Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angelet tới thăm nhà máy điện gió Phú Lạc tại Bình Thuận.
Thành Đạt
Theo Dantri
Gang thép Thái Nguyên: 39 triệu USD nhập thiết bị Trung Quốc sai Một trong những sai phạm nghiêm trọng tại dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên được Thanh tra Chính phủ chỉ ra là nhiều loại thiết bị được nhập với trị giá hàng triệu USD nhưng sai chủng loại. Theo kết luận thanh tra (KLTT) vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành, đến nay dự...