Dự kiến Bộ trưởng Giáo dục, Giao thông đăng đàn trả lời chất vấn
Tổng thư ký Quốc hội vừa gửi các vị đại biểu Quốc hội phiếu xin ý kiến về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 5. Các đại biểu được đề nghị chọn 4 trong 5 Bộ trưởng gồm GTVT, GD-ĐT, TN-MT, Lao động – Thương binh & Xã hội, Xây dựng đăng đàn kỳ này.
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ từng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội
Cụ thể, trong 5 nhóm vấn đề được dự kiến, nhóm thứ nhất là giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý triệt để những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông BOT.
Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số vị bộ trưởng các bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ… cùng tham gia trả lời và giải trình những vấn đề có liên quan.
Danh sách “chia lửa” cho Bộ trưởng Giao thông vận tải còn có cả Chủ tịch Hà Nội và TPHCM.
Nhóm vấn đề thứ hai là công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là trong quản lý, sử dụng đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi giải phóng mặt bằng. Tình trạng ô nhiễm lưu vực sông và kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, thực trạng xử lý rác thải và giải pháp, các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu.
Cùng tham gia trong nhóm vấn đề chất vấn với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường này cũng có các thành viên Chính phủ như trên và thêm Chủ tịch tỉnh Đồng Nai.
Nhóm vấn đề thứ ba là chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập, tình trạng xuống cấp về chuẩn mực đạo đức, lối sống trong ngành giáo dục.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo chịu trách nhiệm trả lời chính, tham gia trả lời có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và một số vị bộ trưởng khác.
Nhóm vấn đề thứ tư, người chịu trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nhóm vấn đề dự kiến là thực trạng thị trường lao động, công tác quản lý xuất khẩu lao động, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm sau đào tạo. Tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục đối với trẻ em cũng nằm trong nhóm này.
Nhóm vấn đề thứ 5 theo dự kiến là công tác quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển gắn với giao thông đô thị, nhất là công tác cấp phép xây dựng các chung cư cao tầng tại các khu trung tâm của các thành phố lớn.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trả lời chính nội dung này, với sự tham gia cuả Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và bộ trưởng một số bộ khối kinh tế.
Các vị đại biểu được đề nghị chọn 4 trong 5 nhóm vấn đề nêu trên hoặc thể hiện chính kiến trong mục “ý kiến khác” tại phiếu xin ý kiến.
Trong số các vị tư lệnh ngành được dự kiến trả lời chất vấn, chỉ có Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chưa từng lên “ghế nóng”. Ông Thể cũng mới nhận nhiệm vụ được nửa năm.
Trao đổi về dự kiến nói trên, Uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, quy trình xin ý kiến các vấn đề chất vấn rất đầy đủ, chặt chẽ. Từ 120 nhóm vấn đề do Ban Dân nguyện tổng hợp báo cáo, 40 nhóm vấn đề các đoàn đại biểu quốc hội đề xuất và từ hơn 60 chất vấn bằng văn bản đại bểu Quốc hội gửi đến, Tổng thư ký Quốc hội chọn ra 8 nhóm vấn đề, xin ý kiến thường trực Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban, các cơ quan chuyên môn để chọn ra 6 nhóm vấn đề xin ý kiến Thường vụ. Sau đó chọn ra 5 nhóm vấn đề xin ý kiến đại biểu để lấy 4 vấn đề chính thức.
Theo nghị trình, hoạt động chất vấn sẽ diễn ra từ ngày 4-6/6/2018.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Giáo dục nói về cảnh bảo mẫu kẹp cổ trẻ đút cháo: "Vô nhân tính"
Nói về vụ việc bạo hành trẻ mầm non mới xảy ra tại Đà Nẵng khiến dư luận bức xúc, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định, hành động của bảo mẫu trên cả mức "phi sư phạm", phải gọi là "vô nhân tính". Bản thân ông nhìn những hình ảnh đó thấy rất phản cảm...
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 22/5
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng nay, 22/5, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, để xảy ra sự việc, trước hết, trách nhiệm thuộc về địa phương. Ông ghi nhận xử lý bước đầu của địa phương đã chỉ đạo ngay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có ý kiến ngay khi sự việc xảy ra là có trách nhiệm.
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ xác nhận thực tế, hoạt động của các cơ sở mần non do xã, phường cấp phép nhưng giám sát điều kiện của giáo viên không chuẩn.
Về phía Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã có chỉ đạo rất sát sao, trước hết là rà soát công tác quản lý nhà nước, các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động của cơ sở mầm non, đạo đức nhà giáo, có các kế hoạch thanh, kiểm tra...
Bộ trưởng cho rằng, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong xã hội hoá, có đến 40% nhà trẻ là tư thục - đây cũng là điểm tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, mà nguyên nhân chủ yếu là điều kiện thành lập trường tư thục, chất lượng giáo viên chưa được tuyển chọn kỹ, dẫn đến có những cô có những phản ứng, hành động rất đáng phê phán, vượt trên cả mức "phi sư phạm", mà phải gọi là "vô nhân tính".
Lãnh đạo ngành bày tỏ băn khoăn vì TP Đà Nẵng là một trong nh địa phương đi đầu trong công tác xã hội hoá giáo dục, có đến 40% cơ sở giáo dục mầm non là nhà trẻ tư thục. Đà Nẵng đã làm rất tốt việc cùng chăm lo cho trẻ. Tuy nhiên, sai phạm vẫn còn tồn tại trong nhóm trường mầm non trẻ tư thục.
Bộ trưởng chia sẻ: "Điều này tôi cũng rất bức xúc, mà Bộ cũng đã có chỉ đạo ngay, với cơ sở này phải đình chỉ hoạt động chứ không chỉ là xem xét".
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị của Bộ trưởng, triệu tập các Giám đốc Sở GD-ĐT để rà soát các vấn đề "nóng" của ngành và có xử lý ngay, chứ không phải cứ đợi báo chí phát hiện mới triển khai.
Khi xây dựng chỉ thị này, giải pháp cơ bản nhất Bộ GD-ĐT xác định là phải quy chuẩn về đạo đức với giáo viên mầm non. Cũng có ý kiến đề xuất bắt buộc lắp đặt camera tại cơ sở trông giữ trẻ nhưng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lập luận, giải pháp căn cơ nhất vẫn phải bắt đầu từ các thầy cô giáo. Đào tạo giáo viên phải cơ bản, giáo viên mầm non càng phải chuẩn chỉ, nhân tính vì môi trường làm việc của giáo viên là với các cháu còn rất nhỏ, áp lực với người trông giữ, chăm sóc lớn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cũng giải thích, chỉ đạo đã có nhưng Bộ không thể bao quát hết được, ở đâu đó cũng có những nảy sinh; quan trọng là có nảy sinh thì phải xử lý ngay.
Theo Bộ trưởng, cần phải nghiên cứu lại, cơ chế chính sách rất quan trọng nhưng quan trọng là tổ chức thực hiện ở dưới cơ sở. Nhóm mầm non cấp tư thục do xã, phường cấp giấy phép, nên vấn đề thanh kiểm tra đối với Phòng Giáo dục phải rất sát sao, cần kiểm tra một cách thật sự về chất lượng.
Trong quy định đạo đức đối với giáo viên mầm non, có tiêu chuẩn, quy chuẩn Bộ Giáo dục quy định rõ. Dù phân cấp cho địa phương nhưng phải kiểm tra, giám sát chứ không thể "khoán trắng" cho địa phương.
Trước đó, ngày 21/5, trên trang Facebook của một người sống tại Đà Nẵng có đăng nhiều hình ảnh và clip được cho là quay lại ở nhóm trẻ mầm non trên đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Thông tin này nhanh chóng nhận được hàng ngàn lượt bình luận, chia sẻ vì quá bức xúc trước các cảnh quay trong clip.
Clip ghi lại cho thấy, bảo mẫu vừa đút cho trẻ ăn vừa dọa. Khi bảo mẫu đút cháo, một bé trai lắc đầu thì bị bảo mẫu ném áo lên mặt, dùng tay tát nhiều lần vào mặt bé. Bên cạnh đó, bảo mẫu này còn nhiều cách cho ăn quái gở, khi đè ngửa đầu các bé ra, cho nằm xuống sàn, để chân đè lên hai chân của bé rồi đút liên tục cho bé ăn.
P.Thảo
Theo Dantri
"Những chiếc ghế trống do mất tư cách đại biểu là nỗi buồn của Quốc hội" "Kỳ họp này có tới 3 đại biểu phải cho thôi hoặc mất tư cách đại biểu Quốc hội, đó là nỗi buồn cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV này..." - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi bày tỏ. Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi. - Được biết, tại phiên...