Du khách xúng xính váy áo ở vườn cúc bách nhật 12.000m2
Khoảng 12.000m2 đất ven sông Hồng (Hà Nội) đang được ‘nhuộm tím’ bằng sắc hoa cúc bách nhật, tạo nên không gian thơ mộng, thu hút nam thanh nữ tú tìm đến sáng tác ảnh.
Trung tuần tháng 11, cúc bách nhật nở rộ ở ven sông Hồng, đoạn qua Thạch Cầu (Long Biên, Hà Nội), tạo thành một thảo nguyên tím lịm, đẹp mộng mơ. Nhiều khách du lịch khi tới Hà Nội đã lựa chọn địa điểm này để tham quan, chụp ảnh
Khu vườn cúc bách nhật này rộng tới 12.000m2 với hơn 150.000 cây cúc bách nhật. Loài hoa này còn được gọi với các tên khác như cúc pha lê, cúc nút áo…
Mỗi cây cúc bách nhật có chiều cao từ 70cm đến 90cm, mật độ hoa dày, trồng thành các luống lớn nên du khách có thể dễ dàng tạo dáng chụp ảnh. Màu tím của vườn cúc bạt ngàn khiến nhiều người liên tưởng tới những cánh đồng oải hương ở châu Âu
Ngày cuối tuần, khu vườn thu hút rất đông khách tới chụp ảnh. “Vườn cúc này có màu sắc lạ mắt, khiến mình tò mò ghé thăm. Mình chọn một chiếc váy vàng, xòe rộng như công chúa để chụp bức hình lãng mạn, mộng mơ tại đây”, Như Quỳnh (Gia Lai) chia sẻ
Nhiều du khách lựa chọn những bộ trang phục cầu kỳ, màu sắc rực rỡ, tạo hình như “công chúa”, “nàng thơ” giữa cánh đồng cúc tím mộng mơ.
Thời điểm đẹp nhất trong ngày để chụp ảnh với cúc bách nhật là gần lúc hoàng hôn, nắng vàng mật ong chiếu xuyên qua cánh hoa tạo nên màu tím hồng.
Anh Hùng – chủ vườn hoa cho biết: “Trước đây, cúc bách nhật chỉ có màu đỏ và trắng nhưng vài năm gần đây, tôi lai tạo và cho ra màu hồng tím. Từ lúc gieo hạt đến khi ra hoa là bốn tháng, sau ba tháng hoa mới tàn. Cúc bách nhật được trồng trên các sườn thoải, kết hợp mô hình lâu đài, bánh xe, cầu gỗ để du khách có nhiều góc chụp khác nhau”.
Video đang HOT
“Không gian rất rộng, nhiều tiểu cảnh để du khách tạo dáng. Trong tiết trời thu se se, nắng vàng, đây là địa điểm lý tưởng để tham quan, check-in. Hôm nay mình chọn một chiếc váy trắng dịu dàng để chụp bộ ảnh “nàng thơ mùa thu” cùng bạn bè”, Thanh Huyền (Hưng Yên) chia sẻ.
Đây hiện là cánh đồng cúc bách nhật lớn nhất miền Bắc. Ngoài có màu sắc bắt mắt, loại hoa này còn được sử dụng làm thuốc chữa hen suyễn, bụng đầy, cao huyết áp và ho gà khá hiệu quả.
Hoa bách nhật được biết đến là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hoa có nhiều màu: tím đậm, trắng và tím là hai màu đặc trưng. Khi nở, bông nhỏ, tròn như những chiếc cúc áo.
Cung đàn mới Thiên Cầm
Nổi danh là một vùng non nước hữu tình với những huyền tích về văn hóa, những câu chuyện lịch sử, Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang phát huy các tiềm năng để thu hút du khách.
Vẻ đẹp tự nhiên cùng những truyền thuyết đã làm nên nét độc đáo của Khu du lịch Thiên Cầm. Ảnh: Thanh Hải
Đến Thiên Cầm khi ánh chiều vừa buông, biển dịu dàng, nắng mơn man từng con sóng nhỏ. Xa xa, những con thuyền nhỏ nhấp nhô theo từng đợt sóng. Tiếng gió biển du dương như những bản nhạc giữa đất trời, gợi cho tôi nhớ những huyền thoại xa xưa.
Tương truyền, Vua Hùng Vương thứ XIII trong một lần đi tuần thú phương Nam có ghé qua một vùng biển non nước hữu tình. Cảnh trí hoang sơ, đẹp đẽ đã khiến vua hạ lệnh dựng trại để nghỉ chân. Đêm đến, tiếng gió, tiếng sóng, tiếng lá thông reo dội vào vách núi tạo thành một bản nhạc du dương, nhà vua ngỡ có vị tiên hạ phàm đang gảy đàn quanh đây. Khi trèo lên đỉnh núi cao nhất, nhìn xuống chân núi, thấy bãi biển có dáng hình một chiếc đàn tì bà, nhà vua ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây và liền đặt tên cho vùng biển này là Thiên Cầm - có nghĩa là "đàn trời".
Ảnh: Thanh Hải
Lại có truyền thuyết kể rằng, nơi đây chính là dấu tích bi thương đánh dấu sự sụp đổ của một triều đại. Vào năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Với thế mạnh của giặc, quân Hồ đại bại, cha con Hồ Quý Ly tháo chạy về vùng biển này và bị bắt giữ. Vùng biển này được đặt tên là Thiên Cầm - có ý nghĩa là "trời giữ".
Bởi những huyền tích đó, mà trong dân gian còn lưu truyền những câu thơ: "Đàn trời văng vẳng khắp đâu đây/...Trời nước một màu thật đắm say"; "Bởi người mưu sự trời không thuận/...Thiên Cầm ai oán nghẹn ngào dây".
Bãi tắm biển Thiên Cầm. Ảnh: Hương Thành
Dù với ý nghĩa nào thì tên gọi Thiên Cầm vẫn mang nét đẹp quyến rũ của một vùng biển vừa có vẻ đẹp hùng vĩ từ núi rừng tĩnh lặng, lại có nét thơ mộng từ sóng biển mênh mông. Với hình cánh cung, bãi biển Thiên Cầm có tới 3 bãi tắm nằm tựa lưng vào chân núi, trong đó, bãi chính dài 3 km. Dưới chân núi là chùa Yên Lạc, trên núi có chùa Cầm Sơn - những chốn tâm linh, thanh tịnh du khách có thể tìm về; ngoài khơi xa là Hòn Én, Hòn Bớc với những bãi đá hoang sơ, kỳ thú.
Chùa Cầm Sơn. Ảnh: Kiều Minh
Đến với Thiên Cầm, du khách sẽ được đắm mình trong làn nước trong xanh như ngọc, hít thở không khí trong lành; được trải nghiệm đi chợ cá Cồn Gò cùng người dân địa phương, thưởng thức những món ăn đặc sản của miền biển như: mực một nắng, các loại hải sản phong phú...
Đặc sản mực một nắng Cẩm Nhượng. Ảnh: Hương Thành
Không chỉ có cảnh sắc núi non hùng vỹ, đặc sản ngon nức tiếng, Thiên Cầm còn để lại trong lòng du khách những nét văn hóa độc đáo của người miền biển được lưu truyền qua nhiều thế hệ như điệu hò chèo cạn, tín ngưỡng thờ cúng cá Voi (hay còn gọi là Đức Ngư Ông).
Lễ hội cầu ngư, chèo cạn ở Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) là một trong những nét văn hóa độc đáo được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh tư liệu của Hương Thành.
Lễ hội cầu ngư (video tư liệu của Hương Thành).
Theo nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc (tổ dân phố Tây Long - thị trấn Thiên Cầm), hò chèo cạn thường được ngư dân làng Nhượng Bạn (xã Cẩm Nhượng) diễn xướng vào lễ Cầu ngư, ngày kỵ của Đức Ngư Ông. Lễ hội Cầu ngư để tưởng nhớ công đức của người xưa, vừa thể hiện lòng mong ước quốc thái, dân an, trời yên biển lặng, ngư dân đi biển được mùa, bội thu...
Chợ cá Cồn Gò. Ảnh: Hương Thành
Hải sản chợ cá Cồn Gò. Video: PV
"Dù là tập tục của người dân làng Nhượng Bạn nhưng lễ Cầu ngư, hò chèo cạn dường như đã trở thành nét văn hóa quen thuộc của người dân vùng biển xứ này. Cùng với dân ca ví, giặm, hò chèo cạn thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, sự kiện khai trương du lịch biển, phục vụ du khách khi về với Thiên Cầm" - Nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc cho biết.
Bình minh trên biển Thiên Cầm. Ảnh: Đồng Anh
Núi non hùng vỹ, biển trời tươi đẹp, văn hóa và con người độc đáo, Thiên Cầm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển. Năm 2009, UBND tỉnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Thiên Cầm tỷ lệ 1/5000. Theo quy hoạch, khu du lịch có tổng diện tích 1.557 ha, trải rộng trên địa bàn 4 xã, thị trấn: Cẩm Dương, Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh và thị trấn Thiên Cầm.
Thiên Cầm đang trở lại với những tín hiệu khởi sắc khi mùa du lịch 2022 bắt đầu. Ảnh: Đồng Anh
Ông Võ Tá Nhân - Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm cho biết: "Để thực hiện đồ án, tỉnh đã từng bước đầu tư hạ tầng, kết nối giao thông khu du lịch với tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng; nâng cấp kè biển Thiên Cầm - Cẩm Nhượng; xây dựng một số tuyến đường trong khu du lịch... Hiện nay, một số dự án đang được khảo sát, khởi công như: nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối thị trấn Cẩm Xuyên - thị trấn Thiên Cầm; xây dựng hạ tầng đồng bộ khu du lịch; dự án khu đô thị dịch vụ biển; dự án thương mại và dịch vụ Nam Thiên Cầm; hạ tầng cụm công nghiệp, cảng cá Cẩm Nhượng".
Cầu Cửa Nhượng. Ảnh: Thanh Hải
Sau nhiều mùa hè "ngủ yên" vì dịch bệnh, Thiên Cầm đang trở lại với những tín hiệu khởi sắc khi mùa du lịch 2022 bắt đầu. Chỉ tính riêng trong kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, Khu du lịch biển Thiên Cầm đã đón khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Để chuẩn bị cho lễ khai trương du lịch biển dịp 30/4 - 1/5 sắp tới, chính quyền và người dân địa phương đã lên kế hoạch chi tiết các chương trình: đêm gala "Hà Tĩnh - âm vang biển", liên hoan dân ca ví, giặm, giải bóng chuyền bãi biển nữ, lễ hội đua thuyền, lễ cầu ngư kết hợp đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội ẩm thực...
Ảnh: Kiều Minh
Các công trình đang được đầu tư xây dựng ở Khu du lịch Thiên Cầm. Ảnh: Kiều Minh
Biển Thiên Cầm vẫn vi vút, du dương những khúc hát từ ngàn xưa. Với những dự án đã và đang được triển khai, trong tương lai hứa hẹn một Thiên Cầm mới - một "cung đàn mới" tương xứng với tiềm năng đất trời đã ban tặng.
Đà Nẵng kích hoạt nhiều hoạt động du lịch về đêm Các khu phố đêm như An Thượng, Mỹ An, tuyến đường Bạch Đằng, cầu Tình yêu... đã sáng đèn và đây là những hoạt động thu hút du khách đến Đà Nẵng. Nhiều gói combo kích cầu đậm ưu đãi Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, ngành du lịch Thành phố đã và đang tổ chức hàng loạt các hoạt động, sự kiện...