Du khách xúc động bởi Cồn Sơn “nặng nghĩa tình”
Cần Thơ – Nổi tiếng với mô hình du lịch cộng đồng, Cồn Sơn đã trở thành điểm dừng chân gây thương nhớ cho khách tham quan.
“Cái nghĩa, cái tình” ở Cồn Sơn
Chúng tôi đến Cồn Sơn vào một ngày trời trong xanh và đầy gió, đây là cù lao nhỏ nằm giữa dòng sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là Cần Thơ.
Tại đây, chúng tôi gặp cô Nguyễn Thuỳ An (66 tuổi) – du khách đến từ Sài Gòn. Cô cho biết mình cũng đã lớn tuổi, muốn rời xa thành phố để về với những vùng quê yên bình không vướng bận, tìm sự thư giãn, thoải mái nơi miền Tây chân chất thật thà và giàu tình cảm này.
“Khi đến đây, cô xúc động bởi cái nghĩa, cái tình của người dân Cồn Sơn. Ở những thành phố hoa lệ, con người ta hơn thua từng chút một vì lợi ích cá nhân thì các hộ gia đình nơi đây lại hết lòng yêu thương, tương trợ nhau khiến mình phải ngưỡng mộ và cảm động” – cô An chia sẻ.
Cô An cùng với chồng và đoàn du khách Sài Gòn tham quan bè cá Bảy Bon tại Cồn Sơn, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ. Ảnh: Yến Phương.
Cô đặc biệt ấn tượng với mô hình du lịch cộng đồng nơi đây, mỗi hộ gia đình có một công việc riêng nhưng tất cả đã hỗ trợ, bù đắp cho nhau tạo nên một Cồn Sơn nặng nghĩa tình. Ví dụ trên bàn ăn có 7 món thì 7 hộ gia đình mang đến, mỗi nhà một món, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Cô An cho biết thêm, không chỉ riêng cô mà hầu hết tất cả những du khách trong đoàn du lịch của cô tại đây đều cảm động và hài lòng với những điều mà mảnh đất Cồn Sơn mang lại cho họ trong chuyến đi này.
Theo cô An, khi đến Cồn Sơn tham quan du lịch là một cách để san sẻ khó khăn, giúp cho đời sống người dân nâng cao. Vậy nên khi về cô sẽ chia sẻ cho bạn bè, người thân về điểm đến này.
Video đang HOT
Tiến tới du lịch tái tạo
Ông Lý Văn Bon – chủ bè cá Bảy Bon (Cồn Sơn) chia sẻ, du khách đến đây có thể thấy người dân bản địa có cuộc sống tuy hơi vất vả nhưng họ rất yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi việc như hái trái cây, cất nhà, làm đám tiệc,… và đặc biệt là đoàn kết trong phát triển du lịch cộng đồng.
Mỗi nhà là một món ăn, mỗi nhà là một câu chuyện trên mảnh đất cù lao Cồn Sơn. Ảnh: Tạ Quang.
Là người khởi xướng mô hình du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn, chị Lê Thị Bé Bảy – Phó phòng Văn hóa – Thông tin quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ cho biết, trước đây Cồn Sơn là vùng đất 5 không: không đường, không trường, không trạm, không điện, không nước sạch,… vậy nên cuộc sống người dân hầu hết đều xếp vào hộ nghèo, nhờ có mô hình du lịch cộng đồng mà đời sống người dân đã được cải thiện hơn.
Mô hình du lịch cộng đồng giúp đời sống người dân được cải thiện hơn, Ảnh: Tạ Quang.
Theo chị Bé Bảy, trong thời gian tới Cồn Sơn sẽ vượt qua giai đoạn du lịch bền vững tiến tới du lịch tái tạo; tức là sẽ tái tạo, nhân giống những loại cây và cá quý hiếm, làm sao cho cảnh quan ngày càng xanh, sạch hơn bằng cách trồng thêm hoa và cây cối.
“Chúng tôi sẽ mời khách bỏ lại các sản phẩm nhựa dùng một lần ở phía bên kia của Cồn Sơn. Tái tạo lại đời sống thực vật, động vật và tái tạo lại không gian sống, sức khoẻ của người làm du lịch và khách tham quan. Dựa trên những nền tảng đã làm được, liên kết để tái tạo, tôi tin tưởng sẽ tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ và lan toả” – chị Bé Bảy chia sẻ thêm.
Xúc động lý do khiến nữ sinh Đại học Y trở về quê nghèo làm việc sau lễ tốt nghiệp
Nhiều người khâm phục lý do khiến nữ sinh Đại học Y quyết định trở về quê nghèo làm việc sau lễ tốt nghiệp.
Từ chối những lời mời đầy triển vọng, cô gái trẻ khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định trở về vùng quê nghèo khó để làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học Y.
Trước đây, cô gái từng là nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều người dân ở đất nước tỷ dân khi truyền thông đăng tải câu chuyện ngày ngày một cô bé ít tuổi bất chấp nguy hiểm đu dây cáp qua sông để đi học.
Nhân vật chính là Yu Yanqia còn được gọi với biệt danh "cô bé đu cáp" là người dân tộc thiểu số Lisu sinh sống trên vùng núi cao ở châu Nộ Giang thuộc tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.
Yu là người đầu tiên sinh sống trong làng học tới bậc Đại học. Giờ đây, cô gái quyết định trở về quê nhà để làm nhân viên y tế sau khi tốt nghiệp vào đầu năm nay, theo People's Daily.
Yu quyết định trở về vùng quê nghèo làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học Y Côn Minh. (Ảnh: Yu Yanqia)
Vào năm 2007 khi mới 8 tuổi, Yu bất ngờ trở nên nổi tiếng sau khi một nhà báo quay lại hình ảnh bé gái dùng hệ thống dây cáp bằng thép gắn vào các mỏm đá hai bên bờ để băng qua con sông Nộ Giang nằm gần ngôi làng nghèo khó mà em đang sống để tới trường và về nhà.
"Tiếng gió rít bên tai, dưới sông những cơn sóng nổi cuồn cuộn, tim cháu đập rất nhanh", cô bé Yu chia sẻ về trải nghiệm mỗi lần đu dây cáp trượt qua sông.
Ngay sau khi hình ảnh cô bé Yu dũng cảm đu cáp qua sông để đi học được truyền thông Trung Quốc đưa tin, một quỹ quyên góp trên phạm vi cả nước đã được thành lập.
Chính nhờ số tiền quyên góp này mà một cây cầy đã được xây dựng bắc qua sông Nộ Ginag chỉ một năm sau đó. Cây cầu giúp Yu và các em học sinh trong làng không còn phải mạo hiểm tính mạng để được đến trường học.
Cũng nhờ khoản tiền quyên góp của các nhà hảo tâm, Yu đã được tới Bắc Kinh và Côn Minh. Nhắc tới sự giúp đỡ của mọi người trong suốt những năm qua mà bản thân nhận được, Yu ví đó như là "những ánh sáng trong bóng tối".
Do đó, Yu cho hay cô cũng muốn được giúp đỡ những người khác sau khi tốt nghiệp Đại học Y Côn Minh vào tháng trước.
Bức ảnh nổi tiếng khi mới 8 tuổi dùng cáp trượt qua sông để đi học của Yu. (Ảnh: Yu Yanqia)
Yu đã từ chối nhiều lời mời gọi về làm việc để nhận lời Bệnh viện Nhân dân Nộ Giang, cơ sở y tế gần nhà ở quê. Bắt đầu từ tháng Chín tới, Yu sẽ làm việc tại đây.
"Tôi chỉ đưa ra quyết định mà nhiều người cũng sẽ làm như vậy, bởi suốt chặng đường qua, tôi đã luôn nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều người", cô Yu nói.
"Tôi hy vọng khi được làm việc cùng các nhân viên y tế ở Nộ Giang, tôi có thể đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế tại quê hương mình", cô Yu nói thêm.
Vào cuối những năm 2000, Yu là một trong số nhiều người thuộc nhóm dân tộc tiểu số Lisu phải sử dụng hệ thống cáp trượt làm phương tiên chính để di chuyển ra thế giới bên ngoài.
Dù sau này nhiều cây cầu đã được xây dựng bắc qua sông Nộ Giang, nhưng do người dân địa phương sinh sống rải rác trên các vùng núi nên họ thường phải đi bộ rất xa mới tới được các cây cầu. Điều này dẫn tới không ít người vẫn chọn cách trượt cáp qua sông cho nhanh.
Hiện có hơn 40 cáp treo đã được gỡ bỏ để thay vào đó là 36 cây cầu bắc qua sông Nộ Giang và 2 con sông lớn khác nằm ở châu Nộ Giang kể từ khi dự án "thay cáp bằng cầu" được chính quyền địa phương triển khai từ năm 2011.
Có một Huế ở trong tôi Tôi đã đi qua Huế, dừng lại vài lần. Nhưng có lẽ những lần trước chưa đủ duyên nên tôi chẳng có cảm giác gì về Huế. Nói đúng hơn là một thứ cảm giác lơ mơ, nhạt nhòa. Phải đến lần này thì tôi cảm thấy mình đang chạm tới Huế. Huế vẫn đang ở đây, bên dưới những rêu phong của...