Du khách sững sờ trước vẻ đẹp của 1 trong 4 cây cầu nổi tiếng nhất lịch sử cổ đại TQ
Trải qua nhiều làn hư hại và được sửa chữa, cây cầu này hiện nay có một vẻ đẹp tráng lệ pha lẫn cổ kính, được rất nhiều du khách yêu thích.
Trung Quốc nổi tiếng là quê hương của những cây cầu. Cho tới ngày nay, có không ít những cây cầu mái vòm xuất hiện từ thời nhà Hán, nhà Tuỳ vẫn còn được bảo tồn tốt. Đặc biệt vào thời nhà Tống, công nghệ làm cầu có thể nói đã đạt tới trình độ đỉnh cao, vô số những cây cầu có kết cấu độc đáo được xây dựng. Điển hình nhất phải kể đến cầu Guangji (Yểm Tế), được biết đến là 1 trong 4 câu cầu nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại.
Vào cuối nhà Đường, Triều Châu ở tỉnh Quảng Đông là nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Lúc này, một số lượng lớn gốm sứ được bán ra nước ngoài. Vào thời nhà Tống, giao thương đạt đến đỉnh cao, Triều Châu trở thành thành phố lớn thứ 2 ở Quảng Đông, chỉ sau Quảng Châu. Bến cảng ở đây trở thành con đường gốm sứ nổi tiếng.
Cầu Guangji là trung tâm giao thông quan trọng từ Quảng Đông đến Phúc Kiến và Chiết Giang, là 1 trong 8 danh lam thắng cảnh ở Triều Châu. Sau này, nơi đây trở thành địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng cấp quốc gia.
Video đang HOT
Vào tháng 3 hằng năm, nước sông dâng cao, cầu Guangji giống như con rồng nằm trên sóng. Cảnh tượng đặc biệt này xuất hiện nhiều trong các bài thơ cổ.
Cầu Guangji được xây dựng vào năm 1171 của triều đại nhà Tống. Vào thời điểm đó, nó là một cây cầu nổi bao gồm 86 chiếc thuyền lớn được nối với nhau, có tên ban đầu là cầu Kangji.
Năm 1174, cây cầu này bị vỡ do lũ lụt nên đã được xây dựng lại với những trụ cầu cố định. Trải qua nhiều lần hư hại và sửa chữa, nó được làm lại một cách chắc chắn nhất vào năm 1958. 18 chiếc thuyền con thoi được tháo dở và xây dựng lại lần nữa. Tháng 10/2003, nó được bảo trì toàn diện để có vẻ ngoài đẹp nhất. Việc khôi phục tổng thể dựa trên phong cách kiến trúc thời nhà Minh, trở thành cây cầu du lịch nổi tiếng cho đến nay.
UNESCO ghi danh thêm 4 địa danh vào danh sách Di sản thế giới
Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 25/7 đã ghi danh thêm 3 địa điểm nổi tiếng ở châu Á và 1 địa danh nổi tiếng ở châu Âu vào danh sách Di sản Thế giới.
Môt góc công viên Buen Retiro
Theo thông báo từ UNESCO sau cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chủ trì từ thành phố Phúc Châu (Trung Quốc), 4 địa danh mới này là: "Tuyền Châu: Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên - Trung Quốc" (ở Trung Quốc), "Đền Ramappa" ở Ấn Độ, "Tuyến đường sắt xuyên Iran" của Iran và khu cảnh quan văn hóa "Paseo del Prado và Buen Retiro" của Tây Ban Nha.
Thành phố cảng Tuyền Châu (Quanzhou) ở phía đông Trung Quốc từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại".
Nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến (Fujian), Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Quốc cổ đại.
Chùa Wanshou ở thành phố Shishi, Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc.
Quần thể di sản Tuyền Châu bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố. Việc thành phố cảng Tuyền Châu được công nhận lần này đã giúp nâng tổng số Di sản Thế giới được UNESCO công nhận của Trung Quốc lên 56 di sản.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam (Ấn Độ), thường được biết đến với tên gọi "Đền Ramappa", là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất hơn 40 năm công trình mới hoàn tất.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam, Ấn Độ.
Theo Ủy ban Di sản của UESCO, các tác phẩm điêu khắc của ngôi đền có chất lượng nghệ thuật cao, minh họa các điệu nhảy truyền thống của khu vực và văn hóa Kakatiyan. Ngoài kiến trúc và những chạm khắc tinh xảo trên tường, cột và trần của ngôi đền, đặc điểm đáng chú ý nhất của ngôi đền này là nó được xây dựng bằng gạch nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước.
Tuyến đường sắt chạy xuyên Iran là địa điểm thứ 3 của châu Á nằm trong danh sách Di sản Thế giới lần này là. Tuyến đường sắt dài 1.394km, nối Biển Caspi ở phía đông bắc với Vịnh Ba Tư ở phía tây nam, băng qua hai dãy núi, nhiều con sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, đồng thời trải qua 4 khu vực khí hậu khác nhau.
Một đoạn của tuyến đường sắt chạy xuyên Iran
Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt này nổi tiếng với quy mô và các công trình kỹ thuật cần thiết để vượt qua các tuyến đường dốc và hiểm trở.
Ngoài 3 địa danh tại châu Á, một địa danh châu Âu có mặt trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm nay là khu cảnh quan rộng 200hahợp thành bởi đại lộ Paseo del Prado và Công viên Buen Retiro , nằm ở trung tâm đô thị của thủ đô Madrid, Tây Ban Nha.
Đại lộ Paseo del Prado (đường màu đỏ trong ảnh) bao quanh Công viên Buen Retiro hợp thành khu vực cảnh quan Di sản Thế giới của UNESCO vừa được công bố.
Phát triển từ thế kỷ 16, đại lộ và các tòa nhà trong khu vực "minh họa cho khát vọng về một xã hội không tưởng trong thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Tây Ban Nha", Ủy ban Di sản cho biết.
Việc nhận được danh hiệu Di sản Thế giới của UNESCO ngoài được vinh danh còn giúp các di sản này tiếp cận được nguồn quỹ bảo tồn của Liên hợp quốc cũng như được giới thiệu trong các sách hướng dẫn du lịch trên khắp thế giới.
Những ngôi làng bí ẩn nhất Trung Quốc Những thị trấn và làng cổ ở Trung Quốc luôn thu hút được rất đông du khách, không chỉ bởi lối sống yên bình, kiến trúc cổ xưa và những cảnh quan duyên dáng mà bởi những điều bí ẩn cất giấu ở nơi đó. Ngôi làng nằm trên một tảng đá (Vân Nam) Ở tỉnh Vân Nam, thành phố Lệ Giang, có...