Du khách kinh ngạc trước những bộ lạc châu Phi ấn tượng nhất
Châu Phi được biết đến như một lục địa của các bộ lạc và chủ đề về sắc tộc ở châu Phi là một trong những điều hấp dẫn du khách nhất.
Là một lục địa rộng lớn có thể được chia thành nhiều khu vực, với khoảng 3.000 bộ lạc và 2.000 ngôn ngữ và thổ ngữ, châu Phi có sức cuốn hút ở mọi nơi. Dưới đây là một số bộ lạc ấn tượng nhất về lịch sử và lối sống.
Bắc Phi
Tuareg
Người đàn ông Tuareg ở Maroc
Người Tuareg là một bộ tộc lớn của sắc tộc Berber, chiếm giữ những khu vực rộng lớn của sa mạc Sahara. Là những người chăn nuôi du mục, họ di chuyển liên tục để tìm kiếm thức ăn và nước uống. Do đó, họ được tìm thấy ở các quốc gia Địa Trung Hải như Libya và Algeria cũng như các quốc gia trong khu vực được gọi là Sahel, trên ranh giới phía nam của Sahara, chẳng hạn như Niger.
Bedouin
Bộ lạc Bedouin ở Ai Cập
Người Bedouin là những người du mục gốc Ả Rập sống ở Đông Bắc châu Phi nhưng họ cũng sống rải rác rộng khắp Iraq và Bán đảo Ả Rập. Cái tên bắt nguồn từ tiếng Ả Rập “badawi” có nghĩa là cư dân trên sa mạc. Phần lớn người thuộc bộ lạc này theo đạo Hồi, họ sống bằng nghề chăn dê và lạc đà.
Dogon
Bộ lạc Dogon ở Mali
Người Dogon là một nhánh của nhóm ngôn ngữ Niger-Congo, một bộ tộc có từ 400.000 đến 800.000 người. Họ sống trong những ngôi làng ở vị trí phòng thủ tốt trên Cao nguyên Trung tâm của Mali và Burkina Faso.
Người ta cho rằng, ban đầu, họ đến từ phía bắc để tránh bị Hồi giáo hóa và cuộc sống của họ xoay quanh tôn giáo truyền thống của bộ lạc, mặc dù một số hiện nay là người Hồi giáo và những người khác theo đạo Thiên chúa. Nổi tiếng về nghệ thuật và kiến thức thiên văn, người Dogon tồn tại bằng cách trồng trọt và chăn nuôi.
Tây Phi
Video đang HOT
Yoruba
Phụ nữ Yoruba khiêu vũ ở Nigeria
Người Yoruba hầu như chỉ sống ở Tây Nam Nigeria (chiếm 21% dân số) với số lượng hơn 40 triệu người, do đó, họ được coi là bộ tộc lớn nhất ở toàn bộ Tây Phi. Khu vực trung tâm rộng lớn của Lagos chủ yếu là người Yoruba với cách ăn mặc và lối sống khá hiện đại, người ta chỉ có thể phân biệt được họ bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở các thị trấn nông thôn khác trong vùng Yoruba rộng lớn, nhiều người vẫn sống cuộc sống tự cung tự cấp theo truyền thống từ xa xưa.
Ashanti
(Ảnh: Bộ lạc Ashanti ở Ghana)
Với dân số khoảng 9 triệu, người Ashanti của Ghana có ngôn ngữ riêng, mặc dù ngôn ngữ thuộc địa, tiếng Anh được phổ biến ở các thành phố lớn.
Tôn giáo của họ liên quan đến siêu nhiên và tâm linh cùng với tổ tiên rất quan trọng trong đời sống gia đình. Những khía cạnh đó được thể hiện rõ ràng hơn ở các vùng nông thôn cách xa thủ đô Accra của Ghana.
Mbenga
(Ảnh: Phụ nữ của Bộ lạc Mbenga)
Dân tộc Pygmy được biết đến nhiều nhất là người Mbenga sống ở lưu vực Tây Congo. Có hàng chục nhóm người lùn khác nhau với nhóm Mbenga nói tiếng Bantu và Ubangian. Họ là những người săn bắn, hái lượm phụ thuộc phần lớn vào những gì rừng có thể cung cấp.
Họ trao đổi với hàng xóm để lấy những thứ khác mà họ cần. Rất khó để xác định những con số chính xác nhưng những nghiên cứu gần nhất cho thấy khoảng nửa triệu người sống trong rừng nhiệt đới Congo.
Đông Phi
Hamer
(Ảnh: Bộ lạc Hamer ở Ethiopia)
Thung lũng Omo của Ethiopia là một địa điểm hấp dẫn. Hamer là một bộ tộc sống trong thung lũng màu mỡ này, nơi hoạt động chính của họ là chăm sóc gia súc và còn được biết đến với nghi lễ nhảy bò. Ethiopia đang thu hút lượng khách du lịch ngày càng tăng và những điểm thu hút chính của nó là các bộ lạc ở thung lũng phía nam này.
Maasai
(Ảnh: Bộ lạc Maasai ở Kenya)
Có lẽ nổi tiếng nhất ở Đông Phi là bộ tộc Maasai. Bộ lạc này phần lớn sống ở Kenya và khu vực họ sinh sống rất gần nhiều công viên nổi tiếng ở Đông Phi, điều này có nghĩa là họ đã tiếp xúc nhiều với khách du lịch nước ngoài. Là một phần của Nhóm Dân tộc Nilotic, họ nói tiếng Maa và số lượng của họ đang tăng lên gần 900.000 người.
Hadzabe
(Ảnh: Bộ lạc Hadzabe ở Tanzania)
Bộ lạc Hadzabe ở Tanzania là những người du mục đích thực cuối cùng, những người săn bắn hái lượm ở Đông Phi. Họ săn bắn bằng cung tên trong khi những người phụ nữ tìm kiếm các loại quả và trái cây ăn được. Những khách du lịch có tinh thần phiêu lưu thực sự có thể đi du lịch cùng họ như một trải nghiệm văn hóa.
Nam Phi
San
(Ảnh: Bộ lạc San ở Botswana)
Thường được biết đến với cái tên Bushmen of the Kalahari, San đã phát triển các kỹ năng để săn bắn và tồn tại trong một vùng đất sa mạc dường như hoàn toàn cằn cỗi. Kỹ năng bám sát con mồi của họ nổi tiếng, thành công của họ với cung tên và mũi tên tẩm độc đều rất ấn tượng.
Người San được tìm thấy trên khắp Nam Phi ở các nước như Botswana, Angola và Zimbabwe. Có sự khác biệt đáng kể về ngôn ngữ trên lãnh thổ rộng lớn của họ, nhưng kỹ năng sinh tồn tốt là đặc điểm chung của tất cả mọi người.
Zulu
(Ảnh: Bộ lạc Zulu của Nam Phi)
Số lượng người Zulus ngày nay là khoảng 10 triệu và họ là một bộ tộc chiến binh hùng mạnh với Vương quốc của Shaka vào đầu thế kỷ 19. Ngôn ngữ của họ là một trong những ngôn ngữ chính thức của Nam Phi và khu vực sinh sống chủ yếu tại KwaZulu-Natal ở Nam Phi
Bờ biển Ấn Độ Dương
Himba
(Ảnh: Bộ lạc Himba của Namibia)
Bộ lạc nhỏ này sống ở Bắc Namibia và lên tới con số khoảng 50.000 người, cuộc sống là bán du mục, với những người di chuyển tìm kiếm chăn thả gia súc của họ. Ngôn ngữ của họ được xếp vào nhóm Bantu.
Làng gạch gốm Mang Thít 'Vương quốc đỏ' của Vĩnh Long
Vĩnh Long, không chỉ có miệt vườn trái cây trĩu quả, những điểm du lịch sinh thái độc đáo. Nơi đây còn có một làng nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ, đó là làng gạch gốm Mang Thít.
Nằm dọc ven sông Cổ Chiên, kênh Thầy Cai, được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều phù sa màu mỡ. Phù sa qua nhiều năm tích tụ, trầm lắng đã hình thành nên những mỏ đất sét "vàng". Làng nghề gạch gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Những lò gạch, gốm mọc lên kéo dài hàng chục km, trông xa như những lâu đài thu nhỏ. Thời hoàng kim - những năm 1980, cả "vương quốc" có trên dưới 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò. Từ những sản phẩm bình dân như chum, vại, gạch, ngói cho tới những sản phẩm cao cấp hơn là bát, đĩa, chén... sản xuất ra đều được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận "Gốm đỏ Vĩnh Long" đặc trưng.
Cuộc sống gắn liền với từng viên gạch nung đỏ,vì thế mỗi gia đình ở đây đều có từ 2 - 3 miệng lò. Vào mỗi buổi chiều, ánh hoàng hôn rực rỡ chiếu lên những khối gạch xếp chồng khiến cả không gian ánh lên màu đỏ rực. Vì vậy nơi đây được người dân gọi là "vương quốc đỏ".
Kiến trúc một lò gạch thường cao từ 7 đến 12m, có hình tháp tròn, nhỏ dần ở đỉnh. Người ta cần đến 5 ngày để tải và dỡ gạch, 15 ngày để nung và 10 ngày để xây cửa lò và chờ gạch nguội. Gạch được nung bằng trấu với quy trình kiểm tra, canh lửa rất cẩn trọng, để đảm bảo gạch 'chín' vừa đúng. Sau khoảng 1 tháng nung, thành phẩm thu được là khoảng 120.000 viên gạch đỏ au đúng chuẩn. Trước kia khi giao thông chưa phát triển, gạch được vận chuyển đi khắp miền Nam bằng đường sông.
Hiện giờ vương quốc gạch đỏ ở Vĩnh Long, chỉ còn số ít những lò gạch này nổi lửa, do chỉ còn ít hộ gia đình còn bám trụ với nghề truyền thống. Hàng trăm lò gạch nằm đó, nhưng một số đã mọc rêu, bụi đã bám, phủ lên "vương quốc đỏ" màu thời gian đầy cổ kính.
Viên ngọc ẩn mình trong 'Vương quốc hang động' Quảng Bình Ngoài danh xưng 'Vương quốc hang động', Quảng Bình vẫn còn vô vàn những ẩn số chưa có lời giải, những kỳ quan chìm lấp dưới đại ngàn mênh mông và dào dạt chảy trôi sâu trong lòng đất. Nổi bật trong số đó, không thể bỏ qua danh thắng với cái tên lạ kỳ - 'Suối nước Moọc'. Tọa lạc ở nơi...