Du khách đến với Huế, không thể bỏ qua Lăng Vua Khải Định
Có thể nói rằng Lăng Khải Định là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế, hiện là điểm đến đang thu hút khách mỗi ngày.
Lăng Khải Định nằm trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn. Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Phía trước công trình là một cổng chào uy nghiêm với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lớn. Các trụ cổng được làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.
Sân chầu Bái Đình có Bi Đình (nhà bia) ở giữa, hai bên sân là hai hàng tượng lính bằng đá hiếm đứng hướng mặt vào giữa sân.
Bi Đình hình bát giác xây bê tông cốt thép, có những những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể.
Bia đá trong Bi Đình ghi về cuộc đời và sự nghiệp vua Khải Định. Từ sân chầu Bái Đình tiếp tục đi lên sẽ đến cung Thiên Định. Đây là công trình kiến trúc chính, nằm ở vị trí cao nhất của lăng Khải Định.
Công trình được xây dựng công phu và tinh xảo, gồm 5 phần liền nhau. Phía trước cung Thiên Định là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định. Sau điện Khải Thành là chính tẩm, nơi đặt mộ vua. Chính giữa căn phòng này có một bửu tán làm bằng bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do hai người Pháp thực hiện theo yêu cầu của vua.
Theo các sử liệu, thi hài nhà vua đã được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ có hình vầng mặt trời đang lặn, tượng trưng cho sự băng hà của vua. Phía trong cùng căn phòng là khám thờ bài vị của vua.
Toàn bộ nội thất trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh, thể hiện những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện… và.cả những vật dụng hiện đại như đồng hồ báo thức.
Trong cung còn có một bức tượng Vua Khải Định được tạc khoảng năm 1918, cả về kích thước và tạo hình đều giống với người thực. Nhiều cổ vật gắn với cuộc đời vua Khải Định cũng được trưng bày tại đây. Theo sử sách, Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc, trong đó Ứng Lăng là công trình nổi bật.
Lăng khởi công ngày 4/ 9/1920, do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước.
Video đang HOT
Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu… để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Ngày nay, lăng Khải Định được mở cửa thường xuyên, là một trong những địa điểm thu hút đông du khách tham quan nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế, một Di sản thế giới của Việt Nam.
Đồng Hoa (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Nhân gian ngàn năm ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn uốn mình dọc theo bờ Đà Giang, Trung Quốc, tựa lưng vào núi non hùng vĩ.
Hơn một ngàn năm qua, trấn Phượng Hoàng vẫn hờ hững với những bước chuyển mình của thế giới hiện đại, lặng yên gìn giữ văn hóa và kiến trúc Trung Hoa cổ xưa, chỉ âm thầm nhìn ngắm và lắng nghe vạn chuyện nhân gian.
Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, là nơi sinh sống của người Miêu, người Thổ Gia và người Hán.
Ảnh: citizenoftheworld
Trấn Phượng Hoàng có nét náo nhiệt, phồn hoa của những mái ngói cong cong, của dãy lồng đèn treo cao đỏ thắm vào ban ngày và soi sáng rực dòng Đà Giang vào ban đêm. Đó không phải kiểu hoa lệ ta thường nghĩ khi nói về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng chính là kiểu hoa lệ của một trung tâm chính trị, văn hóa phồn thịnh dưới thời Minh - Thanh.
Có nhiều truyền thuyết lý giải về cái tên của cổ trấn, nhưng tất cả đều gắn với chim phượng hoàng - loài sinh vật thần thoại hóa tro trong lửa đỏ rồi lại vươn mình hồi sinh từ đống tro tàn.
Có truyện kể về một đôi chim phượng hoàng, vì say đắm vẻ đẹp của vùng đất này mà dùng dằng chao lượn, không bay đi như luyến tiếc nhân duyên với con người. Truyện khác lại về đôi phượng hoàng tu luyện bên Đức Phật, vì xót thương dân chúng lầm than trong hỏa hoạn mà tình nguyện lao vào lửa, hy sinh để cứu cả thị trấn. Từ đó, người ta đặt tên trấn là Phượng Hoàng.
Ảnh: @cocoanext/Instagram.
Thời gian gần đây, Phượng Hoàng cổ trấn trở thành điểm dừng chân mơ ước của nhiều du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và cảnh phố thị cổ kính, rêu phong của Trung Quốc thời xưa. Có người đến vì mê cảm giác "thoát tục", muốn thử sống như trong phim cổ trang Trung Quốc. Có người đến chỉ mong tránh xa phố thị ồn ào, ngồi trên lầu cao thưởng một chén trà. Người khác lại chỉ tìm kiếm những câu chuyện lịch sử ẩn dưới tầng kiến trúc cũ xưa.
VỮNG CHÃI ĐIẾU CƯỚC LÂU
Phần lớn các công trình kiến trúc cổ còn tồn tại nguyên vẹn cho đến nay tại Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng vào thời nhà Thanh (1636 - 1912), do người Hán và người Miêu chung tay gìn giữ.
Ảnh: ECNS.com.
Những tòa nhà cổ kính thường xuyên xuất hiện trong các bức ảnh du lịch là loại hình kiến trúc đặc trưng cho văn hóa địa phương: kiến trúc điếu cước lâu (diaojiaolou). Ban đầu, điếu cước lâu là kiểu nhà sàn truyền thống của người Miêu và người Thổ Gia, xuất hiện nhiều ở vùng Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, do các dân tộc thiểu số chung sống hòa hợp với người Hán tại Phượng Hoàng trấn, cách xây nhà ở truyền thống của họ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, dần dà biến đổi cho phù hợp với địa lý và xã hội khu vực, hình thành bản sắc riêng của cổ trấn.
Nhà kiểu điếu cước lâu chỉ có một nửa sàn tựa trên hàng cột chống xuống nước hay sườn núi. Độ dốc địa hình khiến các tòa nhà trông có vẻ xiêu vẹo, chênh vênh, nhưng thực chất lại rất vững chãi và an toàn.
Ảnh: @nicholasku_/Instagram.
Người dân địa phương xây nhà bằng các vật liệu sẵn có, dễ dàng tìm được xung quanh như gỗ thông, đá cuội và đất sét. Những ngôi nhà ở Phượng Hoàng cổ trấn vì thế mà mang màu sắc nguyên bản của tự nhiên, nhẹ nhàng hòa vào cảnh núi non, sông nước chung quanh như một phần của bức tranh thủy mặc khổng lồ. Lớp lớp nhà nối tiếp nhau, phóng khoáng, dân dã, bất chấp mọi quy củ, khác hẳn với kiểu kiến trúc thành quách, cung điện trật tự đâu ra đấy ở thủ đô Bắc Kinh.
Ảnh: @hanah_nguyen3012/Instagram.
MỀM MẠI DÒNG ĐÀ GIANG
Vừa đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi một trời sắc xanh: xanh của vạt núi rừng ôm trọn lấy cổ trấn, xanh của mái ngói âm dương rêu phong cong vút, xanh của dòng sông Đà Giang êm ả, hữu tình.
Con sông xanh biếc vừa là nguồn nước chủ yếu của dân cư, vừa là tuyến giao thông đường thủy, vừa là điểm thu hút trong những bộ ảnh du lịch đẹp nao lòng của khách tham quan. Ngày trước, trấn Phượng Hoàng chỉ nằm vỏn vẹn một bên bờ sông, nhưng nhờ địa thế thuận lợi cho giao thương, phát triển mà dân cư ngày một sinh sôi, mở rộng ra cả hai bên bờ.
Ảnh: @darren_cantwell/Instagram.
Dân cư, văn hóa nhờ dòng nước Đà Giang mà sinh sôi trù phú xuôi về phương Đông. Bản sắc địa phương đặc sắc nhất ở đây, bình dị nhất cũng ở đây. Vì thế, nếu muốn chiêm ngưỡng trọn vẹn Phượng Hoàng cổ trấn trong một khung cảnh, hãy đến với Đà Giang. Du khách có thể ngồi trên ban công vươn ra sông của một quán trà, vừa nhâm nhi trà thơm, vừa ngắm cuộc sống giản dị, bình lặng của đô thị cổ in bóng xuống mặt sông.
Ảnh: Easytourchina.
Nếu thích dịch chuyển, bạn cũng có thể dạo bộ hoặc chọn đi thuyền tham quan trên sông. Ngồi trên con thuyền nhỏ xuôi dọc theo dòng Đà Giang, phong cảnh trấn Phượng Hoàng chậm rãi lướt qua hai bên như một cuốn phim. Sóng nước dập dềnh thường khiến người ta có cảm giác nao nao rất lạ, thêm khung cảnh Trung Quốc được bảo tồn nguyên vẹn từ thời xa xưa dường như xóa mờ ranh giới giữa mộng và đời.
Ảnh: @yutzuchennn/Instagram.
Ảnh: @knottfdg/Instagram.
RỰC RỠ CUỘC ĐỜI PHỐ CỔ
Những câu chuyện văn hóa, đời sống của người dân Phượng Hoàng cổ trấn có sẵn trong từng ngôi nhà, từng ngóc ngách đường phố, chờ đợi những tâm hồn mê khám phá.
Dọc theo những con đường đá cũ kỹ là dãy cửa hàng bán sản phẩm truyền thống và các nhà hàng, các món ăn đường phố đặc sản địa phương. Khách du lịch thường mê mẩn những tấm lụa, thổ cẩm rực rỡ, những món trang sức bạc lấp lánh của dân tộc Miêu và Thổ Gia.
Ảnh: @cckkcc11/Instagram.
Ảnh: @knottfdg/Instagram.
Còn về ẩm thực, đến trấn Phượng Hoàng là phải thử món súp dưa muối đậu phụ, cá muối của người Miêu, lẩu cá cay, kẹo gừng, các loại bánh chiên, bánh hấp đa dạng, các sạp đồ nướng "shaokao" thơm phức...
Ở Phượng Hoàng cổ trấn, nổi bật hơn cả là nét văn hóa đầy màu sắc của dân tộc Miêu. Đi dạo trong phố cổ, du khách dễ dàng bắt gặp những cô gái Miêu mặc trang phục truyền thống thêu chỉ nhiều màu, đeo trang sức bạc bắt mắt, đội mũ miện bạc chạm khắc hoa lá, rồng, phượng quanh viền - phong cách chế tác trang sức là niềm tự hào của người Miêu.
Ảnh: @gerardo.robinson/Instagram.
Mỗi mùa trong năm, trấn Phượng Hoàng lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Chiếc áo mùa Xuân có những tán hoa nở soi bóng xuống dòng Đà Giang. Mùa Hè lại náo nhiệt với các lễ hội truyền thống của dân tộc ít người. Mùa Thu thơ mộng với sắc vàng, đỏ của những rặng cây. Mùa Đông tuyết rơi trắng xóa, phủ lên những lớp rêu phong phố cổ vẻ an tĩnh, trầm mặc khác hẳn ngày thường.
Ảnh: MelindaChan.
Ảnh: @trangteppp/Instagram.
Người ta thường chọn du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào những tháng Hè - Thu vì thời tiết dễ chịu, quang đãng, nhưng mùa nào ở cổ trấn cũng đẹp, cũng có cái thú riêng, làm nao lòng du khách bằng sức sống bền bỉ và vẻ đẹp ôn tồn giữa nhân gian.
Theo elle.vn
Kì thú Bãi đá Cầu vồng ở Tân Cương Wucaitan còn được gọi là Bãi đá Cầu vồng ở huyện Burqin, tỉnh Altay, khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Bãi đá được biết đến với những địa hình độc đáo được tạo ra bởi sự xói mòn bởi gió và nước mưa trong hàng triệu năm. Nằm ở phía tây bắc Trung Quốc (giáp với Nga, Mông Cổ và nhiều...