Du khách check in địa điểm quay ‘Lấy danh nghĩa người nhà’
Người hâm mộ đã nhanh chóng tìm ra địa điểm của hầu hết các cảnh quay trong ‘Lấy danh nghĩa người nhà’ ở thành phố Hạ Môn, Trung Quốc.
Phần lớn các bối cảnh trong bộ phim Lấy danh nghĩa người nhà đang gây sốt được thực hiện ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc. Đây là một thành phố ven biển yên bình, lãng mạn và cổ kính. Quán mì Hải Triều mang tên bố Lý, là một trong hai bối cảnh chính của các tập đầu phim. Địa điểm này xuất hiện ngay phân đoạn đầu tiên của phim, nơi các nhân vật chính gặp nhau cách đây 20 năm. Quán mì đóng vai trò quan trọng trong mạch phim, không chỉ là nơi 3 anh em Lý Tiêm Tiêm – Lăng Tiêu – Hạ Tử Thu gặp nhau mà còn là nơi đầy ắp kỷ niệm thời thơ ấu giữa họ. Sau nhiều năm xa cách, ba anh em hội ngộ nhau ở quán mì của bố Tiêm Tiêm, trong đó có cảnh Tiêm Tiêm ra mắt bạn trai với hai người anh.
Trên thực tế đây chỉ là một bối cảnh dựng, không phải là quán mì có thật, nằm ở đường Kim Đỉnh, thành phố Hạ Môn. Các thành viên tổ làm phim đã thiết kế một quán mì y như thật với 2 thời điểm khác nhau. Một hình ảnh khi các nhân vật còn nhỏ, quán mì khá đơn sơ, mang đúng phong cách những năm 2000. Một hình ảnh quán mì ở hiện tại đã được bố Lý trang hoàng, sửa sang. Sau khi đóng máy, đoàn phim đã trả lại không gian nguyên gốc nhưng du khách vẫn nhận ra địa điểm này. Một số người dân địa phương và khách du lịch đã kéo tới đây, chụp ảnh ở “quán mì bố Lý”.
Lý Tiêm Tiêm – Lăng Tiêu – Hạ Tử Thu không chỉ ở cùng nhà mà còn học cùng trường từ nhỏ tới lớn. Do đó, ba anh em thường xuyên khoác vai đi học trên đoạn đường dốc quanh co, thơ mộng với những căn nhà cổ và bóng cây đổ dài. Phần lớn các cảnh ba anh em đi học về đều được thực hiện ở đường Hoa Tân, quận Tư Minh, cách quán mì không xa. Ngoài ra, cảnh anh nhỏ Tử Thu ra tay trượng nghĩa cứu Minh Nguyệt cũng được thực hiện ở ngõ 21 đường Hoa Tân.
Đường Hoa Tân mang vẻ đẹp thơ mộng, yên bình, cổ kính, mang đặc trưng của thành phố Hạ Môn. Du khách có thể bắt gặp nhiều tòa nhà và quán cà phê xinh xắn. Địa điểm này được chính các fan của Lấy danh nghĩa người nhà ở Hạ Môn phát hiện ra. Một số fan đã tìm tới đây, diện trang phục học sinh để check in giống ba anh em trong phim.
Video đang HOT
Một bối cảnh khác của phim chính là khu nhà tập thể của bố Lý và bố Lăng. Đây là địa điểm quan trọng, kết nối quá khứ và hiện tại của các nhân vật chính. Ba anh em Tiêm Tiêm thường xuyên chơi đùa sau khi tan học về và cũng là nơi xảy ra một số tình tiết quan trọng như lúc mẹ Lăng Tiêu kéo vali bỏ đi trước sự chứng kiến của con trai hay khi Tiêm Tiêm vui sướng nhảy lên người anh trai sau quãng thời gian xa cách. Phía trong căn nhà được trang trí theo lối kiến trúc đặc trưng ở Phúc Kiến những năm 1990 – 2000 với gạch hoa, tủ gỗ, quạt máy…
Khu nhà nằm tại số 100 – 116 đường Hải Sơn, quận Hồ Lý, là một khu tập thể kiểu cũ với các dãy nhà cổ kính, “chuồng cọp” sắt đua ra ngoài ban công, thùng thư, cửa sắt sơn xanh… Đây là khu dân cư, tuy nhiên, du khách có thể đi vào bên trong, chụp ảnh ở cửa nhà Tiêm Tiêm trên tầng 2 hay ngồi ở bậc cầu thang nơi Lăng Tiêu thường trốn mỗi khi bố mẹ cãi nhau.
Trong những tập đầu phim, người xem khá thích thú với cảnh quay của ba nhân vật nhí ở sân vui chơi chung dưới khu nhà. Trong đó có một số cảnh ấn tượng như lúc Tiêm Tiêm chạy theo Lăng Tiêu rủ chơi cùng hay khi ba anh em cùng đánh nhau với đám bạn trong khu. Khu vực này là quảng trường Đông Vinh, cũng thuộc quận Hồ Lý, cách tiệm mì bố Lý không xa. Khu vực này có cảnh quan thoáng rộng, nhiều cây cổ thụ, sân chơi tập thể, xích đu, cầu trượt…
Ba anh em Tiêm Tiêm có một chốn bí mật trên sân thượng để ngồi tâm sự, mở tiệc và ngắm sao trời. Trên thực tế, đây không phải là sân thượng của tòa nhà tập thể mà được quay ở một địa điểm khác. Đoạn phim khá dài, quay đủ các góc nên du khách có thể thấy rõ 2 biểu tượng của thành phố Hạ Môn là cầu Hải Thương và núi Hồ Vĩ. Trong cảnh phim giới thiệu các tập sắp tới, Hạ Tử Thu sẽ cõng Tiêm Tiêm đi trên đoạn đường đi bộ ven biển, ngay sát cầu Hải Thương lung linh đèn sáng vào ban đêm.
Công viện vịnh Hải Thương xuất hiện trong một số cảnh phim đã chiếu và sắp chiếu của Lấy danh nghĩa người nhà. Lý Tiêm Tiêm thường ngồi đây vẽ tranh trong thời gian xa cách hai người anh. Khu vực này cũng là nơi mà lần đầu tiên ba anh em gặp lại nhau và ngồi trò chuyện. Công viên nằm ngay sát biển, khung cảnh lãng mạn, thoáng mát.
Trong những tập mới nhất, Hạ Tử Thu đã trở về và gây dựng sự nghiệp riêng với quán cà phê mang tâm huyết của mình. Anh chàng chăm chút cho công trình này từ không gian từ trong ra ngoài. Nhiều phân đoạn được thực hiện ở đây, trong đó có đoạn cả nhóm tụ tập ngày khai trương quán, bố Lý tới tìm Tử Thu để dò hỏi về mẹ anh hay khi Đường Xán gặp lại Trang Bắc…
Trên thực tế, đây là một quán cà phê có thật, tên là Good One. Đoàn làm phim đã giữ nguyên thiết kế của chủ quán từ nội thất đến ngoại thất. Tất cả đều không có gì thay đổi, ngay cả biển hiệu quán. Ngay khi tập phim được phát sóng, nhiều bạn trẻ đã tranh thủ tới “quán cà phê Tử Thu” để check in với những góc máy giống hệt trong phim.
Phía ngoài hiên trồng nhiều cây xanh, mang lại không gian lãng mạn. Một số bàn kê ngoài sân dành cho du khách thích ngồi dưới nắng.
Bộ phim Lấy danh nghĩa người nhà đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem. Phim lấy đề tài gia đình, xoay quanh cuộc đời của ba đứa trẻ Tiêm Tiêm – Lăng Tiêu và Tử Thu tuy không có quan hệ máu mủ nhưng coi nhau như ruột thịt. Phim có sự tham gia của các diễn viên trẻ nổi tiếng ở Trung Quốc như Đàm Tùng Vận, Trương Tân Thành, Tống Uy Long…
Mộc mạc cầu Kiều - điểm check in đắm say du khách Trà Sư
Cầu Kiều ví như một 'nét bút' dù mộc mạc nhưng cực kỳ ấn tượng, tô điểm cảnh sắc thiên nhiên rừng tràm Trà Sư thêm lộng lẫy.
Không thể không thán phục trước những công trình nghệ thuật đầy tính sáng tạo và độc đáo của nhà đầu tư Công ty CP Du lịch An Giang (An Giang Tourimex) kể từ khi họ chính thức bắt tay vào cải tạo khuôn viên sinh thái tại khu du lịch Trà Sư.
Được trang điểm bằng những công trình nghệ thuật đặc biệt sáng tạo và trí tuệ, "công chúa ngủ quên" Trà Sư ngày nào nay đã và đang tự tin thực hiện sứ mạng đón chào du khách từ mọi miền đến tham quan. Và một lần nữa Trà Sư tiếp tục đón nhận một công trình tiêu biểu khác với lối thiết kế sáng tạo, vẽ thêm cho khu rừng một nét bút nghệ thuật pha lẫn với ý nghĩa biểu trưng cho sự phồn thịnh của khu vực.
Công trình cầu kiều với chất liệu chủ yếu là gỗ bắc qua kênh tại cổng vào chính của khuôn viên tràm
Nếu những ai mong muốn khám phá nét chất phác, mộc mạc và gần gũi của miền sông nước Cửu Long thì khu du lịch Trà Sư sẽ là nơi mang đến cho du khách tham quan một lát cắt văn hóa về hình ảnh của những cây cầu tre, cầu gỗ... gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân vùng quê miền Tây xưa.
Những cây cầu như thế mang trong mình một giá trị văn hóa đặc trưng trải dài trong lịch sử phát triển tại khu vực Tây Nam Bộ. Cũng chính vì những lý do trên mà nhà đầu tư đã đặc biệt khai thác những hình ảnh, chất liệu mộc mạc gần gũi với văn hóa ấy, tỉ mỉ thiết kế và thi công để đem các giá trị đáng được trân trọng này lưu giữ vào trong cảnh quan của khu rừng. Nổi tiếng gần đây nhất là công trình cây cầu tre dài nhất Việt Nam, và nhà đầu tư đang tiếp tục triển khai thi công công trình cầu gỗ bắc qua kênh từ cổng vào sang bờ bên kia của khuôn viên rừng tràm.
Thay vì trước đây du khách phải đợi đến lượt để có thể bắt chuyến xuồng chở qua bờ vào khuôn viên, thì với việc xây dựng nên cầu bắc sang bờ bên kia sẽ giúp du khách tiết kiệm được khoản thời gian đợi chờ, kéo dài hơn quỹ thời gian trải nghiệm và tận hưởng thiên nhiên của riêng mình.
Với lối thiết kế tinh tế, cách điệu hình ảnh cây cầu tre dài nhất Việt Nam bằng phiên bản "chào mừng" và mang hơi thở hiện đại, cây cầu đón chào khách du lịch thập phương, nằm dài trên bờ kênh bắc qua khu rừng, tạo nên một sợi dây liên kết thiêng liêng về tình yêu giữa người và thiên nhiên hoang sơ, thắt chặt hơn mối quan hệ cộng sinh giữa du khách, nhà đầu tư và bảo tàng tràm nhiệt đới nơi đây. Công trình sẽ nhanh chóng tạo được điểm nhấn ấn tượng cho mọi người khi đến trải nghiệm điểm du lịch sinh thái ngay từ khi bước chân vào cổng.
Cầu kiều Trà Sư ra đời mang ý nghĩa cho sự phát triển thịnh vượng của tỉnh An Giang, biểu trưng cho lời chào mừng sự kiện thành phố Long Xuyên trực thuộc tỉnh mới đây được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I.
Nhà đầu tư tiếp tục thổi hồn thơ và chất nghệ thuật vào cảnh quan của khu du lịch bằng công trình cầu gỗ trong rừng tràm đẹp nhất Việt Nam
Sắp tới đây, khi cầu gỗ này hoàn thành hứa hẹn đem lại cho khu du lịch Trà Sư một kỷ lục mới về "cây cầu gỗ trong rừng tràm đẹp nhất Việt Nam", kiến tạo nên một cú hattrick kỷ lục trong lịch sử ngành du lịch. Đây sẽ là cơ sở để thiên đường tràm nơi đây tiếp tục đạt thêm một kỷ lục khác trong tương lai gần - địa điểm du lịch sinh thái đạt được nhiều kỷ lục nhất Việt Nam, lập nên một cú poker vẻ vang.
Bức tranh về một An Giang với ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch sẽ ngày một rực rỡ hơn, bằng những đóng góp tâm huyết và quyết tâm từ những nhà đầu tư chiến lược, tiêu biểu là An Giang Tourimex, thông qua những nỗ lực nâng ngành công nghiệp không khói vươn cao và lớn mạnh.
Những góc check-in lạ mắt thu hút giới trẻ ở Đà Lạt Đà Lạt (Lâm Đồng) níu chân du khách bởi cảnh sắc đẹp, nhiều điểm check-in độc đáo. Dưới đây là những góc máy lạ hút giới trẻ 'sống ảo'. Mang phong cách cổ điển Châu Âu, nhà thờ Domaine De Marie là điểm check-in được giới trẻ ghé thăm khi đến Đà Lạt. Nhà thờ có những bức tường xây bằng đá chẻ,...