Dù kẻ khen người chê nhưng kẹo bắp chính là món “đặc sản” của Tết tuổi thơ
Kẹo bắp chính là món kẹo năm nào cũng thấy trong khay bánh mứt ngày Tết.
Chỉ còn nửa non 2 tuần nữa là đến Tết rồi. Đây chắc hẳn là khoảng thời gian với nhiều âu lo, bận rộn và cả những suy tư, mong nhớ. Với nhiều người lớn, thứ mà họ nhớ nhất trong những ngày cuối năm chính là cái Tết của tuổi thơ. Khi đó, mọi niềm vui chỉ thu bé lại vừa bằng bộ quần áo mới, cái đùi gà, lon nước ngọt và vài chiếc kẹo, cái bánh.
Hôm nay, những hình ảnh về chiếc kẹo bắp đang được cư dân mạng share rần rần để hoài niệm về cái Tết của tuổi thơ. Lớn rồi chắc chẳng ai còn thiết tha bánh trái khi đâu đâu cũng tràn ngập đủ từ bánh tây bánh ta, kẹo ngon kẹo lạ. Nhưng mà ngày con bé, kẹo bắp dường như là món kẹo thần thánh mà đĩa bánh kẹo của gia đình nào cũng có trong dịp Tết.
Kẹo bắp – món kẹo thần thánh của ngày Tết tuổi thơ
Thứ kẹo đơn giản, chẳng bóng bẩy này được bày bán đầy những khu chợ nhỏ. Thế là, nó nghiễm nhiên trở thành một “đặc sản” của Tết. Có người thích vị kẹo bắp dai dai, thơm thơm nhưng nhiều người cũng ám ảnh vì thứ kẹo ngọt gắt, toàn mùi vị hoá chất.
Phía dưới phần bình luận, rất nhiều người đã bàn tán rôm rả về món kẹo này để nhớ về những ngày Tết đã qua:
An Chi: “ Hồi đấy nhà mình phá sản, 30 Tết rồi mẹ chẳng sắm sửa gì, buồn hiu. Năm mới đến quà bánh chẳng nhiều nhặn gì, chỉ có một bịch kẹo bắp mấy chị em chia nhau. Thế mà vẫn ăn ngon lành, ngon hơn bất kì thứ kẹo bánh nào bây giờ”.
Bảo Minh: “ Ôi cái thứ kẹo đi đâu cũng thấy. Mà được cái dai dai ăn thích. Nhiều khi buồn mồm đến nhà ai cũng nhón một cái ăn cho lấy lộc“.
Chan Chan: “ Chẳng thấy nó ngon nhưng mà Tết không có kẹp bắp lại cứ thấy thiếu thiếu“.
Lan Chi: “ Hồi bé ghét cái kẹo này. Lần nào thấy mẹ đi chợ Tết về mà mua 2-3 bịch kẹo này là xụ mặt đến hết Tết”.
Video đang HOT
Vũ Hải: “ Năm nào mẹ mình cũng mua mà ăn 1 lần xong cạch không bao giờ ăn cái thứ 2“.
Theo helino
La liệt đặc sản độc đáo tại phiên chợ vùng cao Bình Liêu
Nằm ở thị trấn Bình Liêu (Quảng Ninh), chợ phiên họp vào chủ nhật cuối tuần, lúc này khắp các bản làng bà con sẽ đổ về chợ phiên mang theo hàng hóa, nông, lâm sản về chợ phiên.
Cứ ngày cuối tuần chợ phiên lại trở nên nhộn nhịp, huyên náo. Là phiên chợ lớn nhất của huyện, bày bán, đủ các mặt hàng đặc trưng của bà con dân tộc ở đây
Nhưng đặc trưng nhất của phiên chợ là hàng dài, bày bán cây dược liệu, lá tắm, cây thuốc để ngâm rượu, được lấy trong tự nhiên của người dân tộc Sán Chỉ, Dao, Tày.
Bà con bày bán một cách rất đơn giản, chủ yếu vào mùa này là củ Gừng, khoai sọ, khoai lang...
Ngoài ra còn các loại có các loại nông sản được ba con hái trong rừng.
Hay những chai mật ong vàng óng ánh, được người dân lấy trong tự nhiên.
Mỗi người, tự tìm cho mình một chỗ riêng bán hàng.
Đến với góc vật nuôi là những chú chó dễ thương, được bỏ vào những chiếc lồng nhỏ xinh, đang đợi chủ mới.
Mỗi người lại chọn cho một cánh mua sắm riêng.
Ở một góc chợ khác là nơi bày bán những chiếc lồng đan, để phục vụ sản xuất.
Đây là khuôn bánh tráng phở, tạo nên món phở xào Đồng văn nổi tiếng của Bình Liêu.
Còn không gian ẩm thực được bày bán ngay cổng chợ với những loại bánh đặc trưng như bánh ngải, cooc mò, bánh chưng, bánh tài lồng... đã trở thành một nơi không thể bỏ lỡ của du khách đến với chợ phiên để cảm nhận và trải nghiệm.
Những chiếc bánh tài lồng còn thơm mùi nóng hổi.
Chợ phiên không chỉ hấp dẫn với du khách trong nước mà còn với cả du khách nước ngoài, là một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vẻ đẹp Bình Liêu.
Du khách ngạc nhiên và trầm trồ khi đến với phiên chợ, bởi sự hấp dẫn của nông sản và con người nơi đây.
Du khách tranh thủ ghi lại lại khoảnh khoắc đáng đáng nhớ khi trải nghiệm chợ phiên.
Theo Danviet
Mỗi trận đấu của tuyển Việt Nam đều có sự góp mặt của những "đặc sản khán đài" này đây Ngoài hình ảnh các cầu thủ thi đấu trên sân được sự quan tâm của biết bao nhiêu cổ động viên của 2 đội thì những cô gái xinh đẹp ngồi trên khán đài cũng thu hút không kém. Qua nhiều trận đấu, các nữ cổ động viên nổi bật này dần dần đã trở thành một "đặc sản khán đài" không thể...