Du học trở về, hành động của con trai khiến mẹ tức nghẹn
Chồng tôi đồng ý với con trai. Nhưng ông ấy nhắc con, mọi sự thấu hiểu đều phải bắt nguồn từ hai phía vì không ai có thể ‘vỗ tay bằng một bàn’.
Tôi ít khi viết bình luận trên báo nhưng đọc bài viết Ngủ nhà con trai 1 tối, sáng sớm mẹ ra về trong nước mắt, thấy nhiều người khuyên chị N.T.N – tác giả bài viết nên mặc kệ con, có tài sản thì giữ cho mình và cứ sống an yên ở quê, không cần con cháu quan tâm nữa, tôi bỗng thấy lo.
Con cái là do chúng ta sinh ta, nuôi dưỡng, dạy dỗ. Cho nên, dù con đã 30 tuổi hay 40 – 50 tuổi, thậm chí nhiều hơn, nhưng nếu các con đi nhầm đường thì cha mẹ vẫn phải có trách nhiệm nhắc nhở, dạy bảo để chúng nhìn nhận lại mình.
Hơn 20 năm trước, vợ chồng tôi vỡ nợ. Kinh tế vô cùng khó khăn. Tháng nào hai vợ chồng cũng phải vay mượn mới đủ chi tiêu các khoản trong gia đình.
Những người thân quen đều khuyên chúng tôi nên nói với con trai và gọi con về. Lúc đó, con trai tôi đang du học ở Úc. Thế nhưng, suy đi tính lại, tôi và chồng quyết định giấu con, cố vay mượn, kiếm tiền để con được học hành tới nơi tới chốn.
Nhiều người thấy chúng tôi quyết định như vậy thì thở dài, bảo chúng tôi tự làm khổ mình, sau này chắc gì đã được nhờ con.
Thấm thoắt, con cũng ra trường về nước. Lúc về, con dẫn theo một cô vợ.
Con bé người Việt, nhưng có lẽ đã xa Việt Nam lâu năm nên có cách sống khá khác biệt. Cháu không thích những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với gia đình chồng. Chúng tôi đến chơi, cháu chỉ chào hỏi qua loa rồi vào phòng riêng chứ không niềm nở, nấu cơm nấu nước, hỏi han bố mẹ.
Cháu cũng không nể nang bố mẹ chồng khi yêu cầu chồng phải chăm sóc mình: khi thì bắt chồng xoa chân, bóp tay, khi lại buộc dây giày, giặt quần áo …
Mọi người hãy tưởng tưởng, với thế hệ của chúng tôi (năm nay ngoài 70 tuổi), chứng kiến đứa con trai mà mình đặt mọi kỳ vọng nay quỳ xuống rửa chân, buộc dây giày cho vợ thì cay đắng đến nhường nào.
Vì thế, hôm đó, sau khi chứng kiến cảnh “trái tai gai mắt” ấy, tôi đã tức giận bỏ về.
Tôi nói với chồng và gọi cho con trai mà rằng, tôi không thể chấp nhận được đứa con dâu như vậy. Nếu con không bỏ vợ thì không được gọi tôi là mẹ nữa.
Video đang HOT
Thật đau lòng, con trai đã không chọn mẹ mà cháu chọn vợ. Cháu bảo với tôi, vợ là người sinh con cho nó và sẽ sống với nó suốt phần đời còn lại, nên nếu cha mẹ không thể chấp nhận người phụ nữ mà nó đã chọn, thì nó đành mang tiếng bất hiếu.
Hôm đó, tim tôi cũng đau như có ai vừa đâm trúng. Tôi còn tự nhắc lòng mình rằng, thôi thì, tôi sẽ coi như con đã chết, để không còn nghĩ đến nó nữa.
Nhưng rồi, tôi đâu có làm được như thế. Mỗi ngày, tôi đều nghĩ đến con rồi đau khổ đến gầy mòn. Chồng tôi thấy tôi suy sụp nhưng ông ấy chỉ trầm ngâm mà không làm bất cứ việc gì để giải quyết vấn đề.
Nhiều tháng sau đó, ông ấy mới gọi con trai về và nói rằng, ông đã để cho con một khoảng thời gian khá lâu để xem con có tự hiểu ra cái chưa đúng của mình không. Nhưng ông rất tiếc, con trai đã không nghĩ ra.
Ông ấy nhẹ nhàng nói cho con về những chuyện đã xảy ra khi con đi du học, về những nỗ lực, kỳ vọng và tình yêu thương mà một người mẹ đã dành cho con…
Con trai tôi nghe xong không nói nên lời. Nhiều phút sau, cháu mới nói rằng, cháu hiểu những hy sinh của cha mẹ, nhưng cháu đã lớn, cháu cần được bố mẹ tôn trọng. Cháu cũng mong, bố mẹ sẽ hiểu cho những khác biệt về thế hệ để gia đình có thể vui vẻ, hòa thuận hơn.
Chồng tôi đồng ý với con trai. Nhưng ông ấy nhắc con, mọi sự thấu hiểu đều phải bắt nguồn từ hai phía vì không ai có thể “vỗ tay bằng một bàn”.
Sau cuộc nói chuyện với con, ông ấy bảo tôi, hãy mở rộng lòng mình, tha thứ cho con. Đồng thời, tìm cách hiểu con hơn.
Mọi người biết không, tôi cũng như nhiều người đã từng nghĩ rằng, con cái đã lớn, đã trở thành ông nọ bà kia, bằng cấp đầy mình thì cần gì bố mẹ dạy dỗ nữa. Chúng phải biết thế nào là đúng, thế nào là sai.
Thế nhưng, trường hợp nhà tôi, để có thể hóa giải mâu thuẫn, giúp con thành đạt nhưng vẫn không quên cội nguồn, không quên chữ hiếu và trách nhiệm với dòng tộc, hai vợ chồng tôi lại phải đi một hành trình dài, đầy gian khó.
Một mặt, chúng tôi phải học cách coi con dâu, con trai như bạn, tôn trọng cuộc sống riêng tư và những quan điểm khác biệt của các con…
Mặt khác, chúng tôi vẫn khéo léo dạy các con những bài học lễ nghĩa. Ngày lễ, Tết, giỗ chạp tổ tiên, chúng tôi thường gọi các con đến đông đủ, cùng làm lễ cúng, cùng ăn uống vui vầy, cùng nhắc lại những câu chuyện xưa cũ …
Con dâu tôi ban đầu không biết vào bếp, cũng không hiểu ý nghĩa của những nghi lễ … nhưng nhiều năm trôi qua, cháu đã thích nghi rất tốt.
Bây giờ, tôi thấy rất hài lòng về các con. Vì vậy, đọc bài viết Ngủ nhà con trai 1 tối, sáng sớm mẹ ra về trong nước mắt, rồi lại đọc bình luận của độc giả, tôi chỉ lo người mẹ sẽ buông tay khiến con cái càng đi sai hướng mà mẹ thì sống trong đau khổ, đến chết vẫn không giải quyết được vấn đề.
Tôi mong chị hãy bình tâm, từ từ định hướng, chỉ bảo cho con bởi chúng ta vẫn có câu: Không bao giờ là quá muộn.
Khi những đứa em trai là... nguồn cơn bất hạnh
Trong gia đình người Việt, có những câu cửa miệng quen tai rằng: Là chị, con phải nhường em; Là chị, con phải lo cho em...
Những câu nói này xuất phát từ quan điểm dạy dỗ của các bậc cha mẹ Việt: o bế con trai, thiên lệch con trai hơn rất nhiều so với con gái.
Nuôi dạy, yêu thương các con công bằng là điều cha mẹ cần làm. (Ảnh minh họa)
Con trai được nuông chiều không phải động tay vào việc nhà từ nhỏ, con gái được dạy dỗ là phụ nữ phải hi sinh, nhường nhịn cho em, sau này cho chồng con. Thế nên đã có không ít câu chuyện đau lòng xảy ra từ mối quan hệ "anh em như thể tay chân" từ cách dạy dỗ lệch lạc này.
Tôi là ai, ruột thịt hay người ngoài?
Cách đây không lâu, câu chuyện của một bạn đọc giấu tên trong chuyên mục "Chuyện khó tin nhưng có thật" của một tờ báo đã lấy nước mắt của rất nhiều độc giả. Bạn đọc giấu tên đó kể rằng cha mẹ cô có 5 người con và cô là đứa con gái thứ hai và cũng là độc nhất trong 5 anh em. Con gái độc nhất trong gia đình, nhưng thay vì thương yêu cô lại bị chính những người thân của mình đối xử bất công.
Từ tấm bé, cô đã phải dậy sớm hầu hạ cơm nước cho anh em trai đi học, tết đến chưa bao giờ được cha mẹ mua cho tấm áo manh quần mới, cho dù rằng họ có sắm túi lớn, túi bé áo quần cho các con trai. Khát khao đi học của cô bị bà mẹ sớm vùi dập vì theo bà con gái không cần học nhiều, chỉ lo cho con trai học là đủ.
Học hết cấp 2 cô phải nghỉ học ở nhà đi làm kiếm tiền phụ mẹ lo cho anh em trai học. Noi theo cách ứng xử của cha mẹ, các anh em trai của cô cũng không hề tôn trọng cô, đối với họ cô chỉ là người giúp việc trong nhà.
Lớn lên anh em trai bay nhảy, cô ở nhà chăm sóc cha mẹ ốm đau và khi người cha mất đi thì di chúc cũng chỉ để lại tài sản cho con trai, còn cô thẳng thừng bị coi là nữ nhi ngoại tộc. "Bố ốm nặng cũng tay tôi chăm sóc. Rồi bố qua đời cũng trên tay tôi. Ngày đưa tang bố xong, mẹ tôi họp gia đình các con lại và công bố bản di chúc. Mẹ cũng không gọi tôi về họp gia đình.
Mẹ nói tôi là con gái đã đi lấy chồng, coi như người ngoại tộc. Bố mẹ tôi không để lại một dòng chữ nào trong di chúc mà có nhắc đến tôi hay dành cho tôi lấy một mét đất nào. Tôi đứng ngoài nghe lỏm mà uất hận nước mắt chảy dài. Khi mẹ công bố di chúc xong, quá uất hận tôi đã chạy vào nhà, tôi vừa khóc, vừa nói được mấy lời: Mẹ! Trước bàn thờ tang của bố, con hỏi mẹ con là gì của bố mẹ? Con có phải là con ruột của bố mẹ không?
Con có phải là em, là chị ruột của 4 đứa con trai của mẹ không? Tại sao lại đối xử với con bất công đến như thế. Con đã phải bỏ học cùng mẹ làm lụng nuôi các em nên người. Các em đi thoát ly xa, con ở nhà chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ. Sao bố mẹ lại nỡ đối xử với con như vậy được chứ? Nói được chừng ấy, tôi nghẹn lời, nước mắt trào ra. Tôi ào chạy ra khỏi căn nhà chưa từng có chỗ cho tôi...".
Tiếc rằng câu chuyện thiên lệch này không hề là chuyện cá nhân của bạn đọc nói trên mà ngược lại nó lại xảy ra trong cuộc sống khá nhiều. Ở tỉnh B đã từng xảy ra câu chuyện chị đầu độc em rồi cắt cổ tay tự tử. Căn nguyên câu chuyện bắt đầu từ sự hiếm muộn của một gia đình. Sau nhiều năm chữa chạy cầu cúng thì họ sinh được cô con gái và sau đó 3 năm sinh được cậu con trai.
Kể từ lúc đó con gái là người thừa trong gia đình. Bị cha mẹ yêu cầu nhường nhịn em tuyệt đối và bị đứa em bắt nạt là chuyện thường ngày của cô con gái. Đỉnh điểm câu chuyện khi sinh nhật lần thứ mười bảy, em trai đòi cha mẹ mua xe môtô phân khối lớn và được đồng ý ngay, trong khi chị gái cần vốn mở cửa hàng bán đồ lưu niệm thì không được chấp nhận.
Sau nhiều lần cãi vã với bố mẹ và em trai, cô con gái đã bỏ thuốc ngủ vào nước ngọt cho em trai uống. Nhưng khi thấy em trai mình lịm đi, cô sợ quá hô hoán mọi người đưa em đi cấp cứu rồi quẫn trí lấy dao cắt động mạch ở tay mình.
Sự yêu thương thiên lệch
Lắm câu chuyện bi kịch là vậy nhưng chắc chắn một điều rằng khi được hỏi thì có tới 99% ông bố, bà mẹ khẳng định trong nhà họ không có chuyện con yêu con ghét, rằng tất cả những đứa con đều được đối xử như nhau.
Nhưng trên thực tế cái sự "như nhau" thật khó mà thực hiện được giữa những đứa con trong một gia đình. Thông thường các ông bố thiên về lý trí, thường yêu những người con ưu tú, giỏi giang, mang lại niềm tự hào, hãnh diện cho bản thân và cả gia đình. Còn những bà mẹ, nặng về tình cảm lại hay thương những đứa con yếu kém, thiệt thòi.
Mặt khác, ở nhiều gia đình, con trai thường được yêu chiều hơn bởi những ý nghĩ phong kiến: con gái là phải chăm chỉ, nết na và biết nội trợ; con trai chỉ cần khỏe mạnh để sau này nuôi cha mẹ và gánh vác những việc lớn trong gia đình.
Từ cách yêu thương thiên lệch này mà đã xuất hiện những người anh/em trai có cách hành xử gia trưởng ngay chính với chị/em gái của mình và tiến tới là thành người đàn ông gia trưởng trong quan hệ xã hội và trong gia đình riêng của anh ta sau này. Trong nhà, chị/em gái phải hy sinh, nghỉ học đi làm để nuôi anh/em trai ăn học.
Nhưng khi thành danh thì chẳng ai nhớ đến sự hy sinh thầm lặng đó, cha mẹ chỉ quan tâm yêu chiều và ca tụng đứa con đã làm rạng danh gia đình, còn kẻ thành danh thì quay lại khinh thường người kém may mắn hơn mình.
Bàn về vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng, thói gia trưởng "di truyền" từ thế hệ đi trước, bởi các bậc cha mẹ vẫn thường o bế, dạy dỗ con trai thiên lệch so với con gái. Ngay từ tấm bé, con trai đã không được dạy biết sẻ chia công việc với mẹ, với chị, biết nhường nhịn từ miếng ăn đến lời nói, biết lo lắng cho người thân thì làm sao có thể hình thành thói quen tốt và tinh thần trách nhiệm để gánh vác những việc lớn trong gia đình.
Theo chuyên gia tư vấn Trần Thị Hồng Hà - Trung tâm tư vấn tâm lý - Tình yêu - Hôn nhân thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, lâu nay truyền thống và truyền thông đều chỉ đi theo hướng một chiều, tức khuyên người phụ nữ phải làm thế này, thế kia mà quên rằng đàn ông mới là đối tượng cần tác động để thay đổi thói gia trưởng vốn là nguồn cơn của nhiều bất hạnh và bạo lực gia đình. Thế nên muốn sửa thói gia trưởng của đàn ông Việt chỉ có cách là nuôi dạy, yêu thương các con công bằng.
Trong nội dung của mình, Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VH-TT&DL ban hành cũng đã nhấn mạnh những cản trở, phân biệt với phụ nữ và trẻ em gái ngay trong gia đình, từ phía chính cha mẹ sẽ khiến xu hướng bất bình đẳng giới trong xã hội gia tăng. Do vậy, cha mẹ ngay từ trong suy nghĩ cần tránh việc phân biệt đối xử với con cái, đặc biệt là phân biệt đối xử giữa con trai và con gái để tránh những mâu thuẫn trong gia đình.
Về mối quan hệ anh, chị, em theo Bộ Tiêu chí được xác định bằng nhiều tiêu chí nhưng điểm nhấn là hòa thuận, chia sẻ, nhường nhịn. Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải; anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị; cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Nhà giàu, đến trường bằng ô tô, quý tử vẫn có thói quen ăn cắp vặt Mặc dù gia đình có điều kiện, cuộc sống không thiếu bất cứ thứ gì nhưng con trai vẫn làm tôi 'muối mặt'. Viết những dòng này, xin các độc giả cho tôi giấu tên bởi tôi quá xấu hổ. Tôi cũng không dám chia sẻ với ai nên đành nhờ mọi người cho tôi giải pháp. Tôi kết hôn được 14 năm...