Du học sinh ở Australia ‘đếm từng xu’ giữa Covid-19
Castillo, 26 tuổi, đến từ Colombia, hiện chỉ còn 66 USD để cầm cự qua ngày ở Melbourne, một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Australia thu hút hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên quốc tế tới du học nhờ lời hứa về một nền giáo dục hạng nhất và những trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 bỗng nhiên khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp và phải duy trì cuộc sống nhờ thực phẩm cứu trợ.
Mỗi ngày, khoảng 100 học sinh, sinh viên từ châu Á, Mỹ Latinh cùng nhiều khu vực khác lại xếp hàng bên ngoài một trường dạy nấu ăn ở Melbourne chờ nhận những bữa ăn miễn phí.
Người dân xếp hàng bên ngoài một trung tâm phúc lợi của chính phủ Australia ở Melbourne ngày 23/5. Ảnh: AFP.
Các du học sinh chi trả số tiền không nhỏ mỗi năm để học tập tại Australia, nhưng những sinh viên như Santiago Castillo đến từ Colombia giờ đây đang đếm từng xu để sống sót qua ngày.
Castillo, 26 tuổi, làm việc tại một quán cà phê trước khi Covid-19 bùng phát. Lệnh phong tỏa được ban bố nhằm ngăn chặn nCoV lây lan khiến gần một triệu việc làm bốc hơi.
Sau khi trả tiền thuê nhà và vay thêm từ bạn bè, Castillo hiện có chưa đầy 66 USD trong tài khoản. Anh thực sự khó lòng sống với số tiền ít ỏi này tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Melbourne.
Các khoản trợ cấp từ chính phủ chỉ áp dụng cho những người lao động bị sa thải, không áp dụng cho người không phải thường trú nhân, dù họ có đóng thuế cho địa phương và mang tới hàng tỷ USD cho nền kinh tế Australia.
Video đang HOT
Để hỗ trợ những người không được hưởng trợ cấp, các bếp ăn miễn phí đang mọc lên khắp Australia.
“Tôi vô cùng stress”, Castillo nói, tay chỉ vào những cục u nhỏ nổi trên môi, lưng và mắt của mình. Anh gặp tình trạng này từ lúc thất nghiệp. “Tôi xuất hiện những vấn đề về da… Dường như tâm trí tôi không thể xử lý những khủng hoảng còn cơ thể thì phản ứng”.
Hai bữa ăn trợ cấp mỗi ngày tại Viện Giáo dục Thành phố Melbourne, chủ yếu là cà ri, thịt gà cùng một món ăn chay, là “phao cứu sinh” với anh.
Marilia da Silva, sinh viên đến từ Brazil, cũng đang sống dựa vào nguồn thực phẩm cứu trợ. Cô từng làm việc tại một quán cà phê 20 tiếng mỗi tuần trước khi mất việc.
Viện Giáo dục Melbourne hiện có khoảng 600 sinh viên quốc tế theo học, 90% trong số họ đều đã mất việc làm, theo Gary Coonar, giám đốc điều hành học viện.
Nhân viên phúc lợi sinh viên Michelle Cassell cho biết “tại những cơ sở như thế này, sinh viên thường phải hy sinh bữa ăn để dành tiền thuê nhà”. Tình cảnh tuyệt vọng của các sinh viên chưa bao giờ được nhìn thấy rõ nét hơn trong 6 tuần qua, khi bếp ăn nhà trường luôn phải hoạt động hết công suất.
Viện đã hợp tác với Charon Foundation, tổ chức từ thiện địa phương, cung cấp 900 suất ăn mỗi tuần cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh kể từ giữa tháng ba đến nay.
Cassell cho hay chương trình có thể duy trì tới tháng 9 hoặc đến khi nào sinh viên ổn định trở lại.
Các trường đại học của Australia đã bước qua gần nửa học kỳ đầu tiên khi Thủ tướng Scott Morrison hôm 3/4 tuyên bố những sinh viên quốc tế đang rơi vào tình cảnh khó khăn do dịch bệnh nên “về nhà”.
“Lúc ông ấy đưa ra tuyên bố đó, các chuyến bay đã ngừng hoạt động”, Coonar nói. “Kể cả muốn, họ cũng không thể rời Australia”.
Đầu bếp tình nguyện Laarni Byrne vừa bắt đầu một khóa học nấu ăn thương mại khi cô quyết định ở lại Australia. Người mẹ đơn thân hai con đến từ Philippines cho biết trở về không phải một lựa chọn khả dĩ với cô.
“Tôi phải may mắn lắm mới tới được Australia. Tôi đã nỗ lực rất nhiều để tới đây”, Byrne chia sẻ.
Australia dự kiến nới phong tỏa bắt đầu từ ngày 1/6, đồng nghĩa các nhà hàng và quán cà phê có thể phục vụ trở lại, đem đến cơ hội việc làm cho các học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, tốc độ khôi phục hoạt động kinh doanh được dự đoán sẽ rất chậm, do đó nhiều học sinh, sinh viên sẽ không thể nhận lại công việc trước đây.
“Tôi cần tìm cách làm việc thật hiệu quả thay vì lo về tác động của Covid-19″, Byrne nói sau khi mất cả công việc marketing online và việc làm tại một khách sạn.
Cụ bà Australia bật khóc trước kệ hàng trống
Cụ bà ở thành phố Melbourne nhìn chằm chằm vào kệ siêu thị trống trơn rồi bật khóc sau khi hàng hóa đã bị vơ vét giữa khủng hoảng Covid-19.
Bức ảnh được phóng viên Seb Costello của Nine News chia sẻ trên Twitter hôm 19/3 cho thấy một cụ bà đứng lặng người giữa những kệ hàng trống trơn trong siêu thị Coles tại Melbourne, Australia. Những kệ hàng vốn xếp đầy đồ hộp đã bị vét sạch khi người dân lo sợ thiếu thực phẩm giữa lúc Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp.
Costello cho biết cụ bà sau đó đã bật khóc vì không mua được những món bà cần. "Bức ảnh này cho thấy những người đang phải chịu đựng thói ích kỷ của người khác, cho thấy xu hướng mua sắm hoảng loạn đầy ích kỷ và không cần thiết", phóng viên viết.
"Thành thật mà nói, bức ảnh đã ghi lại cơn mua sắm điên rồ đó", một người bình luận. "Điều này thực sự khiến tôi đau lòng, người cao tuổi đã cống hiến cho xã hội, tại sao chúng ta không chăm sóc họ", một người khác cho hay.
Cụ bà giữa những kệ hàng trống trơn trong siêu thị thành phố Melbourne, Australia hôm 19/3. (Ảnh: Twitter/SebCostello)
"Hình ảnh này khiến tim tôi tan nát. Nếu tôi biết cụ bà sống ở đâu, tôi sẽ giúp mang thực phẩm cho bà. Tình trạng này phải dừng lại ngay bây giờ", một tài khoản Twitter bình luận.
Một phụ nữ cho biết cô đã khóc nức nở suốt 10 phút sau khi nhìn thấy hình ảnh, hy vọng ai đó sẽ giúp cụ bà mua đủ hàng và đảm bảo bà vẫn ổn. Những người khác chia sẻ sự kiện những gây sốc tương tự mà họ đã chứng kiến trong cuộc hỗn loạn Covid-19.
"Tôi được nghe kể rằng người mẹ 92 tuổi của bạn tôi đã bị giật mất hộp súp cà chua khỏi tay tại một siêu thị ở Ryde đầu tuần này. Một hành vi đáng xấu hổ", một người viết.
Một số người khác nói rằng trong thời gian mua sắm được chỉ định trong một giờ ở Woolworths tuần này, họ đã thấy nhiều người trẻ tuổi xô đẩy nhân viên để xông vào bên trong trước những người lớn tuổi và yếu thế.
Covid-19 khiến người dân ở nhiều nơi mua sắm quá mức. (Ảnh minh họa: Forbes)
Từ khi Covid-19 bùng phát, người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đã đổ xô đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm để dự trữ, bất chấp cảnh báo rằng điều này không cần thiết. Thủ tướng Australia Scott Morrison đã yêu cầu người dân ngừng mua những vật dụng không cần thiết.
"Về việc mua số lượng lớn hàng hóa: hãy ngừng tích trữ. Tôi không thể thẳng thắn hơn về điều đó", ông Morrison nói. "Dừng lại đi. Điều đó là không hợp lý, nó không hữu ích và là một trong những điều đáng thất vọng nhất tôi thấy trong hành vi của người Australia để đối phó cuộc khủng hoảng này. Đó không phải là con người Australia. Đó không phải là điều mà mọi người nên làm".
Covid-19 đã xuất hiện tại 188 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 300.000 người nhiễm bệnh và hơn 13.000 người chết. Australia hiện ghi nhận hơn 1.200 ca nhiễm, trong đó 7 ca chết người.
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ, Australia điều chiến hạm tới Biển Đông tập trận Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Bình luận về việc Mỹ và Australia điều tàu tới tập trận trên Biển Đông, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngô Toàn Thắng, tại cuộc...