Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
Hàng loạt trường đại học tại Mỹ như Harvard, Massachusetts, Johns Hopkins đã khuyến cáo sinh viên quốc tế sớm quay trở lại, trước mối lo ngại về một lệnh cấm đi lại từ ông Trump khi trở lại nắm quyền như trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Sinh viên tại trường Đại học California ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Hơn một chục trường đại học tại Mỹ đã ban hành khuyến cáo trên, mặc dù vẫn chưa có kế hoạch nào được ông Trump đưa ra. Tại một số trường, học kỳ mùa Xuân sẽ bắt đầu trước khi ông Trump nhậm chức nên bằng cách nào đi chăng nữa sinh viên cũng phải phải quay trở lại học tập. Tuy nhiên cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro đối với diện học tập theo thị thực du học thì sinh viên cũng nên quay lại trường trước ngày 20/1/2025 – ngày ông Trump sẽ chính thức nhậm chức.
Những điều ông Trump đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên
Ông Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp vào tháng 1/2017 cấm công dân của 7 quốc gia Hồi giáo đến Mỹ gồm: Iraq, Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia và Yemen. Những người từ các quốc gia này bị cấm lên máy bay hoặc bị giữ lại tại các sân bay của Mỹ khi nhập cảnh. Họ bao gồm sinh viên và giảng viên cũng như doanh nhân, khách du lịch và người đi thăm bạn bè và gia đình.
Sau đó, ông Trump đã loại bỏ một số quốc gia và thêm vào một số quốc gia khác vào một danh sách trên của mình. Đã có 15 quốc gia đã bị ảnh hưởng tại các thời điểm khác nhau trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hơn 40.000 người đã bị từ chối thị thực vì lệnh cấm. Tổng thống Joe Biden đã hủy bỏ các lệnh này khi ông nhậm chức vào năm 2021.
Sinh viên quốc tế đã bị ảnh hưởng ra sao?
Theo Open Doors – một dự án dữ liệu được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần, hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế đã đăng ký theo học các trường đại học Mỹ trong năm học 2023 – 2024. Sinh viên từ Ấn Độ và Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ. Khoảng 43.800 sinh viên đến từ 15 quốc gia từng nằm trong lệnh cấm trên của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Video đang HOT
Sinh viên năm thứ ba Jacky Li thuộc chuyên ngành nghiên cứu môi trường tại Đại học California (Berkeley) có kế hoạch về Trung Quốc vào ngày 21/12/2024 và trở lại Mỹ vào ngày 16/1/2025. Mặc dù đã lên kế hoạch từ nhiều tháng, trước cả khi các viên chức tại Berkeley gửi thông báo, nhưng anh vẫn cho biết sinh viên quốc tế đang ngày càng lo lắng sau thời điểm ông Trump nhậm chức.
Anh Li cho biết: “Người ta lo ngại rằng những hạn chế này sẽ mở rộng (áp dụng) cho một cộng đồng rộng lớn hơn, xét đến những căng thẳng địa chính trị hiện nay trên toàn thế giới, do đó nỗi lo sợ chắc chắn là có”.
Những tuyên bố gần đây của ông Trump về lệnh cấm
Trong tuần này, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump đã không bình luận các câu hỏi liên quan về khả năng ban hành các lệnh cấm mới. Tuy nhiên, trước đây, ông Trump từng nói rằng ông sẽ khôi phục lệnh cấm đi lại và mở rộng nó, cam kết sẽ “kiểm tra tư tưởng” mới đối với những người không phải công dân Mỹ.
Phát biểu tại một chương trình vận động tranh cử vào tháng 10/2023 tại bang Iowa, ông Trump cam kết: “Chúng tôi sẽ không đưa bất kỳ ai từ Gaza, Syria, Somalia, Yemen hoặc Libya hoặc bất kỳ nơi nào khác đe dọa đến an ninh của chúng tôi”.
Ông Trump cũng tuyên bố sẽ thu hồi thị thực du học của những người nước ngoài cực đoan chống Mỹ và chống Do Thái tại các trường đại học của nước này để đáp lại các cuộc biểu tình tại trường.
Các trường đại học khuyến nghị gì tới sinh viên quốc tế
Các viên chức nhà trường đã khuyến nghị sinh viên quốc tế về nước nghỉ đông nên quay lại trước ngày nhậm chức của ông Trump và chuẩn bị cho khả năng bị chậm trễ ở khâu kiểm soát nhập cảnh từ các cơ quan chức năng.
Danh sách các trường đại học ở Mỹ đưa ra cảnh báo trên gồm có: Harvard và Brown, Northeastern, Viện Công nghệ Massachusetts, Johns Hopkins, Nam California. Trong đó, một số trường bắt đầu khóa học mới vào sau ngày ông Trump nhậm chức nhưng vẫn đưa ra khuyến nghị cho sinh viên quốc tế.
Đại học Cornell đã thông báo với sinh viên rằng lệnh cấm đi lại liên quan đến các quốc gia mà ông Trump từng nhắm đến trước đây có khả năng sẽ có hiệu lực ngay sau lễ nhậm chức. Bên cạnh đó, một số quốc gia mới cũng có thể được thêm vào danh sách trên, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Đại học này đã khuyên sinh viên, giảng viên và nhân viên từ các quốc gia nằm trong danh mục trên quay trở lại trường trước khi học kỳ bắt đầu vào ngày 21/1/2024.
Một số trường khác tuy không đề cập đến mức ông Trump có thể lại ban hành lệnh cấm nhưng cũng đưa ra khuyến cáo sinh viên nên lên kế hoạch trước và chuẩn bị cho tình trạng bị chậm trễ tại các khâu kiểm tra khi nhập cảnh.
Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo Hindu)
Canada siết chặt tiếp nhận sinh viên nước ngoài: Những biện pháp mới cần thiết
Canada, một trong những quốc gia có nền giáo dục tiến bộ của thế giới, đã quyết định áp dụng thêm các biện pháp mới để kiểm soát số lượng du học sinh do sự gia tăng quá mức của người nhập cư, trong đó bao gồm cả người tạm trú như sinh viên quốc tế và lao động tạm thời.
Canada siết chặt tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Ảnh: immigration.ca
Việc hạn chế này được giải thích là nhằm điều chỉnh lại số lượng sinh viên cho phù hợp với khả năng cung cấp dịch vụ của Canada, giúp nước này hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là về chỗ ở, dịch vụ y tế và giáo dục.
Những chính sách mới này được coi là nhằm hướng tới việc chỉ tiếp nhận những sinh viên thực sự muốn tới Canada để học tập, đồng thời cũng là để đảm bảo chất lượng giáo dục ở quốc gia Bắc Mỹ này.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Ottawa, bà Trang Phan, người sáng lập PHAN Education từng lọt vào Top 10 cơ sở giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất năm 2023 do Tạp chí The Education View của Mỹ bình chọn, cho biết có 5 biện pháp mới để kiểm soát số lượng sinh viên quốc tế, hiện đang gia tăng quá mức và có tác động tiêu cực tới tâm lý của người Canada trong các vấn đề nhà ở cũng như việc làm. Theo bà, các sinh viên Việt Nam đang chuẩn bị tới Canada hay mong muốn tới Canada học tập cần hiểu rõ để có kế hoạch chuẩn bị.
Thứ nhất là việc giảm số lượng giấy phép du học cho năm 2025 và 2026, trong đó Canada sẽ cắt giảm thêm 10% so với năm 2024 vốn đã bị thu hẹp. Canada đặt mục tiêu cấp 485.000 giấy phép du học trong năm nay và như vậy trong hai năm tới, số lượng giấy phép du học sẽ chỉ còn 437.000 cho mỗi năm. Điều này có nghĩa việc cạnh tranh để được cấp visa du học Canada sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn đối với sinh viên quốc tế đặc biệt là những bạn chưa có hồ sơ học tập tốt và khả năng tài chính mạnh mẽ.
Biện pháp thứ hai là việc cấp giấy phép làm việc sau tốt nghiệp cho sinh viên, theo đó từ mùa Thu 2024 này, sinh viên tốt nghiệp các trường công vẫn đủ điều kiện nhận giấy phép lao động tối đa 3 năm nếu học trong các ngành nghề Canada đang thiếu hụt lao động như kỹ thuật, công nghệ, giáo dục và y tế. Sinh viên tốt nghiệp trường tư sẽ không còn đủ điều kiện nhận giấy phép này.
Biện pháp thứ ba là việc giới hạn quyền làm việc cho vợ hoặc chồng của sinh viên theo học chương trình cao học. Chỉ những sinh viên cao học nào có chương trình học kéo dài ít nhất 16 tháng mới có quyền đưa vợ hoặc chồng đi cùng để làm việc. Điều này tạo thêm thách thức cho các gia đình sinh viên muốn đi du học cùng nhau và cũng làm giảm tính hấp dẫn của Canada.
Biện pháp thứ tư là giới hạn giấy phép làm việc cho lao động tạm thời để làm giảm số lượng người tạm trú từ 6,5% hiện nay xuống còn 5% trong thời gian tới. Với sự thay đổi này, Canada hy vọng có thể tập trung tài nguyên cho những ngành nghề có nhu cầu lao động cao và sẽ tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế theo học các ngành thiếu hụt nhân lực như kỹ thuật, công nghệ và y tế.
Biện pháp thứ năm là yêu cầu mới về ngôn ngữ, trong đó sinh viên sau khi tốt nghiệp phải kiểm tra trình độ tiếng Anh nếu đạt CLB 7 (tương đương IElTS 6.0) cho chương trình đại học và CLB 5 (IELTS 5.0) cho chương trình cao đẳng mới đủ điều kiện nhận giấy phép lao động sau tốt nghiệp.
Những biện pháp kể trên là nhằm sàng lọc các ứng viên hay du học sinh để giữ lại những người có trình độ tốt về chuyên môn, về kỹ năng nghề nghiệp cũng như ngoại ngữ để vào Canada học tập, sau đó ở lại làm việc và lâu dài hơn là có thể đóng góp cho nền kinh tế của nước này.
Hàn Quốc: Cho phép các trường đại học tự đặt lịch tuyển sinh cho sinh viên nước ngoài Trong nỗ lực thu hút sinh viên quốc tế và cứu các trường đại học, cao đẳng khu vực khỏi rơi vào tình thế đóng cửa do thiếu học viên, Hàn Quốc đang xem xét cho phép các trường đại học khu vực độc lập tuyển sinh nhiều kỳ đối với sinh viên quốc tế và học viên trưởng thành (phân biệt với...