Du hành Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười gồm Long An, Tiề.n Giang, Đồng Tháp. Diện tích Đồng Tháp Mười là 697.000ha, gần gấp 10 lần Singapore.
Nơi đây mênh mông cây tràm, dây leo và các loại cây ngập nước.
Khởi hành từ Sài Gòn, ghé cà phê nhà cổ Dáng Xưa (phường 10, quận 6) dùng bữa sáng trong không gian nhà cổ liên hoàn. Gọi như vậy vì không gian hơn 1.500 m 2, gồm 3 căn, được phục dựng từ 48 nhà cổ, 153 cột. Nhà cổ chính miền Tây 3 gian, 2 chái đôi, có 4 cột cái là nhà của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương. Nơi đây còn nhiều hiện vật lịch sử quý hiếm. Trong đó có chiếc xe Lambretta Jet 200 tham gia công tác binh vận trước 1975.
Dọc đường khám phá
Hành trình qua Long An và Tiề.n Giang, dọc đường hoa khoe sắc từ trong vườn ra ngoài ngõ. Những ngày giáp Xuân Ất Tỵ, mời bạn viếng chùa cổ Linh Quang (Điềm Hy, Châu Thành, Tiề.n Giang). Đây là ngôi chùa được xây dựng theo mô hình chùa Một Cột Hà Nội, theo tỉ lệ 1/1. Chùa Linh Quang được khởi công năm 1937, bị bom Mỹ san bằng năm 1967 và được phục dựng năm 2014. Phía trước chánh điện chùa Linh Quang là Tây Thiên Nhất Trụ, làm bằng gỗ căm xe.
Mương bè và tổ ong ở Đồng Tháp Mười
Trong khuôn viên chùa cổ Linh Quang còn có thêm Tây Thiên Nhất Trụ. Chùa hình vuông, cạnh 3m, dựng trên cột giá đỡ cao 4m, đường kính 1,2m. Mái chùa lợp ngói, bốn góc uốn cong, lưỡng long chầu nguyệt. Tổng thể chùa như đóa sen vươn cao, thiết kế theo đồ hình Mandala mô phỏng tiểu vũ trụ trong thế giới quan Phật giáo.
Tây Thiên Nhất Trụ nằm giữa đồng lúa bạt ngàn xanh, cách lộ chính 2km. Đường vào chùa khá hẹp. Du khách len lỏi giữa những vườn cây trĩu quả, thơm ngát hương quê. Bạn có thể đi bộ, xe ôm hoặc chèo xuồng vào viếng chùa và dùng các món chay bản địa. Ở đây có món khoai mì hoàng kim Ấp Bắc, thử là ghiền.
Chìm đắm trong Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười
Video đang HOT
Đi tiếp là đến Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười 107ha (sau đây gọi tắt là Khu Bảo tồn). Khu Bảo tồn toạ lạc tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiề.n Giang. Đến đây, các thôn nữ niềm nở chào đón du khách với khăn lạnh và sâm mát. Thấy khách, đàn bồ câu vồn vã sà xuống làm quen, mời check in. Các bữa ăn tại Khu Bảo tồn luôn thịnh soạn với những món ngon dân dã, cây nhà lá vườn và thủy sản kênh mương tự nhiên, không đụng hàng, không lặp lại, chế biến đơn giản, hương vị vô đối.
Du khách sẽ cảm nhận đầu bếp ở đây dồn cả công sức và tình nghĩa vào từng món ngon đãi khách. Tôi ngủ ba đêm ở Khu Bảo tồn, chưa bữa nào trùng món. Rau tươi nguyên vị. Cá lóc, cá trê, cá mè, cá lăng, chạch, lươn, cua, ếch… đều ngọt thịt, dai mềm, thơm nhẹ. Món chuột nhum khóm 7 món, nghe tên hơi e dè nhưng thử là phải tới bến. Khoai muống (thục linh) luộc, nấu canh hoặc chè, ngon không bao giờ quên.
Phải ngủ lại trong Khu Bảo tồn để sống trọn vẹn với Đồng Tháp Mười. Ban ngày, nằm võng dưới tán tràm, nghe cây hát “Xung quanh, bốn bề là tràm, chẳng biết tháng nào nở hoa, mà hương thơm tựa như bốn mùa, ướp mật vào hơi em thở” (thơ Đỗ Trung Quân, tôi mạn phép đổi “U Minh” trong bài thơ thành “Xung quanh”). Xế chiều, các thôn nữ giúp khách trải nghiệm chèo xuồng, khám phá Đồng Tháp Mười.
Mỗi xuồng ba người, rẽ bèo, lên lỏi vào kênh mương, dậy mùi bùn non và lá mục. Người chèo xuồng là nhân viên Khu Bảo tồn và nông dân làm thêm, ai cũng nhiệt thành, giới thiệu nhiều thông tin chi tiết thú vị về chim, cây, thú…
Khu Bảo tồn giữ nguyên cảnh quan nên có cảm giác lạc vào thời tiề.n sử. Bạn chỉ nghe tiếng mái chèo khua nhẹ, thoang thoảng chim kêu hay côn trùng hát. Tre nghịch ngợm như muốn ngáng đường. Dây mây sà ghẹo khách. Cà na mượt mà khoe sắc xanh đến nao lòng. Vào đây, bạn nhớ phải đội nón lá, phòng chim trời thả chất thải dính đầu.
Chiều tím, chim rủ nhau về nhà tiễn hoàng hôn. Từng bầy, theo đội hình nhưng không giống nhau, ngang dọc tứ phía, bay về nhà. Nhà chim, đa phần là ngọn cây. Chim chỉ làm tổ khi đẻ trứng và nuôi chim non.
Thú vị nhất là leo lên tháp canh cao 18m tiễn hoàng hôn, ngắm cơ man chim từ trên cao. Màu cò trắng nổi bật, tựa sao trời rớt xuống ngọn cây. Có người bảo giống hoa tuyết đầu mùa Đông. Các loại chim màu xám, màu đen bị hoàng hôn phủ kín.
Đồng Tháp Mười về đêm
Sau bữa chiều BBQ, trời se lạnh, quây quần bên đống lửa nhỏ, với guitar thùng, cùng nhau hát tặng rừng. Giọng bạn có thể chưa hay nhưng trong không gian này sẽ trở nên ấm và chân tình. Chừng 21 giờ, du khách được đốt đuốc, chèo xuồng tập làm nông dân thăm câu, đặt bẫy chuột nhum khóm… Sau đó du khách và hướng dẫn viên cùng nhau chế biến, ngon gấp mấy lần bữa ăn dọn sẵn.
Đồng Tháp Mười đẹp nhất bông sún.g. Bông sún.g có màu đỏ, trắng, tím, vàng, hồng, xanh, nở vào chừng 22 giờ đến 10 giờ sáng hôm sau. Nước lên tới đâu, cọng sún.g lên tới đó. Cọng sún.g có khi dài tới mấy mét. Sún.g ma màu trắng, lềnh khênh mùa nước nổi, không thể thiếu trong các bữa ăn. Ở đây có loại sún.g nia, còn gọi sen vua, nong tằm. Lá sún.g nia có đường kính trên 2m, có thể chịu tải trọng 60kg.
Đêm về, bạn sẽ được ngủ lều, có quạt mát và lưới chống muỗi. Nghe hương đất nồng nàn và lúa ma thầm thì kể chuyện hồng hoang, ngắm trời sao lung linh, lạc lối vô thường giữa giai điệu hòa tấu mê hoặc của vạn vật. Khí hậu Đồng Tháp Mười giúp ngủ ngon và phục hồi sức khỏe.
Sáng dậy sớm, lên tháp canh, uống cà phê, đón bình minh và ngắm rợp trời chim ra khỏi nhà, đẹp ngỡ ngàng. Hình như chim có thói quen chào bình bình trước khi tỏa đi kiếm ăn. Mặt trời ửng hồng dần, tỏa những tia nắng đầu tiên sáng bừng, cả vũ trụ reo vui, mừng ngày mới.
Bắt đầu một ngày mới, bạn đi xe đạp hoặc trekking ra Thạnh Tân, hơn một cây số, đi chợ quê, thưởng thức các món ngon dân dã. Ở đây chợ nhỏ, hàng ít, có bao nhiêu bán bấy nhiêu, không nói thách. Các chị các cô bán hết hàng thì về, khoảng 8 giờ sáng. Người bán niềm nở trả lời những câu hỏi nhiều khi ngớ ngẩn của khách. Bạn có thể ăn thử mỗi thứ một ít hoặc mua làm quà quê.
Fansipan - điểm đến không thể bỏ lỡ trong dịp Tết Nguyên đán 2025
Đến Fansipan xuân này, du khách sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thú vị và được trải nghiệm cảm giác "đi giữa muôn hoa".
Những cây đào cổ thụ bật lên sắc thắm trong sương mờ, đồi hướng dương vàng rực trải dài tít tắp, vườn phong lữ thảo, dạ yến thảo, báo xuân và lan trần mộng đua nhau khoe sắc. Muôn hoa đua nở làm sáng bừng núi trời Tây Bắc đã tô điểm thêm cho hành trình khám phá Fansipan đầy thú vị của khách du lịch.
Nhiều hoạt động thú vị sẽ được triển khai trong dịp Tết Nguyên đán tại Fansipan.
Tới Fansipan những ngày cận Tết, anh Linh, một du khách đến từ Hà Nội bày tỏ sự thích thú khi được check-in trước các tiểu cảnh về mùa xuân, đặc biệt là tượng hai chú rắn với hoa văn thổ cẩm tinh xảo được đặt ngay cổng vào của khu du lịch dẫn lê.n đỉn.h núi.
"Đây chắc hẳn là hai chú rắn dễ thương nhất miền bắc. Họa tiết thổ cẩm trên linh vật này rất đẹp, khiến tôi cảm thấy gần gũi và phù hợp với văn hóa vùng cao", anh Linh cho biết.
Không chỉ chào đón du khách bằng những vườn hoa đua nở, linh vật rắn ấn tượng với họa tiết thổ cẩm, "Hội xuân mở cổng trời" cũng sẽ được tổ chức tại đây. Đây là một trong những lễ hội thường niên đặc sắc nhất của miền bắc kéo dài từ ngày 31/1-16/2.
Bên cạnh đó, từng mùng 3 đến mùng 5 Tết (tức từ 31/1-2/2 dương lịch), Bản Mây dưới chân núi Fansipan sẽ tổ chức phiên chợ vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân từ Tây Bắc. Các gian hàng sẽ bày bán nhiều sản vật địa phương, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, cùng những món ăn đặc sản thơm ngon, đậm đà hương vị. Chợ phiên còn là nơi du khách đắm chìm trong không gian hội xuân náo nhiệt, được thỏa sức vui cùng những trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ, đẩy gậy, nhảy sạp...
Đặc biệt, mỗi cuối tuần, du khách lại được trải nghiệm một lễ hội mới. Trong hai ngày cuối tuần từ 8-9/2 là Lễ hội Gầu Tào của người Mông, hai ngày cuối tuần từ 15-16/2 sẽ diễn ra Lễ hội Pút Tồng của người Dao đỏ. Những phong tục của dân bản địa như: dựng cây nêu, tục bắt vợ của người Mông, lễ cưới của người Dao đỏ, cùng các điệu múa khèn, hát giao duyên, hát đồng dao, trò chơi đán.h yến, ném pao... hứa hẹn sẽ đưa du khách vào hành trình khám phá văn hóa vùng cao đầy sống động.
Không chỉ là điểm đến khám phá văn hóa, Fansipan còn là nơi du khách tìm về những giá trị tâm linh, hòa vào dòng người du xuân, chiêm bái Đại tượng Phật A Di Đà và quần thể các ngôi chùa linh thiêng nằm ở độ cao từ 2.900m-3.143m. Trong ba ngày đầu tiên của năm mới, du khách ghé thăm Fansipan sẽ có cơ hội nhận thẻ bình an và gieo quẻ đầu năm để nhận được những món quà may mắn.
Trải nghiệm đặc biệt mà du khách không thể bỏ lỡ là nghi thức "Mở cổng trời" tại Thanh Vân Đắc Lộ vào ngày mùng 3 Tết (tức 31/1 dương lịch). Nhiều người tin rằng, việc đứng trên đỉnh Fansipan - nơi được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương", chứng kiến nghi lễ này sẽ mang đến những điều tốt lành.
Nghi thức "Mở cổng trời" không chỉ là một phần tín ngưỡng tâm linh, mà còn là biểu tượng cho sự kết nối thiêng liêng giữa trời và đất. Cổng trời mở ra mang theo lộc xuân, giúp năm mới vạn sự hanh thông, sức khỏe dồi dào, tài lộc đầy nhà.
Đỉnh Fansipan hiện đang trong mùa mây đẹp nhất trong năm, với biển mây trắng cuồn cuộn chảy như chốn bồng lai tiên cảnh. Chỉ cần lên cáp treo Fansipan, du khách có thể dễ dàng lướt trên những tầng mây, chiêm ngưỡng khung cảnh mây vờn núi đẹp ngoạn mục. Từ 31/1-2/2, Fansipan tổ chức Lễ thượng cờ vào lúc 9 giờ, 10 giờ 30 phút và 14 giờ mỗi ngày. Được đứng trên đỉnh núi cao nhất Việt Nam, chiêm ngưỡng lá cờ Tổ quốc tung bay giữa trời xanh, mây trắng sẽ là khoảnh khắc đầy ý nghĩa trong chuyến du xuân đầu năm.
Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng các hoạt động và nhiều ưu đãi hấp dẫn, Fansipan hứa hẹn là điểm đến đầy thú vị để bạn tận hưởng mùa xuân Tây Bắc tràn ngập hứng khởi và niềm vui.
Mê mẩn núi rừng Khánh Sơn Khánh Sơn - Khánh Hòa là cái tên đang "hot" trong danh sách điểm đến với những khám phá thú vị. Khánh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Khánh Hòa, cách TP Nha Trang 100 km và cách TP Cam Ranh 40 km. Muốn đến Khánh Sơn, du khách đi từ Cam Ranh và phải vượt đèo. Khi...