“Dữ dội” nghề cắt sắt đáy sông
Bây giờ anh Trần Đình Xem 38 tuổi (quê ở Lý Sơn Quảng Ngãi) đã là ông chủ doanh nghiệp tư nhân Biển Đông chuyên phá dỡ thu gom những thân vỏ tàu hỏng hóc chìm sâu dưới lòng sông với đội thợ lặn cắt sắt chuyên nghiệp.
Song dường như không thể xa nghề, anh vẫn lặn cắt sắt cùng anh em thợ.
Anh bảo nghề mưu sinh đáy sông này cực nhọc lắm, lại nguy hiểm nữa nhưng bù lại đồng lương cũng hậu hĩnh… Và câu chuyện của anh mở ra cho tôi thế giới đáy sông với một nghề dữ dội ít ai tường tận…
Nguy hiểm, khó khăn
Sau nhiều giờ “sống” ở đáy sông Đồng Nai cắt vỏ tàu, anh Xem cùng tốp thợ lặn của mình rảo bước thư dãn trên cầu cảng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân một cách thơ thới. Thấy tôi trêu: Thợ lặn cắt sắt cũng lãng mạn đấy chứ, anh Xem mỉm cười phảng phất nét buồn: Tranh thủ chút thời gian rỗi anh em đi dạo để xả mệt nhọc, căng thẳng thôi chứ nghề thợ lặn liên tục làm việc dưới đáy sông, đáy biển sâu từ 20 đến 60 mét, mất sức, cực nhọc lắm. Kiếm được miếng cơm phải đổi rất nhiều công sức thậm chí có người đã đối cả mạng sống…
Thợ cắt sắt dưới đáy biển. Ảnh: M.T
Câu chuyện của anh Xem ngược dòng thời gian về 20 năm trước. Khi đó anh mới là một thanh niên trai trẻ theo thợ lặn bắt hải sâm ở biển xa để học nghề. Nhà nghèo, đông em nên dẫu biết nghề thợ lặn nguy hiểm và cực nhọc nhưng vì muốn đỡ đần bố mẹ bớt phần nghèo khó, lo cho tương lai của các em, và, nên Xem đành bỏ học đi làm.
Video đang HOT
Nói là đi biển bắt hải sâm, song phải mất nửa năm học cách lấy hơi và rèn luyện sức khỏe Xem mới lặn được độ sâu 20 mét nước. 7 năm làm ngư phủ thuê cho hàng chục chủ ghe đi bắt hải sâm trên nhiều vùng biển, Xem được các ông chủ thích nhất là khỏe và chịu khó. Nếu những ngư phủ khác chỉ lặn sâu tối đa là 40 mét nước thì Xem có thể lặn 60 mét.
“Chính những tháng ngày làm ngư phủ ấy, tôi đã có được nhiều kinh nghiệm về cách lấy hơi, giảm áp, về cách lặn ở lòng sông, đáy biển khác nhau. Tôi lặn sâu tối đa là 60 mét trong khoảng chừng 30 phút. Còn nếu lặn sâu 20 mét thì khoảng 2 giờ. Tôi đã hàng ngàn lần lặn dưới đáy biển…”.
Xem ra nghề này khó thật, vậy phải cần tiêu chuẩn ra sao? – tôi ngắt lời Xem, anh cười khà thật hiền ngược hẳn với cái nghề dữ dội của mình: “Cần nhất là có sức khỏe và kinh nghiệm. Để lặn được ở độ sâu từ 20 mét trở lên không được mắc bệnh tim mạch, bệnh máu đông và các bệnh hô hấp”.
Anh Trần Đình Xem, phía sau là cẩu đang cẩu mũi tàu. Ảnh: M.T
Làm việc ở dưới đáy sông, biển, khó khăn nhất là gì? – tôi hỏi tiếp, anh không trả lời ngay mà quay người lại nhìn về chiếc cẩu đang cẩu một phần mũi tàu, giọng chùng xuống: “Khó nhất là khi cắt vỏ tàu dưới đáy sông gặp phải nước đục phù sa. Mặc dù có kính lặn, nhưng phù sa luôn làm mù kính. Làm dưới đáy sông cũng dễ bị ngộp thở vì sức ép của nước nặng hơn nước biển mặn. Trong gần 2 giờ, mỗi người cắt 1 đường dài chừng 8 mét, tức là hết một bình ôxy nặng 70kg, mỗi bình ôxy như vậy chứa 1.800 mét khối khí”.
Không trải nghiệm nhưng những gì anh kể cũng khiến tôi hình dung ra nỗi khó nhọc nguy hiểm của nghề. Cắt sắt vỏ tàu trên bờ còn khó nhọc, nữa là dưới nước, lại ở đáy sông giữa bao hiểm nguy rình rập. Chả thế mà có câu “ngày đàng gang nước”.
Những cái kết đau thương
“Cái nghề này nguy hiểm lắm, có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào. Có nhiều người bị tai nạn lao động đến tàn phế. 10 năm trong nghề tôi đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm, rơi nước mắt trước cảnh đồng nghiệp của mình bị tàn phế…” – ánh mắt Xem chợt xa xăm, đau xót: “Tôi đã từng chứng kiến đồng nghiệp của mình bị thiệt mạng ngay dưới đáy sông. Lần ấy, khi cắt xong vỏ tàu, bốn anh em chúng tôi chui vào ngóc ngách luồn buộc cáp để cẩu lên. Bất ngờ cẩu gãy, toàn bộ khối sắt nặng 60 tấn đè bẹp một người xuống bùn đen. Hơn một ngày sau mới đưa xác lên bờ. Chúng tôi sốc nặng bởi thương tâm quá. Dĩ nhiên được chủ bồi thường, nhưng có gì bù đắp được mạng sống đâu anh”.
Như minh chứng cho nghiệp cực nhọc của nghề, anh Xem giới thiệu với tôi anh Phan Đức Nhu quê ở quận Hoành Sơn (Đà Nẵng). Anh Xem nói anh Nhu mới 30 tuổi nhưng trước mặt tôi là một khuôn mặt già nua chai sạm, mái tóc cứng như rễ tre, đặc biệt là đôi mắt căng lồi lạ lùng, quá già so với cái tuổi “trai đang xoan”.
Anh Như bộc bạch “Làm ở đáy sông nước đục, phải căng mắt để nhìn mới có thể cắt được”. Có lẽ vì thế mà mắt anh mới căng lồi lên. Tôi chợt hiểu.
Anh Như cũng đã có gần 10 năm làm ngư phủ theo ông chủ dong tàu ra vùng biển Đá Lát Trường Sa mò ốc và hải sâm.
Anh Xem (bìa phải) cùng đồng nghiệp chuẩn bị lặn xuống đáy sông cắt sắt. Ảnh: M.T
Về bệnh nghề nghiệp của thợ lặn làm việc ở đáy biển, anh Như kể: Sợ nhất là bị bệnh tê liệt chân tay, có người bị tàn phế cả đời. Do lặn sâu dưới đáy biển, sức ép của nước làm tắc nghẽn mạnh máu. Dưới đáy biển nước rất lạnh. Có nhiều người bị bí tiểu tiện đến mức bị vỡ bàng quang. Nếu không cấp cứu kịp thời thì không cứu được tính mạng” – Anh Như cũng tỏ ra rất chuyên nghiệp khi kể tiếp: Bởi vậy trước khi lặn xuống đáy biển, phải vận động thật kỹ cho người nóng lên, thông mạch, không được ăn quá no. Trong quá trình làm việc phải hết sức thận trọng tỉ mỉ. Nghề này cực nhọc nhưng bù lại tiền lương cũng không đến nỗi”.
Tiếp lời anh Nhu, anh Xem buồn buồn kể: Sợ nhất khi cắt vỏ tàu dưới đáy sông gặp dầu, nhớt ồ ạt chảy ra từ khoang chứa. “Có lần tôi đang cắt đáy tàu bất ngờ nhớt từ khoang chứa phụt ra đen đặc, không còn nhìn thấy gì, mắt mờ đi, chân tay tê cóng, không thở được, phải cố hết sức ngoi lên mặt nước. May được mọi người cứu chữa kịp thời. Tiền thù lao từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng cũng cao thật đấy nhưng là đồng tiền quá dữ dội, cực nhọc, hiểm nguy” – anh Xem nói.
“Cái nghề này nguy hiểm lắm, có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào. Có nhiều người bị tai nạn lao động đến tàn phế”.
Cũng theo người thợ này thì dù môi trường làm việc độc hại, tính mạng luôn bị rình rập bởi sức ép của nước, bệnh nghề nghiệp quái ác, nhiều khi sau gần 2 giờ làm việc dưới đáy biển, lòng sông, khi ngoi lên mặt nước mới biết mình còn sống. “Nhưng vì cuộc sống, vì mưu sinh chúng tôi lại sẵn sàng lặn xuống. Nghề của chúng tôi còn giúp cho dòng sông sạch, thoáng đỡ phần ô nhiễm” – anh Xem tự hào: “Mặc gian khổ, song có việc là chúng tôi đi, có hợp đồng là đến, bất kể sông sâu hay biển xa, kể cả trục vớt những con tàu và hài cốt của các chiến sĩ đoàn tàu không số ngoài đại dương, chúng tôi luôn sẵn sàng”.
Theo 24h
Sữa nước được gắn mác "sữa tươi"
Đó là một trong những biểu hiện của sữa không đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - chuyên viên Vụ Khoa học công nghê (Bộ Công Thương), nhiều năm qua, người tiêu dùng phải uống sữa "giả tươi". Điển hình là thời điểm cuối năm 2006, hàng loạt công ty sữa phải công bố đã vi phạm cách giới thiệu sản phẩm sữa nước nhưng lại ghi trên nhãn mác của mình là "sữa tươi nguyên chất" hoặc "sữa tươi tiệt trùng".
Nguyên nhân của sự lẫn lộn là do nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sữa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việt Nam chưa có các trang trại khép kín từ chăn nuôi đến thu hoạch và chế biến sữa ở quy mô công nghiệp. Nguồn cung cấp nguyên liệu thu mua từ người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu gom và phải di chuyển xa nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, chất lượng sữa không đảm bảo, thiếu các điều kiện (thiết bị và công nghệ) để bảo quản lâu dài và an toàn nguồn nguyên liệu, thiếu trung thực trong kinh doanh. Hiện nay, lượng tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan...
Theo ANTD
Cơ bản khắc phục sự cố tràn dầu tại Khu công nghiệp Thăng Long-Hà Nội Đó là sự cố tràn hơn 500 lít dầu FO tại một doanh nghiệp trong khu Công nghiệp Thăng Long-Hà Nội hôm 28-10, nhưng rất may có sự ứng cứu kịp thời của Công ty SOS Môi trường (Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam). Đây là sự cố tràn dầu thứ 5 trên địa bàn thành phố Hà Nội trong...