Dự đoán tình hình năm 2016: Cần thận trọng với các diễn biến kinh tế
Bức tranh kinh thế thế giới trong năm tới sẽ tiếp tục có nhiều nét tương đồng với bối cảnh năm 2015. Tăng trưởng ở mức trung bình của các nền kinh tế phát triển có thể sẽ bù đắp sự yếu kém ở những khu vực khác, song sẽ không phát sinh nhiều lạm phát và duy trì tỷ lệ lãi suất ở mức thấp.
Các chỉ số chứng khoán “Phố Wall” được giao dịch ở mức gần tương đương năm ngoái.
Các cuộc thăm dò cho thấy tăng trưởng toàn cầu được dự đoán chỉ ở mức 3,4% trong năm tới hoặc tối đa 4%, nhất là do sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc và bối cảnh u ám trên các thị trường đang nổi. Hầu hết giới phân tích đều không “đặt cược” vào khả năng đồng USD hạ giá, song cho rằng đồng euro sẽ sụt giá so với đồng USD. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, hiện có mặt trong rổ tiền tệ quốc tế, trong hai tuần qua đã liên tục giảm, và nhiều người cho rằng chính quyền nước này có thể sẽ tiếp tục hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy kinh tế vốn đang lao đao vì nợ nần.
Triển vọng tăng trưởng và lạm phát của Mỹ trong năm tới u ám hơn nhiều so với những dự đoán được đưa ra hồi cuối năm ngoái dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh. Lạm phát tiền lương tăng song ở mức thấp hơn kỳ vọng. Các chỉ số chứng khoán “Phố Wall” được giao dịch ở mức gần tương đương năm ngoái, làm tiêu tan hy vọng về tăng trưởng bền vững trong năm 2015.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kinh tế thế giới cũng có những điểm sáng nhất định. Với sự hỗ trợ từ khoản mua trái phiếu trị giá 60 tỷ euro/tháng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khu vực đồng euro cuối cùng cũng đã chứng kiến những tăng trưởng ở mức tương đối và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức thấp dưới kỳ vọng, bởi vậy các biện pháp kích thích của ECB, như giữ lãi suất tiền gửi âm, sẽ tiếp tục được duy trì trong năm tới. Điều này đang đưa khối thương mại lớn nhất thế giới, cùng nhiều ngân hàng trung ương khác, đi theo lộ trình ngược lại với Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED).
Một số nền kinh tế đang nổi có những chuyển biến tích cực. Dự đoán tăng trưởng của Ấn Độ sẽ có những chuyển biến tương đối khả quan trong năm tới, cùng với động lực có được từ kế hoạch cắt giảm lãi suất hồi đầu năm qua và tỷ lệ lạm phát thấp.
Alberto Ades, Giám đốc Ngân hàng America Merrill Lynch, nhận định nhiều biến động khó lường có thể xảy ra, do đó, các nhà kinh tế học và giới đầu tư cần hết sức thận trọng.
Theo Báo Hải quan
Các thị trường mới nổi: Đối mặt với dự kiến tăng lãi suất từ Mỹ
Các nhân vật cấp cao tại các NHTW và Bộ tài chính thừa nhận rằng việc tăng lãi suất chính thức đầu tiên của Mỹ từ năm 2006 có thể khiến đồng tiền của nước họ suy yếu so với đồng USD. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng kèm theo khác có thể sẽ làm tăng dòng vốn của các quốc gia này chảy ra bên ngoài.
Lo lắng và căng thẳng đang dần thế chỗ cho vẻ điềm nhiên của các quan chức thuộc những thị trường mới nổi khi quốc gia của họ chuẩn bị phải đối mặt với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ trong tuần này. Đồng thời, Trung Quốc và Nam Phi cũng đang chuẩn bị tinh thần cho tình hình bất ổn tiền tệ có thể sắp xảy ra.
Đồng Nhân dân tệ có thể bị ảnh hưởng khi Fed tăng lãi suất
Các nhân vật cấp cao tại các NHTW và Bộ tài chính thừa nhận rằng việc tăng lãi suất chính thức đầu tiên của Mỹ từ năm 2006 có thể khiến đồng tiền của nước họ suy yếu so với đồng USD. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng kèm theo khác có thể sẽ làm tăng dòng vốn của các quốc gia này chảy ra bên ngoài.
Hiện nay, nhiều sự chú ý đang tập trung vào đồng Nhân dân tệ. Đồng tiền này đã giảm 1,8% so với đồng USD trong sáu tuần qua, và có thể ảnh hưởng tới các đồng tiền của thị trường mới nổi khác ở châu Á và xa hơn nữa.
Việc Fed tăng lãi suất sẽ gây ra nhiều áp lực hơn nữa lên đồng Nhân dân tệ. Ông Wang Yungui, một quan chức cấp cao của Cơ quan Quản lý nhà nước về ngoại hối - NHTW Trung Quốc cho rằng, điều này sẽ tạo nên áp lực mất giá tiền tệ lên các thị trường mới nổi, bao gồm cả đồng Nhân dân tệ. "Trong tình hình này, một số quỹ xuyên biên giới có thể được tái định vị lại. Như vậy là hợp lý, và sự lựa chọn sẽ mang tính thị trường", ông Wang Yungui nhận định thêm.
Giá trị của đồng Nhân dân tệ có những tác động đáng kể lên đồng tiền của các quốc gia châu Á nằm trong chuỗi cung ứng và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc tại Mỹ Latin và Châu Phi. Trước quyết định của Fed, Bắc Kinh đã mở đường cho việc làm suy yếu thêm đồng nội tệ bằng kế hoạch đo lường giá trị đồng tiền dựa trên rổ tiền tệ chứ không chỉ đồng USD.
Tại Nam Phi, việc tăng lãi suất của Fed được xem là sẽ làm gia tăng căng thẳng cho quốc gia này. Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã tăng lãi suất vào tháng trước do áp lực lạm phát chủ yếu từ tình trạng nhập khẩu và sự suy yếu của đồng rand. Đồng tiền này đã giảm gần 8% trong tháng trước và tới mức thấp kỷ lục sau khi ông Nhlanhla Nene, Bộ trưởng Tài chính bị sa thải.
Ông Tony Volpon, quan chức cấp cao tại NHTW Brazil cho biết, Fed tăng lãi suất có thể là "một chương mới trong câu chuyện đang diễn ra", bắt đầu từ khi các thị trường mới nổi bị sốc bởi kế hoạch của Mỹ kiềm chế kích thích tiền tệ trong năm 2013. Ông cho biết mối lo ngại lớn hơn của mình là chính sách thắt chặt sẽ ảnh hưởng tới một số bộ phận của thị trường các nước phát triển, như trái phiếu lãi suất cao hay một phần của thị trường chứng khoán.
Ông thừa nhận việc điều chỉnh phù hợp với điều kiện tiền tệ toàn cầu thắt chặt hơn diễn ra tại Brazil chậm hơn so với các quốc gia như Chile. Nhưng ông lập luận rằng hệ thống tài chính của đất nước vẫn tương đối an toàn trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế nghiêm trọng. "Đây là bài kiểm tra tính ổn định, nó có thể tồi tệ hơn? Có, nhưng nó đã từng tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán của mọi người, nhưng tôi không thấy sự phá sản, và cũng không thấy sự căng thẳng trong hệ thống tài chính".
Các quan chức tại nhiều thị trường mới nổi thống nhất rằng, thông tin thường xuyên và tin cậy từ Fed là rất quan trọng khi họ bước vào một thời kỳ mới, khi Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo Thời báo Ngân hàng
Trung Quốc sợ nhất tham nhũng Trong bối cảnh kinh tế u ám, Trung Quốc còn phải đối mặt với nỗi lo đáng sợ không kém là cuộc khủng hoảng vì nạn tham nhũng có thể đe dọa sự sinh tồn của Đảng Cộng sản nước này (CPC). Những số liệu mới nhất công bố hôm 8-9 tiếp tục cho thấy sự ảm đạm trong cả kim ngạch xuất...