Dự đoán năng lực vũ khí hạt nhân Nhật Bản
Nhật Bản có thể nhanh chóng xây dựng kho vũ khí hạt nhân phóng từ đất liền hoặc tàu ngầm, trước những căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực và sự suy yếu của Mỹ trong năng lực răn đe hạt nhân.
Một vụ nổ hạt nhân. Ảnh minh họa.
Theo Washington Free Beacon, đây là dự đoán được nêu trong báo cáo của Văn phòng Thẩm định thực tế (ONA) thuộc Lầu Năm Góc.
Báo cáo cho biết, Nhật Bản có thể tự mình chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 10 năm, dựa trên những cơ sở hạt nhân có sẵn và năng lực phóng tàu vũ trụ, tên lửa hành trình và tàu ngầm.
Báo cáo của ONA được công bố vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Tokyo và Bắc Kinh, liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Lực lượng phóng vệ Nhật Bản và quân đội Trung Quốc thường chơi trò mèo vờn chuột trên biển và trên không gần quần đảo này trong những năm qua.
Nghiên cứu phản ánh mối quan tâm trong chính phủ Mỹ rằng các đồng minh của Mỹ vốn không có vũ khí hạt nhân đã trù tính phát triển loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
Mỹ khó có thể bảo vệ được đồng minh
Trong những năm qua, Nhật đã tăng cường xây dựng lực lượng phòng vệ và đã giải thích lại hiến pháp hòa bình nhằm mở rộng hoạt động quân sự. Hồi tháng 4, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng trình bày trước Quốc hội rằng Hiến pháp Nhật không cấm sở hữu vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago của Nhật Bản.
Hiện tại, Mỹ đang sử dụng tên lửa hạt nhân, tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược tầm xa làm nhiệm vụ răn đe, bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các lực lượng hạt nhân của Mỹ đang già cỗi và cần hiện đại hóa.
Ngược lại, Nga và Trung Quốc đang không ngừng hiện đại hóa lực lượng hạt nhân trong khi Triều Tiên cũng đang theo đuổi tham vọng hạt nhân riêng. Thỏa thuận về hạt nhân của chính quyền Mỹ với Iran có thể tạo điều kiện để Tehran phát triển vũ khí hạt nhân sau 10 năm nữa.
Lầu Năm Góc cần khẩn cấp xem xét các giải pháp hạt nhân của Nhật. Bởi Tokyo lo ngại khả năng bảo đảm an ninh hạt nhân hiện nay của Mỹ đang suy yếu, không đủ sức ngăn chặn Trung Quốc hay Triều Tiên.
Báo cáo của ONA cho biết, các yếu tố có thể thúc đẩy Nhật phát triển chương trình hạt nhân gồm chính sách răn đe hạt nhân của Mỹ ngày cang suy yếu, Hàn Quốc đang xây dựng vũ khí hạt nhân, Iran tiến hành thử nghiệm hạt nhân, hoặc khả năng Nga, Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Năng lực vũ khí hạt nhân Nhật Bản
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Theo báo cáo mới được công bố, Nhật Bản nhiều khả năng sẽ lựa chọn xây dựng lực lượng hạt nhân gần bờ, tên lửa hạt nhân gắn trên tàu ngầm và các xe phóng di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa hạt nhân Nhật Bản có thể không cần nhiều đầu đạn nhưng Tokyo cũng cân nhắc lựa chọn này trước mối đe dọa trong khu vực. Về đầu đạn, Nhật Bản có thể chế tạo loại có sức công phá 1,2 megaton tương tự như W-47 của Mỹ.
Chiến lược hạt nhân Nhật Bản có thể phát triển theo hướng “răn đe trừng phạt”, nghĩa là tập trung vào khả năng tấn công hạt nhân trả đũa.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có thể phát triển tên lửa hành trình tầm bắn khoảng 2.400 km. Tokyo có kế hoạch chế tạo 22 tàu ngầm với 100 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Giải pháp thứ hai là việc phát triển tên lửa tầm trung có thể vươn tới mọi thành phố Trung Quốc từ lãnh thổ Nhật Bản.
Cuối cùng, quan chức Nhật Bản không ngoại trừ khả năng cải tiến hệ thống phóng tàu vũ trụ để đưa vệ tinh mang đầu đạn lên quỹ đạo.
Theo Đăng Nguyễn – Washington Free Beacon (Dân Việt)
Mỹ tiết lộ tên máy bay ném bom tàng hình thay thế B-52
Không quân Mỹ ngày 19.9 thông báo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới của nước này sẽ được đặt tên là "B-21 Raider.
Mỹ phát triển máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới để thay thế oanh tạc cơ B-52.
Cựu chiến binh Richard E. Cole, 101 tuổi, thành viên duy nhất còn sống hiện tại của phi đội "Doolittle Raiders" trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đã thông báo tên dành cho máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới của nước này tại một hội nghị hàng năm của Không quân Mỹ ở Maryland.
May bay ném bom tầm xa tương lai của Mỹ được gọi là B-21 Raider, theo tên của phi đội Doolittle Raiders.
Vào ngày 18.4.1942, phi đội Doolittle Raiders của quân đội Mỹ bao gồm 80 thành viên và 16 máy bay ném bom B-25 đã xuất kích từ tàu sân bay USS Hornet để thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở quân sự và nhà máy gần thành phố Tokyo, Nhật Bản, một đòn trả đũa trận Trân châu cảng do không quân Nhật thực hiện trước đó 4 tháng.
Tên của máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới được lựa chọn theo kết quả một cuộc khảo sát do Bộ tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu Mỹ thực hiện hồi tháng 3.2016. Cuộc khảo sát đã lấy ý kiến từ các phi công hiện tại, quân nhân nghỉ hưu và gia đình họ.
Cuộc khảo sát đã nhận được hơn 2.000 ý kiến đóng góp và "Raider" được Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng David Goldfein và Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah James lựa chọn để đặt tên cho máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới.
Vào tháng 10.2015, hợp đồng chế tạo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới trị giá 21,4 tỷ USD đã được trao cho Grumman Corp, sau khi tập đoàn này đánh bại hai đối thủ khác là Lockheed Martin và Boeing. Tập đoàn Grumman Corp từng sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit. Không quân Mỹ dự kiến sẽ mua 100 máy bay ném bom thế hệ mới.
"Chúng tôi chưa có con số chính thức", Tư lệnh của Bộ tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu Mỹ, Tướng Robin Rand cho biết. "Nhưng chúng tôi dự định mua ít nhất 100 máy bay B-21 Raider".
Máy bay ném bom tàng hình tầm xa B-21 Raider dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong quân đội Mỹ từ giữa những năm 2020.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
Tàu nửa tỷ USD của Mỹ hỏng sau ba ngày hoạt động Chỉ ba ngày hoạt động chính thức, tàu chiến đấu ven bờ hiện đại của Hải quân Mỹ đã gặp sự cố hỏng cả hai động cơ. Tàu chiến đấu ven bờ USS Montgomery (LCS-8) của Hải quân Mỹ. Tàu chiến đấu ven bờ USS Montgomery (LCS-8) đã bị hỏng động cơ liên tiếp trong ba ngày đầu tiên sau khi chính thức...