Dự định đưa con về ngoại dịp nghỉ lễ, chồng nói một câu khiến tôi hối hận chỉ muốn ly hôn
Câu nói của chồng thực sự khiến tôi uất ức. Tôi không nghĩ anh ta lại hẹp hòi, chi li, tính toán đến mức đó.
Tôi người Quảng Bình, ra Hà Nội học tập và làm việc hơn chục năm nay. Cách đây 4 năm, tôi quen và yêu một anh người Bắc – cũng là chồng tôi bây giờ. Thời điểm đó, bố mẹ tôi dù không muốn tôi lấy chồng xa nhưng ông bà cũng không phản đối gay gắt. Mẹ nói, bà chỉ lo tôi lấy chồng xa sẽ khổ, sau có việc gì sẽ bất tiện trong việc đi lại.
Nhưng ngày ấy tôi quyết chạy theo tiếng gọi của tình yêu nên không mấy để tâm lời mẹ nói. Thậm chí tôi còn nghĩ sau này giàu có sẽ đón bố mẹ ra Thủ đô sống, cho ông bà cuộc sống an nhàn tuổi già, bớt lam lũ vất vả.
Vậy mà, chỉ vừa mới lấy chồng, tôi đã thấy tương lai không màu hồng như mình nghĩ. Tôi lấy chồng xa nên vất vả và thiệt thòi nhiều thứ. Ngày cưới, tôi phải tổ chức hai nơi. Một trên Hà Nội để mời bạn bè đồng nghiệp và một ngày tổ chức ở quê cùng bà con cô bác họ hàng hai bên nội ngoại. Vì phải chạy đi chạy lại quãng đường xa nên sau đám cưới, cả hai vợ chồng tôi đều mệt phờ, chỉ muốn nghỉ ngơi, không còn thiết tha đi tuần trăng mật nữa.
Ảnh minh họa
Sau cưới không lâu, tôi có bầu, lại bị nghén nặng. Vậy là suốt quá trình mang thai, tôi hầu như không ra khỏi Hà Nội. Bố mẹ vì lo cho sức khỏe của tôi nên lại lặn lội vài trăm cây số từ quê ra thăm, ở được với con gái 1-2 hôm lại về vì nhà trọ chật chội, không có phòng riêng cho ông bà ở. Đến lúc ấy, tôi mới thấm thía và thương bố mẹ vô cùng.
Video đang HOT
Tết năm ấy, tôi bận con nhỏ nên cũng không về ngoại được. Điều kiện kinh tế cũng không dư dả nhiều nên tôi chỉ gửi biếu ông bà 5 triệu để tiêu Tết. Vậy mà khi biết chuyện, chồng lại tỏ ra khó chịu ra mặt với tôi.
Hồi còn yêu nhau, chồng cũng quan tâm, chiều chuộng tôi. Song sau khi cưới, nhất là khi chúng tôi có con, áp lực cơm áo gạo tiền khiến chồng dần thay đổi. Anh hay nhắc nhở tôi chuyện chi tiêu trong nhà. Thậm chí phải ghi rõ từng khoản, tiêu gì, mua gì để đưa cho chồng xem.
Từ ngày cưới, chúng tôi chỉ về ngoại đúng 2 lần. Một lần vào Tết năm ngoái và một lần bố tôi ốm nằm viện trong quê. Vợ chồng tôi sắp xếp về thăm ông được 3 ngày rồi lại phải ra Hà Nội đi làm.
Thế nhưng, cả hai lần chồng đều ca thán là tốn kém đủ thứ, nào là tiền xe cộ đi lại, nào là tiền quà cáp rồi lại biếu xén ông bà. Tổng cũng “bay” gần tháng lương của anh ở trên thành phố.
Tôi dù rất khó chịu với những gì chồng nói nhưng vì muốn giữ hòa khí trong gia đình nên luôn cố nhịn. Tôi không muốn bố mẹ tôi phải buồn khi thấy con gái lấy chồng xa phải chịu nhiều ấm ức, thiệt thòi. Song lần này, chồng đang khiến tôi vô cùng ức chế, không thể nhịn được nữa.
Đợt Tết vừa rồi con gái tôi ốm nên nhà tôi không về quê ngoại được, chỉ ăn Tết bên nội. Vì vậy, dịp nghỉ lễ dài này, tôi bàn với chồng cho con về thăm ông bà ngoại cho ông bà đỡ nhớ cháu.
Thế nhưng, vừa đề cập đến chuyện đó, chồng tôi đã gạt đi luôn. Lý do là vì con gái còn nhỏ, nên hạn chế không nên cho đi xa, sợ con mệt. Hơn nữa, theo chồng tôi, kinh tế trong gia đình cũng không cho phép để đi lại, thăm nom nhiều, cần phải tiết chế lại.
Song khi tôi vẫn muốn về dịp này vì chẳng mấy khi được nghỉ dài, chồng liền gắt lên nói tôi nghĩ ngắn, không biết lo cho tương lai.
” Khổ quá, ngày nào anh cũng thấy em gọi video về cho ông bà ngoại, thế mà cứ hở ra là đòi về thăm với chả nom. Em cứ bày vẽ thế này, đến bao giờ mới tiết kiệm mua nổi nhà ở Hà Nội“.
Vừa dứt lời, chồng liền mở cặp lấy ra quyển sổ ghi chép, chìa ra trước mặt khiến tôi sửng sốt. ” Đây, em tự xem đi, từ ngày lấy nhau đến giờ, riêng tiền đi lại, quà cáp, biếu xén bên ngoại đã mấy chục triệu bạc. Cứ nai lưng đi làm rồi lại toàn mang tiền đi rải đường thế này, mệt mỏi lắm. Em phải để anh sống với chứ“.
Câu nói của chồng thực sự khiến tôi uất ức. Tôi không nghĩ anh ta lại hẹp hòi, chi li, tính toán đến mức đó. Anh ta đã âm thầm ghi chép lại toàn bộ những khoản chi cho bố mẹ tôi, kể cả tiền mua gói bánh vài chục nghìn cũng được anh ta liệt kê vào.
Quá bất bình, tôi và chồng đã cãi nhau một trận nảy lửa. Trước khi ra khỏi nhà, anh ta vùng vằng nói biết lấy vợ xa tốn kém như thế, anh ta đã chẳng đâm đầu vào cho khổ.
Tôi giờ cũng hối hận khi ngày ấy không nghe lời mẹ, cố chạy theo tình yêu để giờ bị chồng nhiếc móc đủ điều như thế. Tôi có nên ly hôn để giải thoát cho bản thân khỏi người chồng hẹp hòi, ích kỷ này không?
Bảo chồng đưa tiền nuôi con, anh nói một câu mà tôi ghi hận suốt đời
Một tháng nay, tôi không còn muốn nói chuyện với chồng nữa. Câu nói của chồng ám ảnh tôi trong cả giấc ngủ.
Tôi lớn hơn chồng 4 tuổi, vì sinh ra trong gia đình nghèo khổ nên vẻ bề ngoài của tôi cũng khắc khổ, già hơn tuổi. Học hết lớp 9, tôi nghỉ học và đi làm cho một tiệm tóc ở địa phương. Được 2 năm thì tôi mở tiệm tóc riêng, tiền kiếm được tuy không quá nhiều nhưng cũng đủ sống và lo cho mẹ. Hồi đó, tiền làm ra mỗi ngày, tôi đều đưa hết cho mẹ giữ để chi tiêu trong nhà và tiết kiệm. Mẹ luôn nói rằng đợi đến khi tôi lấy chồng, bà sẽ trả lại hết số tiền tôi gửi.
Chồng tôi làm thợ điện nước, cũng học hết lớp 9 rồi nghỉ, chuyển qua học bổ túc và có bằng tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc. Vậy mà anh luôn coi thường tôi, cho rằng tôi chỉ là thợ làm tóc, không am hiểu chuyện ngoài xã hội nên không cùng đẳng cấp. Nếu không trót có bầu trước, chắc tôi đã không đồng ý chuyện đám cưới. Nhưng duyên phận trói buộc, tôi không nỡ nhìn con chưa sinh ra mà đã không có cha.
Lấy chồng khác huyện, tôi về nhà chồng làm dâu thì mới biết gia đình anh cũng rắc rối. 2 người anh đầu đã ly hôn, mỗi người nhận nuôi 1 đứa con. Bố chồng gia trưởng, thường nhậu nhẹt, mắng chửi con cháu, mắng chửi cả tôi là con dâu mới về nhà. Nhiều hôm ngủ trong tiếng chửi của bố chồng, nước mắt tôi chảy dài xót xa lẫn ân hận.
Bảo chồng đưa tiền nuôi con, anh nói một câu khiến tôi điêu đứng. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi bản tính giống bố, vừa gia trưởng vừa vũ phu. Biết tôi có 2 lượng vàng (mẹ tôi đưa trong ngày đám cưới) nên anh càng ỷ lại hơn. Tôi mang bầu, sinh đẻ, chồng chỉ đưa mỗi tháng 3 triệu đồng, thiếu đủ gì thì tôi tự lo. Trong khi đó, tôi phải lo ăn uống cho cả nhà chồng 8 miệng ăn và con nhỏ. Thiếu tiền, tôi bán vàng dần dần, cuối cùng chỉ còn giữ lại được một chiếc nhẫn cưới. Đã thế, nhà chồng còn khen chê, bảo tôi ki bo, ăn uống không ngon thì làm sao họ có sức khỏe để đi làm. Tôi hỏi 2 anh chồng tiền ăn thì các anh giãy nảy lên, bảo tôi là đàn bà thì tự lo, sao lại bắt họ đưa?
Tháng trước, tôi nói chồng đưa cho mình ít nhất 7 triệu/tháng để tôi còn lo ăn uống cho cả nhà. Vàng cưới tôi bán hết rồi, chẳng còn gì nữa. Tiền bỉm sữa của con, tháng nào tôi cũng xin em gái chứ không có tiền mua; nếu anh không đưa tiền thì tiền đâu tôi nuôi con. Chồng tôi bực tức đáp trả: "Nuôi được thì nuôi, không thì biến về nhà mẹ đẻ mà nuôi".
Câu nói vô trách nhiệm, bạc bẽo của anh khiến tôi sửng sốt, ngỡ ngàng. Một tháng nay, tôi không còn muốn nói chuyện hay nhìn mặt chồng nữa. Anh cũng chẳng đưa thêm cho tôi một đồng nào hết. Chẳng lẽ con mới 7 tháng mà tôi phải nộp đơn ly hôn, anh mới hài lòng sao?
Ngày ra tòa ly hôn chồng hay ghen tuông vô cớ, nghe anh ta nói một câu tôi vội vàng rút đơn Mệt mỏi vì chồng luôn ghen tuông, tôi đã chủ động ly hôn để giải thoát. Chồng tôi là người đẹp trai, hiền lành, thương yêu vợ con và chăm chỉ việc nhà. Tôi luôn tự hào về chồng mình, lúc nào cũng có cảm giác hạnh phúc trước tình cảm của anh ấy. Một người đàn ông có công việc tốt, thu...