Dù dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu hàng Việt lập kỷ lục mới
Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021.
Theo thông tin Bộ Công Thương đưa ra tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020 vào ngày 16/12, tính đến hết tháng 11, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Ước tính năm 2020, thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD.
Đang chu y, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp.
Anh minh hoa.
Theo nguôn tin tư Bao Chinh phu, tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng, từ mức 78,9% kim ngạch xuất khẩu năm 2015, lên mức 84,2% năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 xuống còn 1,7% năm 2019.
Video đang HOT
Chuyển dịch cơ cấu về thành phần xuất khẩu đã có dấu hiệu tích cực, khi xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước có mức tăng trưởng cao vượt khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Năm 2019, khối doanh nghiệp trong nước có trị giá xuất khẩu tăng 19,1% so với năm trước, trong khi khối doanh nghiệp FDI chỉ tăng 4,2%.
Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hóa. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD tăng dần, từ 23 mặt hàng năm 2015 lên 32 mặt hàng năm 2019. Là lối ra của nền kinh tế, xuất khẩu, đặc biệt lại là xuất siêu, trở thành “mã lực” quan trọng thúc đẩy cỗ máy kinh tế, tác động tích cực đến tăng trưởng GDP và lan truyền đến các lĩnh vực khác.
Trong bức tranh xuất khẩu đó, nông nghiệp góp phần tô điểm những màu sáng quan trọng, khẳng định trụ cột của nền kinh tế vào những lúc khó khăn.
Đơn cử như với gạo, mặt hàng được ví như “hạt ngọc” của nước ta thì năm 2020 có thể nói là năm thắng đậm của gạo Việt Nam khi nông dân trúng mùa lớn, trong khi xuất khẩu gạo liên tiếp vượt Thái Lan và Ấn Độ, soán ngôi số 1 thế giới về giá bán.
Trong năm đầy khó khăn này, ngành gạo không những làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nông dân trồng lúa còn xuất khẩu dự kiến thu về 3 tỷ USD.
Đê co đươc thanh công, đo la nhơ sự góp sức của những chuyến công tác xúc tiến thương mại, những chuyến đi “tiếp thị nông sản” ở nước ngoài của lãnh đạo Chính phủ, của những “đại sứ xoài”, “đại sứ thanh long” (cán bộ ngoại giao, tham tán thương mại ở nước ngoài), của những nỗ lực “chạy đua” để có được hiệp định quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP, mở ra tuyến đường cao tốc cho hàng hóa Việt Nam ra thế giới.
Đó là nỗ lực chạy đua để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí logistic, đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ… Đó cũng là nỗ lực chạy đua để kiểm soát dịch COVID-19, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.
Có thể nói, 12 tháng căng thẳng, cho đến những ngày cuối cùng của năm, chưa có nỗ lực chạy đua nào của Chính phủ có dấu hiệu hụt hơi.
Đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 463 tỷ USD
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu đến hết ngày 15/11 đạt 463,11 tỷ USD, tăng 2,7%, tương ứng tăng 12,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 19,42 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 310,4 tỷ USD, tăng 7% (tương ứng tăng 20,37 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước; trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 152,72 tỷ USD, giảm 5% (tương ứng giảm 8,05 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Về xuất khẩu, trong 15 ngày đầu tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,54 tỷ USD, giảm 20,5% so với nửa cuối tháng 10/2020. Hết 15/11, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 241,26 tỷ USD, tăng 4,9%, tương ứng 11,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 169,97 tỷ USD, tăng 6,5%, tương ứng 10,33 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 70,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Tổng trị giá nhập khẩu trong nửa đẩu tháng 11 đạt 11,61 tỷ USD, giảm 6% (tương ứng giảm 740 triệu USD) so với nửa cuối tháng 10/2020. Các mặt hàng bị sụt giảm đáng kể như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 242 triệu USD, tương ứng giảm 7,6%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 131 triệu USD, tương ứng giảm 7,5%...
Hết 15/11, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 221,85 tỷ USD, tăng 0,5% (tương ứng tăng 1,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh nghiệp FDI đạt 140,43 tỷ USD, tăng 7,7% (tương ứng tăng 10,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 63,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 19,42 tỷ USD.
Ngành dệt may Việt Nam sẽ bị cạnh tranh quyết liệt ở cả 'sân trong, sân ngoài' Chia sẻ tại Đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025), tổng kết năm 2020, vượt lên thách thức, phát triển bền vững do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức ngày 12/12, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas nhìn nhận: Trong tương lai, ngành dệt may Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt cả ở thị trường trong...