Dư địa xuất khẩu sang EU còn nhiều nếu doanh nghiệp tận dụng tốt EVFTA
Sau 2 năm Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt những lợi thế đa dạng từ hiệp định này. Tuy nhiên, theo đánh giá, thị phần hàng Việt tại thị trường EU hiện vẫn còn thấp và còn có tiềm năng phát triển hơn nữa.
Thuỷ sản là một trong những ngành được hưởng lợi từ EVFTA. Ảnh: TTXVN.
Tăng trưởng 15%
Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Sau 2 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều ngành hàng như giày dép, dệt may, thủy sản, gỗ, rau quả… đều đã tận dụng khá tốt và gia tăng được kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, mặt hàng nông sản, thực phẩm, rau quả xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng cao ở mức từ 20-30%/năm và không bị hạn chế về chủng loại, sản lượng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương), trong 2 năm vừa qua, tính từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng đạt khoảng 83 tỷ USD, với mức tăng trưởng xấp xỉ 15%.
“Trong 2 năm vừa qua, đa số các mặt hàng của chúng ta xuất khẩu sang EU đều có mức tăng trưởng rất cao, đặc biệt với một số nhóm hàng như sắt thép, mức tăng trưởng lên đến 200%, hoặc nhóm cà phê tăng 75,2%, hạt tiêu tăng trưởng 55,8%. Còn với các nhóm hàng truyền thống, chúng ta đã xuất khẩu mạnh từ trước khi có hiệp định như dệt may, gia dày, đồ gỗ, cũng đạt mức tăng trưởng từ khoảng 10-15%. Duy nhất có một nhóm hàng do tác động của dịch Covid-19 có bị giảm sút đó là điện thoại và linh kiện. Tuy nhiên, về tổng thể chúng ta thấy rằng, tác động của Hiệp định là một xung lực rất tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”, ông Trần Thanh Hải cho biết.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông – Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, EU từng là thị trường số 1 của thuỷ sản Việt Nam nhưng sau đó bị rơi vào thứ 4, sau cả Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Bởi xuất khẩu cá tra liên tục bị sụt giảm, mặt hàng tôm, hải sản khác cũng liên tục bị sụt giảm.
Tuy nhiên, năm 2020 khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mang lại kỳ vọng lớn cho xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Theo đó, nhóm thuỷ sản chủ lực như tôm chiếm 40-50% xuất khẩu sang EU, cá tra chiém 10-16%, các mặt hàng hải sản khác chiếm 35%… Có thể nói, các nhóm mặt hàng thuỷ sản chính đều được hưởng lợi khi EVFTA có hiệu lực.
Đến năm 2022, hết quý II, EU là thị trường nằm trong ba nhóm xuất khẩu thuỷ sản cao nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát, nhưng với các thuế quan ưu đãi của EVFTA đã bộc lộ rõ nét, xuất khẩu thuỷ sản tăng 40%, đạt gần 700 triệu USD, xuất khẩu các dòng thuỷ sản chính kể cả cá tra đã tăng 30-39%, trong đó cá tra đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Còn nhiều rào cản cần vượt qua
Video đang HOT
Đánh giá về việc doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ EVFTA trong 2 năm vừa qua, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhìn nhận, EU là thị trường khó tính với hàng rào kỹ thuật nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn đáp ứng yêu cầu cao để vào thị trường. Điều này cho thấy tư duy của doanh nghiệp đã thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam đã định hướng thị trường và mặt hàng tốt hơn. Tuy nhiên, nhìn vào thị phần hiện nay vẫn còn thấp, rau quả chưa đến 4%, thủy sản 8%, xuất khẩu gạo vào EU vẫn rất thấp…
“Chúng ta vẫn đang tập trung quá nhiều vào thị trường truyền thống, thị trường Đông Á, trong khi đó thị trường EU rất lớn, rất hiệu quả thì chúng ta chưa tập trung, như vậy dư địa tăng trưởng còn rất lớn, chúng ta có thể làm tốt hơn nữa”, ông Ngô Chung Khanh khẳng định.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chia sẻ, ở góc độ doanh nghiệp, Trung An đã thâm nhập được thị trường EU với các lô hàng gạo thơm với giá xuất khẩu trên 1.000 USD/tấn, nhưng ở quy mô ngành, xuất khẩu sang EU vẫn rất khiêm tốn bởi Việt Nam xuất khẩu trên 6,4 triệu tấn gạo/năm.
“Trong khi EU mới ký FTA với 2 quốc gia ở Đông Nam Á là Việt Nam và Singapore, do vậy, ngành gạo cần đầu tư bài bản, có trọng điểm để khai thác EVFTA thực chất hơn”, ông Bình chia sẻ.
Tương tự như mặt hàng gạo, bà Lê Hằng cũng cho rằng, doanh nghiệp vẫn đang tập trung quá nhiều vào thị trường truyền thống, thị trường Đông Á, trong khi đó thị trường EU rất lớn, rất hiệu quả nhưng chưa tập trung.
Theo bà Lê Hằng, khi xuất khẩu sang EU, thách thức lớn đối với thủy sản là bảo đảm quy tắc xuất xứ. Mặc dù Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình phối hợp đào tạo cho doanh nghiệp bảo đảm về chứng nhận xuất xứ nhưng cũng không tránh khỏi việc không tìm hiểu kỹ. Do từng thị trường có những kiểm soát riêng, dẫn tới những hiểu lầm về cấp C/O, quy tắc xuất xứ. Cùng với đó, thẻ vàng IUU là yếu tố làm hạn chế rất nhiều khi xuất khẩu thủy sản sang EU.
Ngoài ra, còn có các thách thức khác về dài hạn như yêu cầu chứng nhận ngày càng cao hơn của thị trường, môi trường hay lao động cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với thủy sản Việt.
Do vậy, để tận dụng thị trường EU, theo bà Lê Hằng, doanh nghiệp phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thẻ xanh để tăng cơ hội cho thủy sản. Bởi nếu chuyển sang thẻ đỏ sẽ có nguy cơ mất thị trường EU và như vậy, mỗi năm sẽ mất 500 triệu USD riêng cho ngành thủy sản sang EU. Hơn nữa, đây còn là thị trường định hướng chi phối các thị trường khác trong việc kiểm soát chặt về nguồn gốc xuất xứ.
Về Hiệp định EVFTA, bà Lê Hằng mong có thêm sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương để hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan cũng như áp dụng tốt quy tắc xuất xứ nhằm giảm bớt vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản.
Còn Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Việt NAM thời gian qua rất tích cực, nhưng so với đối thủ cạnh tranh, so về thị phần thì chưa phải là tỷ lệ tốt. Do đó, bên cạnh các yếu tố đã có từ chính EVFTA, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu, nắm bắt để tận dụng tốt ưu đãi của hiệp định này.
Tại sao loại thủy sản này của Việt Nam lại chiếm ngôi đầu khi bán sang Mỹ, Nhật Bản?
Sức mua tăng mạnh từ thị trường Mỹ, Nhật Bản đã giúp một loại thủy sản của Việt Nam ngay trong những tháng đầu tiên của năm 2022 lập kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu tôm tăng 41,2% về giá trị nhờ Mỹ, Nhật Bản mua nhiều
Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, xuất khẩu tôm trong 2 tháng đầu năm 2022 đã có những đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 125.000 tấn, trị giá 600 triệu USD, tăng 29,9% về lượng và tăng 52,8% về trị giá so với tháng 2/2021.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 307.000 tấn, trị giá 1,472 tỷ USD, tăng 21,5% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, trong khi xuất khẩu nhóm hàng chả cá, cá khô và cá đóng hộp giảm.
Chỉ tính riêng mặt hàng tôm, trong tháng 1/2022, xuất khẩu tôm đạt 31.130 tấn, trị giá 310,66 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 41,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng đạt gần 238 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu tôm sú đạt gần 43 triệu USD, tăng 92%.
Xuất khẩu tôm trong 2 tháng đầu năm 2022 đã có những đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung. Ảnh: VASEP.
Mỹ, Nhật Bản ưa chuộng, xuất khẩu tôm còn khởi sắc
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất của các doanh nghiệp tôm Việt Nam, chiếm 21,5% tổng xuất khẩu tôm của cả nước.
Xuất khẩu tôm đi Mỹ tháng 1/2022 đạt hơn 67 triệu USD, tăng 9% so với tháng 12/2021 và tăng 61% so với tháng 1/2021.
Năm 2021, trên thị trường Mỹ, mặc dù giá trung bình xuất khẩu của tôm Việt Nam vẫn còn phải cạnh tranh mạnh với các nguồn cung đối thủ như Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ tăng trưởng đã ghi nhận cao hơn các nước này.
Với sự "trỗi dậy" mạnh mẽ của tôm Ecuador trên thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong top các nguồn cung tôm chính cho Mỹ với tỷ trọng giá trị tăng từ 10,7% năm 2020 lên 12% năm 2021 và tỷ trọng khối lượng tăng từ 8,8% lên 9,8% tổng nhập khẩu tôm của Mỹ.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt trên 54 triệu USD trong tháng 1 năm nay, tăng 23% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Nhật Bản, năm 2021, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 227.900 tấn, trị giá 262,9 tỷ Yên (tương đương 2,296 tỷ USD) tăng 4,1% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, đạt 52.900 tấn, trị giá 64,6 tỷ Yên (tương đương 564,5 triệu USD).
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong tháng đầu năm 2022 đạt gần 54 triệu USD, tăng 79% so với cùng kỳ.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, các công ty chế biến tôm lớn ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đều có nhu cầu tuyển thêm nhiều công nhân, hoạt động xuất khẩu sôi động ngay trong những ngày đầu năm mới, nhu cầu thị trường thế giới tăng, hứa hẹn 1 năm xuất khẩu mang lại những bước tăng trưởng đột phá.
Theo một số doanh nghiệp chế biến tôm, tháng đầu năm nay, tâm lí công nhân ổn định, tinh thần khách hàng tích cực hơn so với cùng kỳ năm ngoái trong tình hình mới là sống chung với Covid-19 nên đây cũng là những tín hiệu đáng lạc quan cho hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm nay.
Tuy nhiên, thiếu nguyên liệu đầu năm, giá cước vận tải biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá thành sản xuất còn cao... vẫn là những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2022.
Trao đổi với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, xuất khẩu thủy sản, trong đó có xuất khẩu tôm đã có một khởi đầu thuận lợi ngay từ những tháng đầu của năm 2022.
"Hiện, các doanh nghiệp đang tăng tốc sản xuất đáp ứng các đơn hàng, giá tôm nguyên liệu cũng tăng, với đà này xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ cán đích 9 tỷ USD" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.
Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland....