Dù ‘chúng tôi là ai’ thì ai cũng có quyền tự hào về công việc của mình
Công việc của chúng ta, lựa chọn của chúng ta, vậy chúng ta hoàn toàn có thể tự hào vì những gì mình đã cống hiến, hy sinh.
Hòa trong không khí chung của trend #WeApologize do nhân viên của hãng Vietnam Airlines khởi xướng thì mới đây, một bức tâm thư kể khổ như đổ thêm dầu vào lửa. Theo đó, chủ nhân của bài đăng này, được cho là nhân viên của Vietnam Airlines, đã có nước đi thẳng vào lòng đất khi khiến cộng đồng mạng dậy sóng phẫn nộ.
Dù chúng ta là ai thì ai cũng có quyền tự hào về công việc mình đang làm
Trong bức tâm thư ‘chúng tôi là ai’, tác giả đã liệt kê ra những khó khăn, vất vả của người làm trong ngành hàng không. Trước mỗi cái khổ, người viết luôn nhấn mạnh cụm từ ‘chúng tôi là ai mà’ lặp đi lặp lại xuyên suốt bài viết.
Theo đó, những người ngoài ngành sẽ không thể thấm hết nỗi khổ của người làm tiếp viên như không có ngày nghỉ cố định, ngày lễ Tết vẫn phải làm việc, thức xuyên đêm, bay xuyên lục địa, không có thời gian chăm sóc gia đình,…
Bức tâm thư khiến mạng xã hội dậy sóng.
Trên đời này có đến hàng trăm công việc khác nhau, công việc nào cũng có những khó khăn, vất vả riêng, nếu mà kể ra thì chắc ngồi kể khổ cho nhau nghe cả ngày không hết. Người ta sẽ không cần biết bạn là ai, người ta chỉ quan tâm bạn đã làm được những gì. Thế nên, một bức tâm thư ‘chúng tôi là ai’ không thể khiến dư luận cảm thông với mình mà trái lại còn gây tác dụng ngược. Người ta thậm chí còn chướng tai, gai mắt với những gì bạn than vãn kể lể mà quên đi hết những gì bạn đã cống hiến.
Nghề tiếp viên hàng không, nhìn lên không bằng ai, nhìn dưới không ai bằng, đó là một trong những nghề đáng mơ ước với nhiều người vì thu nhập cao. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Cái giá cả thu nhập khủng là những khó khăn, vất vả như người viết đã đề cập trong bài ‘chúng tôi là ai’. Thu nhập của họ bị giảm do dịch Covid là sự cố khách quan, bất khả kháng, nhưng họ vẫn còn hơn chán nhiều người ngoài kia đã mất việc, vỡ nợ, phá sản vì đại dịch.
Video đang HOT
Công việc nào cũng có khó khăn riêng.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã viết: ‘Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai’. Dù sao thì, ngoài kia vẫn còn rất nhiều ngành nghề còn khó khăn, vất vả và nguy hiểm hơn nhiều. Đối với họ, đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm phải làm, không phải là một sự lựa chọn. Phải có ai đó gánh lấy những khó khăn, vất vả đó chứ? Mỗi ngành nghề đều có sứ mệnh của riêng mình, là những mảnh ghép không thể thiếu đã xã hội này trọn vẹn hơn.
Người làm ngành hàng không, cũng như những ngành nghề khác, hoàn toàn có thể tự hào vì những gì mình đã cống hiến, hy sinh, vì điều đó khiến thế giới này tốt đẹp hơn.
Ai cũng có quyền tự hào với công việc của mình.
Dư luận có quá khắt khe với những tiếp viên hàng không?
Nghề tiếp viên hàng không cũng như những nghề làm dâu trăm họ. Họ phải trải qua những vòng tuyển chọn gắt gao, đào tạo nghiêm khắc để có thể ra hành nghề. Họ luôn phải trưng ra bộ mặt tươi cười, thái độ lịch sự, nhã nhặn, tác phong chuyên nghiệp và xử lý tình huống nhanh nhẹn.
Sự cố bệnh nhân 1342 làm lây lan dịch bệnh và bức tâm thư ‘chúng tôi là ai’ là những phốt hiếm hoi mà nhân viên hãng hàng không quốc gia gặp phải. Họ luôn phải xuất hiện với hình ảnh chuẩn mực. Người ta thường chỉ đọc được những bài báo về việc nhân viên hàng không bị xúc phạm, hành hung chứ rất ít khi xảy ra trường hợp nhân viên hàng không mắc lỗi.
Cuộc sống này đã quá khó khăn rồi, hãy bớt khắt khe với nhau hơn.
Nghề khắt khe với họ để bản thân họ được rèn luyện và ngày càng chuyên nghiệp, chỉn chu. Đời khắt khe với họ để họ biết nghề làm dâu trăm họ khắc nghiệt thế nào. Bạn làm hàng trăm việc tốt không ai biết đến, vì đó là trách nhiệm của bạn. Một lần bạn mắc sai lầm người ta sẽ xúm vào chửi bạn như kẻ tội đồ. Bạn hầu như không được phép mắc sai lầm.
Bệnh nhân 1342 đã khiến nhiều đồng nghiệp bị vạ lây, người bị dí tàn thuốc vào áo, người bị ném trứng sống, người bị tránh như tránh hủi. Họ ấm ức, tổn thương chứ, vì quýt làm cam chịu, mình chẳng làm gì nên tội cũng dính đạn. Thế nên, bức tâm thư ‘chúng tôi là ai cũng’ chỉ là giọt nước tràn ly, tức nước vỡ bờ mà thôi. Có lẽ nhiều người khác cũng nghĩ như vậy như họ không nói ra. Họ cố kiềm chế để giữ hình ảnh ‘hoa hậu thân thiện’, dù sao thì họ cũng đâu phải hoa hậu nhưng bị xét nét còn khắt khe hơn cả hoa hậu.
Lùm xùm gác lại, ai về nhà nấy, việc ai nấy làm.
Có lẽ lùm xùm này đến đây là khép lại được rồi. Những tiếp viên hàng không sớm ổn định lại với quỹ đạo công việc của mình, tiếp tục làm việc chăm chỉ, tiếp tục cống hiến và bớt than vãn. Quần chúng cũng nên có cái nhìn cảm thông, thấu hiểu với họ hơn. Công việc nào chẳng vất vả, kiếm được đồng tiền có bao giờ là dễ dàng đâu.
Lộ diện thư bỏ nhà đi của Độ Mixi 20 năm về trước khi trốn tiết bị bắt
Tuổi thơ cũng có một vài lần mắc sai lầm và streamer Độ Mixi không ngoại lệ. Thậm chí anh còn "dữ dội" hơn bất kỳ ai khác với những pha quậy phá khiến bố mẹ đau đầu ra trò.
Mới đây, bức tâm thư chàng "Tộc trưởng" gửi cho bậc phụ huynh cũng đã được chia sẻ rộng rãi. Tuổi thơ oanh liệt của Độ Mixi trở thành chủ đề bàn luận trong giới trẻ.
Độ Mixi là một trong những streamer được yêu thích nhất hiện nay. (Ảnh: Cắt từ clip).
Độ Mixi từng viết thư bỏ nhà ra đi
Bức thư của Độ Mixi gửi cho bố mẹ khoảng 20 năm về trước mới đây được hé lộ. Theo đó, nội dung chính của bức thư là... từ biệt bố mẹ vì trốn học nhưng vô tình bị cô giáo bắt được.
Trong thư, anh nhiệt tình nhận lỗi nhưng vẫn phải ra đi bởi lý do: " Cô bảo phải viết bảng kiểm điểm cho bố mẹ ký tên và nhận xét vào ". Có vẻ như vì sự thật ham chơi nghỉ học bị bại lộ, ở trong tình huống đưa bố mẹ ký không được mà tiếp tục đến trường không xong nên anh nhanh chóng chào bố mẹ rồi kiên quyết lên đường.
Bức thư bỏ nhà ra đi của streamer Độ Mixi 20 năm trước. (Ảnh: FB C.T).
Cư dân mạng hào hứng bình luận
Chỉ trong thời gian ngắn, bài đăng của Độ Mixi đã nhận được sự tương tác mạnh mẽ. Không ít người bày tỏ sự đồng cảm bởi tuổi thơ ai cũng ít nhiều có những lần ham chơi, trốn học. Tuy nhiên, màn xử lý sự cố "đi vào lòng người" của nam streamer thì đúng là "có 1-0-2". Bên cạnh đó, nhiều bình luận không đồng tình với pha xử lý của "Tộc trưởng" ngày bé, khuyên mọi người chỉ nên xem cho vui chứ đừng học theo.
Một số bình luận liên quan:
- Tuổi trẻ chưa trải sự đời đây mà.
- Mấy đứa nhóc bây giờ đừng có dại học theo nhé. Cuộc sống trốn nhà không dễ dàng đâu.
- Chắc do còn bé suy nghĩ chưa chín chắn. Chứ bỏ nhà đi lại khổ mình, khổ cả gia đình mình.
- Biết là vui nhưng không nên học theo đâu.
Người hâm mộ khuyên các bạn trẻ không nên học theo. (Ảnh: Chụp màn hình).
Dĩ nhiên, đây cũng chỉ là một kỷ niệm vui của nam streamer và anh đã chia sẻ cho người hâm mộ của mình. Tuy nhiên, thay vì học theo một hành động sai, mang tính bộc phát, nhất thời của tuổi trẻ, người xem chỉ nên đọc câu chuyện như một hình thức để giải trí.
Sắp qua đời vì ung thư vú, người mẹ 3 con để lại bức tâm thư cuối cùng khiến nhân loại thêm một lần sợ hãi về "cái kết" của căn bệnh quái ác "Bác sĩ nói với tôi là họ chẳng thể làm gì được nữa, họ dự đoán tôi chỉ còn sống vài tuần nữa và chắc chắn không bao giờ có thể vượt qua mốc này...". Ai cũng mong mình có cuộc sống viên mãn, ít ốm đau bệnh tật và nhất là tránh xa "án tử" mang tên ung thư. Với phụ nữ...