Dù bị rút vốn mạnh bởi Covid-19 nhưng nhà đầu tư Thái Lan vẫn đang nắm giữ 10% vốn trong VFMVN30 ETF
Vào cuối năm 2018, Bualuang Securities đã phát hành DR VFMVN30 ETF và niêm yết trên SET, qua đó giúp nhà đầu tư Thái Lan có thể dễ dàng tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam thông qua chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF mà không cần mở tài khoản tại Việt Nam.
Theo tin từ Bualuang Securities (Thái Lan), chứng chỉ lưu ký (DR) VFMVN30 ETF đang niêm yết trên Sở GDCK Thái Lan (SET) có quy mô 726,4 triệu Bath, tương đương 526 tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 4. Con số này tương đương 10% quy mô danh mục VFMVN30 ETF (hơn 5.200 tỷ đồng).
Vào cuối năm 2019, giá trị DR niêm yết tại SET lên tới 1,44 tỷ Bath (khoảng 1.100 tỷ đồng). Như vậy giá trị niêm yết DR vào cuối tháng 4 vừa qua đã sụt giảm hơn một nửa.
Giá trị và số lượng DR VFMVN30 niêm yết trên SET giảm mạnh bởi ảnh hưởng Covid-19
Video đang HOT
DR là một loại chứng khoán có thể chuyển nhượng, được giao dịch trên sàn chứng khoán của nước sở tại nhưng đại diện cho một chứng khoán khác được phát hành bởi một công ty đại chúng đang niêm yết ở một quốc gia khác. DR chịu rủi ro về tỷ giá khi đồng tiền của nước sở tại tăng giá so với đồng tiền tại quốc gia mà chứng khoán được DR đại diện đang niêm yết.
Thời điểm mới thành lập, Bualuang Securities cho biết huy động được khoảng 5 tỷ Bath (khoảng 3.500 tỷ đồng) để đầu tư vào chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF. Quả thực, trong giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019, dòng tiền đổ vào VFMVN30 ETF khá mạnh, lên tới gần 3.000 tỷ đồng và phần lớn đến từ các nhà đầu tư Thái Lan thông qua DR.
Dòng vốn đổ mạnh vào VFMVN30 ETF trong nửa đầu năm 2019 trước khi bị rút ra trong quý 1/2020 bởi ảnh hưởng Covid-19
Tuy nhiên, ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã khiến dòng vốn rút mạnh khỏi TTCK Việt Nam trong giai đoạn tháng 3, tháng 4 và VFMVN30 ETF cũng không ngoại lệ. Với giá trị quy mô DR VFMVN30 ETF niêm yết tại SET hiện chỉ còn khoảng 726,4 triệu Bath, giảm hơn một nửa so với đầu năm cho thấy nhiều khả năng nhà đầu tư Thái Lan đã rút một phần vốn khỏi DR.
VFMVN30 ETF do VietFund Management (VFM) quản lý hiện là quỹ nội địa lớn nhất Việt Nam khi có thời điểm quy mô danh mục lên tới hơn 7.000 tỷ đồng. Thậm chí, quy mô VFMVN30 ETF hiện còn lớn hơn 2 quỹ ETF ngoại lâu năm trên TTCK Việt Nam là FTSE Vietnam ETF và Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF). Tại ngày 12/5, giá trị NAV/ccq của VFMVN30 ETF đạt 13.032 đồng, giảm khoảng 11% so với đầu năm.
Hơn 12 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong mùa dịch
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ky; tiếp đó là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản...
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỉ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019. Dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài lại giảm mạnh.
Nếu xét về giá trị, vốn đăng ký 4 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016-2018 (tăng 52,3% so với năm 2018, tăng 16,4% so với năm 2017 và tăng 79% so với năm 2016).
Có tổng cộng 984 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỉ USD, giảm 9,1% về số dự án và tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Vốn đầu tư tăng là có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn 4 tỉ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị gần 2,48 tỉ USD, tăng 32,9% số lượt góp vốn, mua cổ phần nhưng chỉ bằng 34,7% so với cùng kỳ.
Hiện Singapore là quốc gia dẫn đầu tính theo đối tác đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,07 tỉ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; tiếp theo là Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,...
Tính đến ngày 20-4, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,15 tỉ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường JLL cho rằng, hiện nay BĐS công nghiệp, logictics đang được NĐT nước ngoài quan tâm. Các NĐT chuyên sâu không thay đổi chiến lược vào thị trường Việt Nam chỉ vì dịch bệnh.
Theo bà Trang, ở phân khúc khách sạn mặc dù đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covi-19, tỉ lệ lấp đầy hiện tại chỉ khoảng 10% hoặc thấp hơn, hoặc phải đóng cửa. Khá nhiều NĐT phân khúc này cần tiền muốn bán tài sản ra. NĐT nước ngoài xem xét để mua vào với giá hợp lý.
Còn ở phân khúc căn hộ, theo bà Trang nhu cầu của người mua nước ngoài cũng khá lớn. Tuy vậy, trong ngắn hạn giao dịch chưa tăng do dịch bệnh, họ đang xem xét diễn biến của thị trường Việt Nam như thế nào để quyết định đầu tư.
Nhà đầu tư Singapore, Thái Lan vẫn 'xếp hàng' vào Việt Nam Tính đến 20/4, tổng vốn đăng ký và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 12,33 tỷ USD, trong đó, Singapore và Thái Lan là 2 nhóm nhà đầu tư lớn nhất. Số liệu ghi nhận trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tổng vốn đăng ký cấp mới,...