Dự báo ùn tắc giao thông tại Hà Nội sẽ ngày càng phức tạp
Phương tiện giao thông gia tăng nhanh trong khi hạ tầng chưa thể đáp ứng sẽ khiến tình trạng ùn tắc giao thông tại Thủ đô ngày càng diễn biến phức tạp.
Tại cuộc họp tổng kết ngành GTVT mới đây, dù lãnh đạo Bộ GTVT nhận định rằng, cả hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều giảm số vụ ùn tắc kéo dài.
Thế nhưng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thì thẳng thắn nêu quan điểm: Tình hình ùn tắc giao thông phức tạp theo từng ngày.
Ùn tắc là điều khó tránh khỏi với đô thị lớn
Trong thời gian qua, Bộ GTVT và Hà Nội đã đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng tuyến đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, đường Vành đai 2 trên cao, dưới thấp đoạn Ngã Tư Vọng-Ngã Tư Sở, đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm, cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt…
Video đang HOT
Tắc đường, nỗi ám ảnh của người dân Hà Nội.
Tuy vậy, có một thực tế, vào khung giờ cao điểm, nhiều tuyến đường của thành phố đã rơi vào tình trạng ùn tắc cục bộ, lượng phương tiện chen chân “nhích” từng mét, còi xe inh ỏi và khiến ai cũng mệt mỏi vì “chôn chân” trên đường. Thậm chí, một số dự án của thành phố chi hàng trăm tỷ đồng mở rộng hạ tầng giao thông nhưng tình trạng ùn tắc còn diễn biến trầm trọng hơn.
Nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới ùn tắc giao thông trong thời gian qua, theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, diện tích đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị còn thấp, mới đạt khoảng 10,07%, trong khi đó theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị cần đạt 20-26%.
Thành phố hiện nay có khoảng 7,1 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, với tốc độ tăng trưởng ôtô đạt 10,2%/năm, của xe máy đạt 6,7%/năm, chưa tính khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông khiến cho nguy cơ ùn tắc giao thông trên địa bàn là điều khó tránh khỏi và dự báo sẽ ngày càng diễn biến phức tạp.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 của Bộ GTVT vừa qua, nhìn nhận năng lực hạ tầng đô thị chưa theo kịp phát triển phương tiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định: “Trong vòng 5 năm nữa, với tốc độ gia tăng xe cá nhân sẽ không thể nào hạn chế được ùn tắc giao thông. Các đô thị lớn càng xây dựng hạ tầng đường sá thì càng ùn tắc bởi hấp dẫn người dân đổ về (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi năm tăng 200.000 người). Do đó, không hạ tầng nào có thể đáp ứng nổi tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, dẫn đến ùn tắc và ô nhiễm môi trường”.
Nhiều giải pháp để gỡ ùn tắc giao thông
Trong năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu giảm 8-10 điểm ùn tắc. Đáng lưu ý, trong 26 điểm ùn tắc còn lại từ năm 2020, đơn vị này đặt mục tiêu xử lý nhiều điểm ùn tắc nghiêm trọng như Phùng Chí Kiên – Hoàng Quốc Việt; nút giao 361 -Nguyễn Khang; điểm quay đầu Trung Văn – Tố Hữu; đường Vành đai 3 đoạn nút giao BigC; nút giao Nghiêm Xuân Yêm -Nguyễn Hữu Thọ; Linh Đường – Nguyễn Hữu Thọ.
Để kéo giảm ùn tắc, Sở GTVT cũng vừa đề xuất UBND TP Hà Nội 9 nhóm giải pháp gồm xén mở rộng tối đa mặt đường tăng khả năng thông hành, tăng diện tích đất dành cho giao thông; xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông quan trọng, thường xuyên; xén vỉa hè mở rộng các nút giao để tăng lưu lượng giao thông qua nút; tổ chức giao thông hợp lý, cho các phương tiện rẽ phải liên tục, cấm rẽ trái tại một số nút giao để hạn chế xung đột giao thông.
Liên ngành liên tục theo dõi để có phương án điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông hợp lý theo lưu lượng giao thông; tăng cường lực lượng phân luồng hướng dẫn giao thông trong giờ cao điểm tại vị trí các nút giao, trong đó phân công rõ nút giao thuộc trách nhiệm của UBND cấp quận, phường; xây dựng bản đồ úng ngập và tổ chức phân luồng từ xa tại các điểm có khả năng xảy úng ngập; tổng hợp thường xuyên, cung cấp thông tin cho kênh VOV giao thông về tình hình ùn tắc để người dân biết và tránh các điểm này.
Bên cạnh đó, Hà Nội và Bộ GTVT cam kết triển khai đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trong kế hoạch năm 2021, phấn đấu hoàn thành 38/91 công trình, đảm bảo tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 10,35% trở lên; đưa vào vận hành 2 dự án giao thông lớn là nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, dự án cải tạo, sửa chữa cầu Thăng Long; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội, đường Vành đai 1, Vành đai 2 và Vành đai 4 hay Vành đai 5. Hà Nội cũng phối hợp với Bộ GTVT đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 17-18% nhu cầu đi lại của người dân.
Nhiều hoạt động chào mừng các sự kiện chính trị quan trọng của Thủ đô và đất nước dịp Tết
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Thông báo kết luận số 72-TB/TU về công tác tổ chức các hoạt động chào mừng các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Theo đó, từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của Thủ đô và đất nước diễn ra trên địa bàn như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các hoạt động chào mừng năm mới 2021. Vì vậy, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, các quận, huyện, thị xã chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trang trí, tuyên truyền trực quan trên các tuyến phố chào mừng sự kiện chính trị lớn diễn ra trên địa bàn bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa.
Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo: Rà soát công tác chỉnh trang đô thị, trang trí hệ thống chiếu sáng; thực hiện tổng vệ sinh môi trường trong phạm vi toàn thành phố bảo đảm xanh, sạch, đẹp. Đồng thời, thực hiện chỉnh trang cây xanh tại các tuyến phố, kịp thời lựa chọn, thay thế cây xanh không phù hợp với cảnh quan đường phố và không thích nghi với điều kiện, khí hậu, thời tiết.
Cùng với đó, trang trí hoa, cây cảnh trên các khu vực trung tâm trên địa bàn thành phố vào dịp Tết Dương lịch 2021 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, trước, trong và sau thời gian tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dịp kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ảnh minh họa
Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quan tại các khu vực trung tâm, tuyến phố chính, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; thực hiện tốt việc treo cờ Tổ quốc tại các công sở, hộ dân, khu chung cư. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp tham gia trang trí, chiếu sáng tại các tòa nhà, tuyến phố trong các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của Thủ đô và đất nước. Báo cáo xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương bắn pháo hoa trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Liên quan đến nhiệm vụ trên, Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa phục vụ nhân dân đón Tết Dương lịch 2021 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên địa bàn thành phố sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương.
Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu tổ chức sự kiện chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng phù hợp với thực tiễn, bảo đảm an toàn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô.
Ông Hoàng Đạo Cương giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Thủ tướng bổ nhiệm ông Hoàng Đạo Cương, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Tân Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hoang Đao Cuong (Anh: Bao Đai bieu nhan dan) Tại Quyết định 1635/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Hoàng Đạo Cương, Viện trưởng...