Dự báo thế giới 2021: Năm của các nền kinh tế mới nổi
Năm 2021 được dự báo là năm của sự phục hồi tuy nhiên quá trình này sẽ diễn ra không đồng đều trên toàn cầu, trong đó các nền kinh tế mới nổi được kỳ vọng sẽ dẫn đầu xu hướng.
Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 10/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn bài phân tích đăng trên báo The Business Times ngày 23/12 cho rằng năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến các nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng, song những biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ của các ngân hàng trung ương và chính phủ các nước trên toàn thế giới đang thúc đẩy các nền kinh tế phục hồi.
Các nhà đầu tư hiện hướng tới triển vọng tươi sáng hơn trong năm 2021 dựa trên những hy vọng về vaccine phòng COVID-19, các biện pháp kích thích tài chính và khả năng nền tinh tế trở lại đà tăng trưởng vào năm 2021. Năm tới có thể đánh dấu sự phục hồi kinh tế giai đoạn đầu, tương tự như giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tăng trưởng toàn cầu được kỳ vọng sẽ phục hồi sau khi rơi xuống những mức thấp nhất trong nhiều năm do tác động của dịch bệnh COVID-19 và quá trình này có khả năng sẽ được đẩy nhanh nhờ triển khai thành công các chương trình chủng ngừa vaccine phòng COVID-19.
Các nhà phân tích tin rằng tốc độ phục hồi kinh tế và thu nhập giữa các khu vực sẽ khác nhau đáng kể. Mặc dù dịch bệnh được kiểm soát tốt ở các khu vực chính của châu Á, nhưng tình hình ở các quốc gia và khu vực như Mỹ, châu Âu và Mỹ Latinh xấu hơn. Cụ thể, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan của nước này đã nối lại “hoạt động kinh doanh như thường lệ” vào đầu tháng 5/2020. Trong khi đó, các quốc gia phát triển phương Tây đang tiếp tục vật lộn với những làn sóng bùng phát COVID-19 mới, buộc chính quyền phải thực hiện các biện pháp phong tỏa ở một số địa phương, cản trở các kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế.
Video đang HOT
Sự khác biệt trong khả năng kiểm soát dịch bệnh COVID-19 giữa các quốc gia và khu vực này kéo theo mức độ ảnh hưởng về kinh tế sẽ không giống nhau, có xu hướng nghiêm trọng hơn ở các nền kinh tế phát triển phương Tây so với ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Như vậy, các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ khởi động năm 2021 trên một nền tảng vững chắc, trong khi các điều kiện tăng trưởng tồi tệ hơn sẽ làm chậm quá trình phục hồi của các quốc gia phát triển phương Tây.
Các chuyên gia kinh tế tin tưởng châu Á và các thị trường mới nổi có khả năng hoạt động tốt hơn các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu. Sự phục hồi vững chắc của Trung Quốc từ dịch COVID-19 trong nửa cuối năm 2020 đã đem lại kết quả Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng trong năm nay, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu giảm. Điều này tạo điều kiện cho các nền kinh tế ngoại vi ở châu Á, như Hàn Quốc, tận dụng nhu cầu đang tăng lên của Trung Quốc.
Trong thời gian tới, tổng hợp của các chất xúc tác tích cực sẽ hỗ trợ cho các nền kinh tế mới nổi. Sự kết hợp giữa các yếu tố như khả năng phục hồi theo chu kỳ trong năm 2021; đồng USD yếu; khả năng phục hồi mạnh mẽ về thu nhập tạo ra những động lực quan trọng. Hơn nữa, khả năng Mỹ sẽ theo đuổi một chính sách ổn định và thân thiện với thương mại hơn dưới thời chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ hỗ trợ thêm cho tăng trưởng của các thị trường mới nổi. Lần cuối cùng các nhà phân tích quan sát thấy mối liên kết giữa các điều kiện cơ bản và vĩ mô thuận lợi như vậy là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, cách đây hơn một thập kỷ.
Theo nhiều nhà phân tích, với đà phục hồi kinh tế được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây, “dòng thủy triều” đang hướng sang các thị trường mới nổi và năm 2021 sẽ là năm của họ.
Sốc: Trung Mỹ có 'Vạn Lý Trường Thành' khác, xưa hơn đến 3.300 năm
"Mắt thần" LIDAR đã giúp các nhà khảo cổ khám phá ra một trường thành ngoài sức tưởng tượng được rừng rậm Guatemala che giấu suốt 4.000 năm.
Phát biểu với tờ Express, giáo sư Albert Lin từ Đại học California ở San Diego và đang cộng tác với National Georaphic, người thúc đẩy sử dụng LIDAR, thiết bị này đã hé lộ chuỗi cấu trúc vĩ đại hơn bao giờ hết của người Maya.
LIDAR là một phương pháp giúp lập bản đồ 3D nhờ tia laser có khả năng xuyên thấu những tán rừng. Đầu năm 2008, chính LIDAR đã giúp phát hiện hơn 60.000 cấu trúc bao quanh thành phố cổ Tikal, cho thấy cái mà chúng ta tin là thủ phủ của đế chế Maya nhiều năm nay chỉ là một phần nhỏ của thành đô thực sự.
Đô thành Tikal với hơn 60.000 nhà cửa, đền đài lọt thỏm giữa những vòng tường thành vĩ đại ngoài sức tưởng tượng. Ảnh: National Geographic.
Lần này, các cấu trúc mới được phát hiện đã mở rộng bản đồ Tikal gấp nhiều lần, khiến thành phố với 60.000 cấu trúc nhà cửa, đền đài chỉ còn là một mảnh nhỏ lọt thỏm giữa bản đồ.
"Chúng tôi bắt đầu thấy thêm nhà ở và gò đất. Nhưng chúng tôi đi về mọi hướng và phát hiện các cấu trúc dày đặc hơn bao giờ hết" - giáo sư Lin mô tả lại cuộc tìm kiếm gây sốc. Kết quả cuối cùng cho thấy toàn bộ cấu trúc mới này là một trường thành khổng lồ, nhiều vòng bao bọc đô thành Tikal với hệ thống tháp canh nằm dọc theo trường thành, y hệt như cách người Trung Quốc đã thiết kế Vạn Lý Trường Thành.
Trường thành của người Maya còn được tăng thêm độ vững chắc bằng cách nương tựa và các rặng núi. Các nhà khảo cổ đã tiếp cận và nghiên cứu, xác định các bức tường vĩ đại này đã được xây dựng tận 4.000 năm trước, tức khoảng năm 2.000 trước Công Nguyên, xưa hơn thời điểm khởi công Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc hơn 3.300 năm.
Theo National Geographic, phát hiện mới cho thấy những gì chúng ta biết về nền văn minh Maya và các văn minh cùng thời còn quá ít ỏi. Rõ ràng, họ đã phát triển ở một tầm cỡ đáng kinh ngạc. Tháng trước, các nhà khoa học làm việc tại Tikal đã xác định một hệ thống lọc nước... còn sử dụng được, sử dụng lõi lọc bằng thạch anh và các khoáng chất zeolite, loại công nghệ mà chúng ta cứ tưởng được phát minh vào thế kỷ 20.
Nguyên nhân các kiến trúc vĩ đại được giấu kỹ và chỉ có thể nhờ LIDAR tìm kiếm là vì rừng già Guatemala cực kỳ dày đặc. Theo giáo sư Lin, bạn không thể quan sát xung quanh quá 10 m khi đi lạc vào nơi đây. Những tán cây của khu rừng cũng cao hàng chục mét, đủ che phủ những kim tự tháp vĩ đại nhất của người Maya.
Tân Châu Điểm đến du lịch kỳ thú kỳ III: Thăm "thủ phủ" cá giống, trải nghiệm du lịch tâm linh Tân Châu quả là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú bởi khi du khách đến đây, ngoài đi DL làng nghề, trải nghiệm văn hóa lịch sử, tâm linh của một vùng đất, du khách còn được tìm hiểu thêm một nghề mỗi năm mang về cho đất nước 2,2 tỷ USD, giải quyết 500.000 lao động có việc làm ổn định,...