Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất
Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong gần 3 thập niên qua, do nhu cầu trong nước yếu và tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài.
Theo kết quả khảo sát ý kiến của các nhà phân tích do hãng tin AFP (Pháp) vừa công bố, dự báo, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6% trong quý 3/2019.
Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong gần 3 thập niên qua, do nhu cầu trong nước yếu và tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài.
Ý kiến của 13 chuyên gia kinh tế cho hay tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 3 thấp hơn so với mức 6,2% của quý trước đó. Đây có thể coi là chỉ số kinh tế theo quý tồi tệ nhất của Trung Quốc kể từ năm 1992.
Con số trên vẫn trong biên độ tăng trưởng kinh tế 6-6,5% mà Trung Quốc dự kiến trong cả năm 2019.
Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ nền kinh tế trong nước với các biện pháp cắt giảm lãi suất và thuế, đồng thời dỡ bỏ các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong nước.
[Trung Quốc muốn có một đồng tiền số được quản lý tập trung]
Video đang HOT
Tuy vậy, những nỗ lực này là chưa đủ để bù đắp sự suy yếu của nhu cầu nội địa. Xung đột thương mại và nhu cầu trong nước yếu kém đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) ngày 15/10 hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế 2019 đối với Trung Quốc từ 6,2% xuống còn 6,1%.
Trong tuần này, Trung Quốc cũng ghi nhận kin ngạch xuất, nhập khẩu trong tháng 9 yếu hơn sau khi Mỹ áp mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc, dẫn tới việc Bắc Kinh đưa ra biện pháp đáp trả tương tự.
Theo nhà phân tích Tommy Wu thuộc hãng Oxford, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc vẫn còn là “ẩn số.”
Sự căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế bên ngoài bất chấp việc Mỹ ngừng áp thuế bổ súng đối loạt hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Ông Tommy Wu nhận định hai nước khó có thể sớm đạt được một thỏa thuận thương mại.
Nhiều ý kiến cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc ở giai đoạn 1, trong gồm vấn đề sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và mua bán nông sản lớn phải mất nhiều tuần để hoàn tất và không giải quyết những vấn đề gai góc nhất trong cuộc tranh cãi giữa hai nước này, như việc các công ty Trung Quốc được hưởng trợ cấp chính phủ.
Chuyên gia Lu Ting của Ngân hàng Nomura dự báo trong ngắn hạn, sự tăng trưởng chậm trong sở hữu trí tuệ và sản lượng thịt lợn giảm mạnh sẽ khiến tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc lần đầu tiên tụt xuống dưới ngưỡng 6% kể từ năm 1992.
Theo nhiều chuyên gia, điều này buộc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có biện pháp ứng phó.
Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14/10 cho rằng nước này cần có biện pháp tăng cường khả năng hồi phục của nền kinh tế trong nước, ứng phó những sức ép suy giảm và tăng cường tạo ra việc làm.
Theo nhận định của nhà kinh tế Xu Xiaochun của Moody’s, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) có thể tiếp tục nới lỏng các điều kiện tín dụng, trong đó có việc hạ lãi suất. Tuy nhiên, mọi biện pháp nới lỏng cần phải tính toán nhằm kiểm soát nguy cơ nợ công./.
Thanh Hương (TTXVN/Vietnam )
'Cắt giảm lãi suất mạnh hơn giúp Mỹ chống lại suy thoái kinh tế'
Chủ tịch chi nhánh St Louis của Fed cho rằng tỷ lệ lạm phát của Mỹ ở mức quá thấp so với mục tiêu 2% của Fed nên cơ quan này có thể hành động nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Đồng USD tại một ngân hàng ở Washington, DC, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ông James Bullard, Chủ tịch chi nhánh St Louis của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ngày 20/9 cho biết ông chưa nhất trí với quyết định cắt giảm lãi suất mà Fed đưa ra vào ngày 18/9 vừa qua vì cho rằng cần có mức cắt giảm lãi suất mạnh hơn như "một sự bảo hiểm" cho nền kinh tế Mỹ.
Ông Bullard đã nhắc tới tình hình bất ổn thương mại hiện nay và cho rằng "hoạt động chế tạo của Mỹ dường như đã rơi vào tình trạng suy thoái và nhiều ý kiến cho rằng nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái đang gia tăng."
Ông Bullard là một trong ba quan chức thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed đã không nhất trí với quyết định cắt giảm lãi suất của Fed cho dù hai quan chức kia mong muốn Fed giữ nguyên lãi suất.
Ông Bullard lâu nay cho rằng tỷ lệ lạm phát của Mỹ ở mức quá thấp so với mục tiêu 2% của Fed nên cơ quan này có thể hành động nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong khi một số quan chức Fed quan ngại về sức ép giá cả tiềm ẩn do kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ở nhịp độ tương đối mạnh mẽ và đạt được tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, ông Bullard cho hay hiện không có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp thấp tạo ra rủi ro lạm phát đáng kể trong tình hình hiện nay.
Trước đó, Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống còn 1,75-2%.
Tuy vậy, ông Bullard cho rằng việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản sẽ "mang lại một sự đảm bảo trước tình trạng tỷ lệ lạm phát dự kiến sụt giảm và kinh tế tăng trưởng chậm lại đang đứng trước những rủi ro suy giảm."
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ dự kiến nguy cơ suy thoái kinh tế không xảy ra thì bất ổn thương mại đang tạo ra "những cơn gió tạt ngang" tác động tới nền kinh tế lớn nhất thế giới này, qua đó ảnh hưởng bất lợi tới đầu tư kinh doanh và xuất khẩu.
Trong năm 2018, khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ tăng thì FOMC đã tăng lãi suất 4 lần.
Tuy vậy, sức ép lạm phát ở Mỹ đã hạ nhiệt kể từ đó và hiện thấp hơn mức mục tiêu 2%.
Trong khi đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã tác động tới lạm phát của Mỹ khiến Fed hồi tháng 7/2019 đã ra quyết định cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua./.
Anh Quân (TTXVN/Vietnam )
FED cắt giảm lãi suất, giá vàng sẽ biến động thế nào? Trong cuộc họp ngày 18/9 vừa qua, FED đã quyết định cắt giảm 25 điểm phần trăm lãi suất, nhưng không đặt lộ trình tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tương lai. Giá vàng đã giảm mạnh từ 1.508USD/oz xuống 1.482USD/oz sau cuộc họp của FED Sau khi mở cửa tuần này ở mức 1.506USD/oz, giá vàng đã có thời điểm giảm...