Dự báo sớm tăng trưởng doanh thu phí của khối nhân thọ
Sau thời gian “giảm tốc” để tái cơ cấu, năm 2020, một số doanh nghiệp nhân thọ có thị phần lớn bắt đầu trở lại đường đua, song tốc độ tăng trưởng doanh thu phí của khối này được cho là sẽ khó bùng nổ, mà duy trì ở mức 20%.
Kênh đại lý vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn bancassurance.
Bộ Tài chính cho biết, định hướng trong năm 2020 là tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của toàn thị trường bảo hiểm ở mức 20%. Năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng trưởng 20,54%, trong đó khối nhân thọ đạt 107.793 tỷ đồng.
Theo đó, các công ty bảo hiểm đã có sự chuẩn bị ngay từ đầu năm. Đơn cử, Sun Life Việt Nam thông báo sẽ tăng vốn điều lệ hơn 5.000 tỷ đồng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có việc hợp tác với TPBank để phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng (bancassurance) trong 15 năm.
Đây là yếu tố quan trọng để Sun Life Việt Nam gia tăng niềm tin đối với với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Bên cạnh đó, Sun Life Việt Nam còn đẩy mạnh đầu tư thông qua nhiều đối tác có tiềm năng khác, mở rộng mạng lưới văn phòng kinh doanh và dịch vụ khách hàng trên toàn quốc, đầu tư vào hệ thống công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, marketing và con người…
Hay tại Hanwha Life Việt Nam, nhà bảo hiểm này tiếp tục dồn sức cho kênh đại lý truyền thống để chiếm lĩnh thị trường ở các thành phố lớn, bên cạnh nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm và các kênh phân phối khác.
Video đang HOT
Một trong những chiến lược quan trọng của Hanwha Life Việt Nam là sự cách tân về chất lượng dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ. Hanwha Life Việt Nam đang trong quá trình thành lập công ty con chuyên về Big Data (dữ liệu lớn).
Công ty này sẽ đóng vai trò nâng cao năng lực công nghệ số nhằm phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng của Hanwha Life Việt Nam thời gian tới.
Ông Clive Baker, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam đánh giá, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có 3 thay đổi lớn, tập trung vào các kênh phân phối, phát triển sản phẩm và ứng dụng kỹ thuật số.
Cụ thể, về kênh phân phối, đại lý vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo và duy trì ảnh hưởng lớn trong kết quả chung của doanh nghiệp, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không cao bằng bancassurance.
Các ngân hàng hiện đang muốn đẩy mạnh doanh thu từ mảng kinh doanh bảo hiểm bởi sự tăng trưởng tín dụng cao khiến bảo hiểm trở nên hấp dẫn hơn.
“Về định vị sản phẩm, các giải pháp tiết kiệm sẽ tiếp tục tăng trưởng và phần lớn sẽ hướng tập trung cho hoạt động giáo dục. Sự già đi của dân số tại Việt Nam sẽ thúc đẩy mọi người tăng cường tiết kiệm và dự phòng cho hưu trí.
Điều này sẽ diễn ra trong 3-5 năm tới và Prudential đang chuẩn bị cho xu hướng này với các giải pháp tiết kiệm từ các sản phẩm liên kết đơn vị mà Prudential đang giữ vị thế chủ đạo trên thị trường”, ông Clive Baker thông tin.
Ngoài ra, Prudential cũng sẽ tập trung vào các giải pháp bảo vệ vì người dân đang ngày càng quan tâm đến những tình huống không may xảy ra có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là sau giai đoạn nghỉ hưu.
Vì vậy, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cũng như các sản phẩm bảo vệ khác sẽ ngày càng phổ biến hơn với người dân Việt Nam.
Không chỉ bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, theo các chuyên gia trong ngành, năm 2020 tiếp tục là năm bùng nổ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bởi cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm và tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp, các cơ quan chức năng có kế hoạch tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm kết nối dữ liệu khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm.
Cùng với đó là tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và trình Chính phủ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm…
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Doanh thu tăng trưởng 26% trong năm 2019, TNG lần đầu chia cổ tức bằng tiền sau 5 năm
Tỷ lệ cổ tức là 8% bằng tiền mặt. Với 65 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền TNG dự kiến chi cho đợt cổ tức này vào khoảng 52 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Ngày 21/2 tới đây, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8% (01 cổ phiếu nhận về 800 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 6/3/2020. Với 65 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền TNG dự kiến chi cho đợt cổ tức này vào khoảng 52 tỷ đồng.
Lần gần nhất TNG trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông là khi doanh nghiệp này thanh toán cổ tức đợt 2/2014 với tỷ lệ 6% vào tháng 2/2015. Như vậy, nếu hoạt động chi trả cổ tức diễn ra theo đúng kế hoạch, cổ đông TNG sẽ lại được nhận cổ tức bằng tiền mặt sau 5 năm thiếu vắng.
Nhiều khả năng quyết định dốc "hầu bao" chia cổ tức lần này của TNG có thể đến từ kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2019 vừa qua.
Cụ thể, TNG ghi nhận 4.560 tỷ đồng tổng doanh thu tiêu thụ, tăng 26% so với năm trước trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt 4.354 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ, doanh thu nội địa đạt 206 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Số liệu lợi nhuận chưa được cập nhật tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến cũng sẽ đạt 2 con số.
Trong khi đó, trái với kết quả kinh doanh tương đối khả quan, cổ phiếu TNG trên thị trường lại diễn biến không mấy tích cực.
Sau nhiều sóng giảm mạnh, hiện cổ phiếu này đang giao động quanh vùng 15.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 30% so với đỉnh đạt được hồi giữa năm ngoái. Trong bối cảnh đó, TNG đang lên kế hoạch mua lại 6,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 9,95% vốn điều lệ làm cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Tập đoàn Hà Đô (HDG): Lợi nhuận ước đạt 950 tỷ, vượt 20% so với kế hoạch 2019 Theo kết quả tổng kết sơ bộ của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG - sàn HOSE), kết thúc năm 2019, HDG ước đạt doanh thu 3.700 tỷ đồng, tăng 15% cùng kỳ năm 2018 và hoàn thành 80% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế ước đạt 950 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ và vượt 20% kế hoạch đã...