Dự báo rất khó!
Xung quanh diễn biến bất thường của bão số 14, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay:
Từ sáng qua 10-11, bão số 14 có thay đổi nhiều về hướng di chuyển. Chiều cùng ngày, sau khi đi vào phía Nam Vịnh Bắc bộ, bão số 14 di chuyển lệch về phía Bắc Tây Bắc, tốc độ giảm xuống còn 25 – 30km/h. Sau đó đi vào các tỉnh ven Biển Đông Bắc bộ. Toàn bộ các tỉnh ven biển Bắc bộ từ Ninh Bình đến Quảng Ninh, vùng bão vào sẽ có gió mạnh cấp 7 – 8 trở lên. Riêng Thái Bình đến Quảng Ninh có gió giật cấp 11-12. Vùng Hải Dương, Hưng Yên có gió cấp 5-6.
Đường đi và vị trí cơn bão số 14 (Cập nhật lúc 22h ngày 10-11)
- Như vậy các tỉnh miền Trung đã an toàn?
- Do bão di chuyển lên vĩ độ cao, ra phía Bắc nên các tỉnh từ phía Nam trở ra đến Quảng Bình cơ bản đã an toàn. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa, vùng ven biển có gió giật cấp 6 – 7 cũng không đáng lo ngại.
- Vậy mưa ở phía Bắc sẽ diễn biến ra sao?
- Các tỉnh Bắc Trung bộ còn mưa trong ngày hôm nay nhưng lượng mưa cũng chỉ khoảng 100mm, một số nơi 200mm. Lượng mưa không quá lớn.
Video đang HOT
Mưa sẽ diễn ra tại hầu hết các tỉnh Bắc bộ, vùng đồng bằng ven biển đề phòng lượng mưa lớn. Vùng Đông Bắc bộ và trung du miền núi phía Bắc, lượng mưa từ 200-300mm, một số nơi trên 300mm. Tuy nhiên, từ chiều nay, mưa sẽ bắt đầu giảm dần. Trên một số hệ thống sông suối cần đề phòng lũ quét nếu mưa dồn dập, cục bộ trong thời gian ngắn, còn nếu mưa rải rác với lượng mưa như trên cũng không đáng ngại.
- Cụ thể tại Hà Nội sẽ như thế nào?
- Ở Hà Nội với kịch bản trước đó sẽ có mưa rất lớn, lượng mưa có thể từ 200-300mm, thậm chí lớn hơn. Nhưng, với kịch bản mới nhất thì lượng mưa trên địa bàn Hà Nội sẽ giảm đi rất nhiều, chỉ còn khoảng xấp xỉ 100mm. Nếu có mưa cấp tập, cục bộ trong 2-3 giờ đồng hồ gây ngập thì cũng không đến mức nghiêm trọng.
- Diễn biến bất thường của bão số 14 có phải do biến đổi khí hậu?
- Để đi tìm nguyên nhân bão số 14 tiến thẳng ra Bắc thì rất khó, không thể đổ hết cho biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thiên nhiên thường biến đổi muôn hình vạn trạng, khó nắm bắt. Theo quy luật thì về cuối năm, bão thường đổ bộ vào phía Nam, song không hẳn tất cả đều như vậy. Như cơn bão Sơn Tinh đổ bộ vào phía Bắc tháng 10-2012, và năm nay là bão Hải Âu.
Theo ANTD
Quảng Ninh trước giờ bão đổ bộ
20h tối 10/11, lãnh đạo đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão Hải Yến tỉnh Quảng Ninh đã triển khai cuộc họp khẩn tại TP Móng Cái để lên các phương án chống đỡ, đề phòng bão đổ bộ. Hiện Quảng Ninh có mưa và gió thốc mạnh.
Ông Đỗ Thông - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh - cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin cơn bão Haiyan (bão Hải Yến) có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ sáng nay, tỉnh liên tiếp tổ chức các cuộc họp để chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm túc công điện khẩn về theo dõi diễn tiến cơn bão của Ban chỉ huy PCLB Trung ương; tìm mọi biện pháp tốt nhất để chống đỡ, đề phòng cơn bão số 14 đổ bộ vào bờ gây thiệt hại lớn về người và vật chất, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Bắt đầu từ 20h cùng ngày, đích thân ông Đỗ Thông dẫn đầu Đoàn kiểm tra về tình hình phòng chống bão Hải Yến đã trực tiếp triệu tập cuộc họp khẩn cấp với UBND và cơ quan chức năng TP Móng Cái để lên kế hoạch, bàn phương án chống đỡ, hỗ trợ người dân cũng như di dời các hộ dân ở khu vực dễ ảnh hưởng đến khu vực an toàn.
TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có mưa nhỏ, gió giật từng cơn. (Ảnh chụp lúc 20h30 đêm 10/11)
Báo cáo tại cuộc họp khẩn, ông Dương Văn Cơ - Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết, hiện tại trên địa bàn thành phố có mưa kèm gió thốc từng cơn mà chưa có dấu hiệu mạnh dần lên. Tuy nhiên, địa phương cũng không chủ quan nên đã huy động nhân sự di dời 10 hộ gia đình khu vực xung yếu ra khỏi vùng nguy hiểm; kêu gọi hơn 1.300 tàu thuyền vào tránh đỗ an toàn; trên 50 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản vào bờ; huy động nhân lực thường trực 24/24 để ứng cứu kịp thời những trường hợp khẩn cấp và nguy hiểm, cùng việc chuẩn bị sẵn các sản phẩm thuốc men, y tế nhằm phục vụ nhân dân khi cần thiết.
Trước diễn tiến khó lường của bão Haiyan, UBND TP Móng Cái đã quyết định cho toàn bộ học sinh các cấp nghỉ học.
Theo thông tin PV Dân trí vừa cập nhật, thì đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có thiệt hại nào do bão số 14 gây ra. Các khu vực như TP Hạ Long, TP Uông Bí, TP Cẩm Phả có mưa nhỏ kèm gió lất phất, chưa có dấu hiệu gì đáng quan ngại.
Tính đến 18h30 ngày 10/11, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra 3 công điện khẩn gửi các địa phương, đơn vị trong tỉnh về công tác chủ động đối phó với cơn bão cơn bão Hải Yến.
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm cấm tất cả các loại phương tiện thủy, tàu thuyền vận tải, khai thác thủy sản và tàu du lịch ra khơi và kêu gọi các chủ phương tiện tàu thuyền nghề cá và tàu vận tải, tàu du lịch còn đang trên biển khẩn trương về nơi trú tránh an toàn trước 16h30 ngày 10/11, không cấp phép thăm quan, nghỉ lưu trú trên vịnh; tổ chức sơ tán ngay người trên các làng chài, lồng bè, nhà bè và chòi canh thủy sản vào đất liền xong trước 18h ngày 10/11;
Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc (thứ 3 phải sang) đang kiểm tra tình hình phòng chống bão trên các khu vực xung yếu tại địa phương.
Tính thời điểm 19h, theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Quảng Ninh, tại các huyện Cô Tô, Vân Đồn, gió cấp 8 đến cấp 9, khu vực Hạ Long - Cẩm Phả gió cấp 7 đến cấp 8, giật cấp 10 và có mưa nhỏ...
Trước khi bão vào, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức bắn 48 quả pháo hiệu báo bão, thực hiện nghiêm lệnh cấm biển của UBND tỉnh từ 7h sáng ngày 10/11/2013.
Toàn bộ 185 tàu cá tuyến khơi, 10.407 tàu thuyền đánh cá công suất nhỏ, 466 tàu thuyền du lịch và các loại tàu thuyền vận tải; hàng nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản đã được chằng chống và neo đậu chắc chắn.
Tổ chức di chuyển toàn bộ người già và trẻ em trên hơn 8.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản và các nhà bè dịch vụ, dân cư các làng chài trên vịnh Hạ Long về nơi trú tránh án toàn từ 17h chiều nay.
Tại đảo Hà Nam thuộc thị xã Quảng Yên đã tổ chức di dân tại chỗ cho 3.200 người dân ở các xã vùng thấp đến nơi cao an toàn.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đoàn Thanh niên, Giao thông vận tải bố trí trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu bao gồm: 1.700 chiến sĩ, 2.550 dân quân tự vệ; 20 ô tô các loại, 3 tàu tìm kiếm cứu nạn và 25 xuồng cao tốc.
Theo Dantri
Bộ trưởng Trần Đại Quang kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống bão HaiYan Chiều 10/11/2013, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì cuộc làm việc với Công an các tỉnh miền Bắc qua hệ thống truyền hình trực tuyến để kiểm tra công tác và chỉ đạo các biện pháp phòng chống cơn bão HaiYan tại các địa phương trên. Do tình hình diễn biến...