Dự báo nước ta sắp đón bão số 5 với diễn biến khó lường
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, đi vào Biển Đông và trở thành bão số 5 đầu tuần sau.
Rạng sáng 1/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực đảo Luzon (Philippines) đã đi vào khu vực Biển Đông. Hiện, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm cách quần đảo Hoàng Sa 740 km về phía đông đông bắc với sức gió mạnh nhất đạt cấp 6-7, giật cấp 9.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới được dự báo di chuyển theo hướng tây, vận tốc 20-25 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão. Đêm 1/9, vị trí tâm bão chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa 280 km về phía bắc đông bắc. Lúc này, sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 8, giật cấp 10.
Hình ảnh minh họa cơn bão đổ bộ Philippines. Nguồn: Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ – NOAA (Mỹ).
Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, khoảng ngày 2-3/9, áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển vào Biển Đông sau đó mạnh lên thành bão. Tuy vậy, hiện nay, các mô hình dự báo đưa ra nhiều khả năng về áp thấp nhiệt đới này. Trong đó, có khả năng áp thấp sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão và di chuyển về phía Bắc vào Trung Quốc. Khi đó, miền Bắc Việt Nam sẽ chỉ ảnh hưởng gián tiếp (có mưa).
Khả năng nữa là áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão và đi vào khu vực Bắc bộ Việt Nam, thậm chí cũng có mô hình cho dự báo đi vào khu vực Trung bộ. Tuy nhiên, tỷ lệ dự báo áp thấp sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão và di chuyển về phía Bắc nhiều hơn.
Trước tình hình áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã phát đi công điện khẩn yêu cầu các địa phương chủ động lên phương án ứng phó với bão số 5 có thể hình thành trong ngày 1/9.
Video đang HOT
Các địa phương đều phải sẵn sàng phương tiện, lực lượng cứu hộ, cứu nạn để triển khai công tác khi có yêu cầu.
Về thời tiết trên đất liền hôm nay, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ nên hôm nay, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 40-70mm/24 giờ).
Đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rất to, lượng mưa 70-150mm/24 giờ. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nhiệt độ cao nhất tại Bắc Bộ phổ biến từ 28-31 độ.
Thời tiết Hà Nội mưa vừa, có nơi mưa to và dông rải rác. Trong mưa giông có khả năng xảy ra gió giật mạnh. Nền nhiệt cao nhất 31 độ.
Mực nước sông Thao tại Yên Bái dự báo tiếp tục lên và có khả năng đạt đỉnh ở mức 31,4m (trên BĐ2 là 0,4m) vào sáng nay.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt ở vùng trũng tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nội.
Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông rải rác; phía Nam có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất từ 28-31 độ, phía Nam 30-33 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận cũng xuất hiện mưa rào và giông vài nơi. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất dao động từ 32-35 độ.
Từ ngày mai đến 6/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt).
Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ ban ngày tại Tây Nguyên có nơi 30 độ, về đêm giảm xuống thấp nhất chỉ 20 độ.
Khu vực Nam Bộ nền nhiệt phổ biến từ 30-33 độ; TP.HCM và Cần Thơ 33 độ.
Lily (th)
Theo Giadinhnet
Ảnh hưởng bão số 5 ở Thanh Hóa: 7.000 dân Quảng Phú bị chia cắt
Sáng nay (1/9), nước sông Cầu Chày (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) dâng cao bất thường khiến hoa màu, cây cối, diện tích nuôi tôm cá tại xã Quảng Phú ngập sâu. Khoảng 7.000 người dân bị chia cắt hoàn toàn do lũ
Chủ tịch UBND xã Quảng Phú (huyện Thọ Xuân) xác nhận sáng nay, 2.000 hộ dân, 7.000 người bị chia cắt. Hoa màu, cây cối, đầm nuôi tôm, cá bị ngập.
Ghi nhận của phóng viên, nước sông Cầu Chày có rút nhưng rất chậm, những tuyến đường từ trung tâm thị trấn Thọ Xuân về Quảng Phú bị ngập. Tất cả phương tiện được cảnh báo nguy hiểm.
"Hoàn lưu của bão số 4 đã ảnh hưởng lớn như vậy trong khi bão số 5 đang vào, chúng tôi đang rất lo" - ông Phạm Văn Quyết - Chủ tịch UBND xã Quảng Phú lo lắng.
Nhiều tuyến đường ngập sâu 0,6 - 0,8m
Huyện Thọ Xuân có báo nhanh cho thấy đã có hơn 2.400ha cây trồng, nuôi trồng bị ngập, 11 ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục cột điện bị ngã, đổ; 80m bãi bồi tại xã Thọ Hải bị sạt lở; 45m đê hữu sông Chu bị lở.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa có công điện số 14 phát lệnh báo động 2 trên sông Cầu Chày yêu cầu Chủ tịch các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa triển khai ngay việc tuần tra canh gác đê, hộ đê theo các cấp báo động; rà soát, kiểm tra, có phương án xử lý bảo đảm an toàn cho các đoạn đê xung yếu, cống dưới đê trên địa bàn; thông báo cho nhân dân sống vùng ngoại đê biết để chủ động sơ tán khi mực nước lên cao; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống.
Theo Danviet
Áp thấp nhiệt đới khả năng đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 5 Áp thấp nhiệt đới ngoài khơi vẫn đang hướng vào Biển Đông và nhiều khả năng sẽ mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 hoạt động trong năm 2019. Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTVQG. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 sáng...