Dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2023
Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2023. Đó là dự báo được các quan chức ngân hàng, tài chính Trung Quốc và thế giới đưa ra nhân dịp tham dự Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thủ đô Washington, Mỹ.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngày 14/4, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC – ngân hàng trung ương), ông Dịch Cương cho rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay. Phát biểu tại cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB, ông Dịch Cương nhấn mạnh kết quả này phù hợp với mục tiêu thường niên của Bắc Kinh. Quan chức này khẳng định kinh tế Trung Quốc đang ổn định và hồi phục trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp, còn thị trường bất động sản đã ghi nhận những thay đổi tích cực.
Trước đó, ngày 13/4, Chủ tịch WB David Malpass cho rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc là “chất xúc tác” cần thiết cho một năm như năm 2023 khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ yếu đi.
Theo ông Malpass, tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc có thể đạt 5,1%, cao hơn mức 3% năm 2022, tạo động lực hỗ trợ cho tăng trưởng toàn cầu. Điều này cũng phản ánh nỗ lực của Trung Quốc trong việc đẩy nhanh tiến trình mở cửa và khôi phục các chuỗi cung ứng, bổ sung cho nguồn cung toàn cầu.
Ông Malpass cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ là “2 trường hợp ngoại lệ trong G20″, theo đó các nền kinh tế này vẫn được dự báo tăng trưởng tốt dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ yếu đi, với dự báo giảm từ 3,1% năm 2022 xuống 2% trong năm nay.
Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tăng mạnh
Số liệu chính thức được công bố ngày 7/8 cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đã tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 23.600 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 3.500 tỷ USD).
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC), trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 13.370 tỷ NDT (1.980 tỷ USD), trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 5,3% lên mức 10.230 tỷ NDT (1.512 tỷ USD). Cùng kỳ, tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ tăng tương ứng 13,2%, 8,9% và 11,8%. Bên cạnh đó, tỷ trọng thương mại của nước này với các nền kinh tế thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng tăng 7,5%.
Người phát ngôn GAC, ông Li Kuiwen, cho biết chỉ riêng trong tháng 7 vừa qua, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các đối tác RCEP đã đạt 1.170 tỷ NDT (hơn 173 triệu USD), tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng ngoại thương tổng thể thêm 5,6%.
Giới chuyên gia nhấn mạnh mức tăng trưởng kim ngạch thương mại trong tháng 7 nói trên đánh dấu tốc độ tăng trưởng hằng tháng nhanh nhất kể từ tháng 1 và vượt xa so với dự báo trước đó của các nhà phân tích.
Cũng trong tháng 7 vừa qua, Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại cao kỷ lục với 101,26 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với dự báo 90 tỷ USD được giới phân tích đưa ra trong một cuộc khảo sát trước đó, đồng thời cao hơn so với mức thặng dư 97,94 tỷ USD ghi nhận trong tháng 6 năm nay.
WB kêu gọi tăng hỗ trợ tài chính cho Ukraine tái thiết Ngày 11/4, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết các tổ chức tài chính sẵn sàng góp phần giúp Ukraine tái thiết sau xung đột, song cần thêm hỗ trợ từ các nước phương Tây. Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 28/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị mùa Xuân 2023 của...