Dự báo hoàn lưu sau bão gây mưa to, hồ đập Vũ Quang lo “ngay ngáy”!
Bão số 4 vừa tan nhưng dự báo hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lớn trên địa bàn Hà Tĩnh. Trước thực trạng hàng chục hồ đập ở Vũ Quang bị xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền và người dân huyện miền núi đang lo “ngay ngáy”.
Thân đập Nãy Cầu (Đức Hương) được đắp đất từ nhiều năm, lần nâng cấp gần đây nhất cũng đã gàn 10 năm nên đang bị sạt lở, xuống cấp ngày càng nghiêm trọng
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, từ chiều qua (29/8) đến sáng nay, ở huyện Vũ Quang có mưa to. Ngoài nỗi lo lũ lụt, ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương và người dân sinh sống ven các hồ đập đang cảm thấy bất an, gấp rút triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.
Hàng cọc tre còn sót lại sau những lần người dân Đức Hương gia cố tạm thời đập Cầu Nãy
Ông Lê Văn Lợi – Chủ tịch UBND xã Đức Hương cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn có 3 công trình thủy lợi là đập Nãy Cầu, đập Nãy Ô, đập Chợ Su đang bị xuống cấp, cần được nâng cấp, sửa chữa nhưng chưa được thực hiện vì xã không có kinh phí, xin cấp trên chưa cho chủ trương.
Mùa mưa lũ này, trước mắt là ảnh hưởng hoàn lưu sau bão số 4, chúng tôi sẽ phải đặc biệt lưu tâm đến công tác phòng chống, ứng phó. Nhưng nhìn chung, mức độ an toàn của các công trình này chỉ trông chờ vào các tràn xã lũ (vì đây là hạng mục duy nhất còn hoạt động tốt – PV)”.
Video đang HOT
Có ý nghĩa lớn trong sản xuất, có nguồn sinh thủy lớn, lại nằm trong vùn trọng điểm về thiên tai nhưng đập Khe Nải (Đức Liên) là nỗi bất an trong mùa mưa lũ bởi thân đập đã bị san thấp, sản lở nhiều nơi
Theo chân cán bộ phụ trách lĩnh vực thủy lợi của Phòng NN&PTNT kiểm tra tình hình an toàn hồ đập trước bão số 4 tại đập Khe Nải (xã Đức Liên), chúng tôi không khỏi lo lắng cho công trình. Bởi hồ chứa có dung tích 130.000m3 này đang bị hư hỏng, thân đập kết hợp làm đường giao thông đã bị san thấp, sạt lở nhiều nơi, mái thượng và hạ lưu chưa được gia cố.
Đáng lo hơn, đây là công trình thủy lợi có diện tích vùng sinh thủy rất lớn, nằm trong vùng bị ngập lụt thường xuyên nên chỉ cần 2-3 ngày tới có mưa to thì nguy cơ mất an toàn, hư hỏng thêm là rất lớn.
Đi thực tế tại một số công trình thủy lợi trọng điểm, đang trong quá trình xuống cấp nhưng chưa được nâng cấp, sửa chữa, cho thấy thực trạng chung là các công trình này không phát huy được công năng sử dụng. Trong số này có thể kể đến cánh đồng rộng hàng chục héc-ta nằm ngay chân đập Cầu Nãy (Đức Hương) vụ hè thu vừa rồi không một thửa nào được canh tác, bỏ hoang để chăn thả trâu bò.
Nguyên nhân là do đập Khe Nãy không phát huy hiệu quả, không điều tiết được nước tưới, không đảm bảo được an toàn khi mưa lũ về.
Là một trong số ít hồ đập được cứng hóa nhưng bên mái phải tràn xả lũ đập Khe Trãy (Hương Thọ) đã bị sụt lún hơn 1m, hàng ngàn m3 đất đá có thể sạt trượt từ trên xuống lấp cửa tràn bất cứ lúc nào
Ông Nguyễn Quang Thái – Chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Trên địa bàn Vũ Quang hiện có 60 hồ đập lớn nhỏ, chủ yếu đã làm lâu năm, dung tích nhỏ và hầu hết đang là đập đất. Bên cạnh đó, do hàng năm chịu ảnh hưởng của mưa lũ nên một số công trình bị xuống cấp, chủ yếu ở hệ thống cống đóng mở, tràn xả lũ, thân đập bị sạt lở. Trong số này có thể kể đến đập Khe Trảy, đập Khe Bượm (ở xã Hương Thọ), đập Cầu Nãy, đập Nãi Ô, đập Chợ Su (xã Đức Hương)…”
“Để đảm bảo an toàn sau cơn bão số 4 và trong mùa mưa lũ sắp tới, đơn vị đã tham mưu UBND huyện có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị có các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn cho các hồ đập. Trong đó, tập trung vào việc theo dõi sát tình hình, chuẩn bị chu đáo nhân lực, bao tải, phương tiện, đất cát, cọc tre… để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu. Tuy nhiên, về lâu dài cần có kế hoạch nâng cấp bài bản mới hy vọng phát huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro do các hồ đập xuống cấp gây ra” – ông Thái thông tin thêm.
Hà Tĩnh: Hoãn các cuộc họp chưa cần thiết, tập trung ứng phó bão Podul
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để tập trung ứng phó với bão số 4 (bão Podul).
BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu bằng mọi biện pháp để thông tin, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi trú ẩn an toàn trước khi bão vào
Sáng 29/8, Thay mặt BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã ký Công điện khẩn gửi các ban cán sự đảng, đảng đoàn; BTV các huyện, thành thị, đảng ủy trực thuộc; các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh...
Theo công điện, để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bão, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão số 4, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương, đơn vị hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để tập trung ứng phó với bão số 4 với phương châm "4 tại chỗ".
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, động viên bà con nông dân, huy động lực lượng, phương tiện máy móc và công nhân thu hoạch nhanh nhất lúa Hè Thu, các loại cây ăn quả để tránh thiệt hại do mưa lũ với phương châm "xanh nhà hơn già đồng".
Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương thu hoạch lúa Hè Thu với phương châm "xanh nhà hơn già đồng"
Bằng mọi biện pháp để thông tin, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi trú ẩn an toàn trước khi bão vào; hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu, thuyền tại các âu tránh trú bão đảm bảo an toàn.
Cấm biển, không cho phương tiện ra khơi khi thời tiết còn diễn biến nguy hiểm.
Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chủ động chằng chéo nhà cửa, bảo vệ an toàn các cơ sở nuôi trồng thủy, hải sản.
Kiểm tra các công trình thủy lợi, đê điều, hồ đập nhất là những nơi xung yếu, có nguy cơ sạt lở để kịp thời có phương án bảo vệ công trình.
Chuẩn bị sẵn sàng, tùy theo tình hình diễn biến của bão số 4 để triển khai phương án sơ tán dân theo kịch bản đã được phê duyệt đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhà nước, nhân dân...
Sỹ Hòa
Theo Baogiaothong
Cố vượt đường ngập lụt, ôtô chở 60 công nhân phải dừng giữa dòng Cố đi qua đoạn đường xảy ra ngập lụt, chiếc xe chở 60 nữ công nhân phải dừng giữa dòng nước đang dâng cao. Vụ việc xảy ra vào khoảng 7h ngày 30/8, tại khu vực đường giáp ranh giữa xã Thành Tiến và Thành Long (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Ông Lê Huy Dương, Chủ tịch UBND xã Thành Long, cho biết...