Dự báo hiện tượng thời tiết La Nina tiếp diễn qua năm 2022
Ngày 14/7, Cơ quan dự báo thời tiết Mỹ cho biết hiện tượng thời tiết La Nina có thể tiếp diễn qua năm 2022, song tỷ lệ hình thái thời tiết đặc trưng này trong giai đoạn tháng 7 – 9 tại Bắc Bán cầu lại giảm khoảng 60%.
Nhà cửa bị hư hại do lũ quét tại bang Virginia, Mỹ ngày 13/7/2022. Ảnh: Daily Mail/TTXVN
Theo dự báo hằng tháng của Trung tâm dự báo khí hậu thuộc Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Mỹ, hiện tượng La Nina thường có đặc trưng với nền nhiệt độ thấp tại vùng xích đạo Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khả năng xuất hiện hình thái thời tiết này sẽ tăng nhẹ trong mùa Thu và đầu mùa Đông năm nay, ở mức từ 62 – 66%.
Trung tâm trên cũng ước tính có khoảng 39% khả năng các điều kiện thời tiết chuyển đổi sang El Nino – Southern Oscillation (El Nino – Dao động Nam) – các điều kiện trung bình – trong khoảng từ tháng 7 – 9 năm nay. El Nino – Dao động Nam có nghĩa là các giai đoạn mà ở đó không xảy ra hiện tượng El Nino cũng như không xảy ra hiện tượng La Nina và thường trùng với thời điểm chuyển đổi giữa hai hình thái thời tiết này.
Video đang HOT
Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc (WMO) mới đây cũng đã có cảnh báo về hiện tượng chu kỳ khí hậu La Nina – đang tác động đến nhiệt độ toàn cầu và khiến thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn – sẽ kéo dài nhiều tháng nữa, thậm chí là đến năm 2023.
WMO cho biết có 70% khả năng sự kiện La Nina kéo dài sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là tháng 8 tới. Một số dự đoán thậm chí còn cho thấy nó có thể tồn tại đến năm 2023. Nếu đúng như vậy, đây sẽ là chu kỳ La Nina kéo dài 3 năm liên tiếp lần thứ ba ở Bắc bán cầu từng được ghi nhận kể từ năm 1950.
Hiện tượng La Nina gây mưa, bão nhiều hơn có thể kéo dài đến năm 2023
Chu kỳ khí hậu La Nina - đang tác động đến nhiệt độ toàn cầu và khiến thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn - sẽ kéo dài nhiều tháng nữa, thậm chí là đến năm 2023.
Một tuyến đường ở Rongan, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, bị ngập nước lũ sau những trận mưa lớn ngày 5/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đó là cảnh báo do Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc (WMO) đưa ra hôm 10/6.
La Nina là hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường, xảy ra cứ sau hai đến bảy năm. La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, nhưng thời điểm gây ảnh hưởng mạnh nhất là vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau. Ở Đông Nam Á, nó thường gây ra lượng mưa trên mức trung bình và lũ lụt.
WMO cho biết có 70% khả năng sự kiện La Nina kéo dài sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là tháng 8 tới. Một số dự đoán thậm chí còn cho thấy nó có thể tồn tại đến năm 2023.
Nếu đúng như vậy, đây sẽ là chu kỳ La Nina kéo dài 3 năm liên tiếp lần thứ ba ở Bắc bán cầu từng được ghi nhận kể từ năm 1950.
Hiệu ứng này có tác động rộng rãi đến thời tiết trên khắp thế giới, gây tác động trái ngược với El Nino - hiện tượng mặt biển nóng lên ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu.
WMO cho biết tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang tàn phá vùng Sừng châu Phi và Nam Mỹ đều do ảnh hưởng của La Nina. Nó đang gây lượng mưa nhiều trên mức trung bình gần đây ở Đông Nam Á và Australia. Hiện tượng này cũng được cho là sẽ gây ra mùa bão mạnh trên trung bình ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, WMO nhấn mạnh tác động của các hiện tượng khí hậu tự nhiên như La Nina đang ngày càng gia tăng do trái đất nóng lên.
"Biến đổi khí hậu do con người gây ra làm khuếch đại tác động của các sự kiện tự nhiên như La Nina và đang ngày càng ảnh hưởng đến các hình thái thời tiết", người đứng đầu WMO, ông Petteri Taalas khẳng định. Ông chỉ ra các biến đổi cụ thể như nắng nóng gay gắt hơn, hạn hán, nguy cơ cháy rừng, cũng như lượng mưa và lũ lụt kỷ lục.
Australia trải qua năm La Nina thứ hai liên tiếp Australia đang bước vào năm thứ hai liên tiếp chứng kiến hiện tượng La Nina - lớp nước biển bề mặt ở khu vực Trung và Đông Thái Bình Dương ở xích đạo lạnh đi khác thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn hiện tượng El Nino. Cảnh ngập lụt sau mưa lớn tại Penrith, Australia, ngày 20/3/2021. Ảnh...