Dự báo giá vàng ngày 27/7/2020: Tiếp tục xu hướng tăng
Giá vàng tuần qua từ 20/7 – 25/7, giá vàng trong nước tăng chóng mặt tại hầu hết các cửa hàng hệ thống, sau khi vàng thế giới liên tục lập đỉnh kỉ lục và chính thức vượt mốc 1.900 USD/ounce.
Dự báo giá vàng thế giới ngày 27/7
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay đạt ngưỡng 1.901,30 USD/ounce theo Kitco, vàng giao tháng 8 tăng 0,53% lên 1.899,95 USD. Qui đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.270 đồng), giá vàng thế giới tương đương 52,96 triệu đồng/lượng, thấp hơn 2.360,000 đồng so với mức vàng trong nước.
Tuy nhiên, vàng tăng vọt lập đỉnh mới kể từ tháng 9/2011 hôm thứ Ba và bạc đạt mức cao nhất trong 4 năm do số ca nhiễm Covid-19 gia tăng và hi vọng các biện pháp kích thích tài chính hỗ trợ cho nhu cầu trú ẩn an toàn.
Vàng tiếp đà tăng nhờ thúc đẩy bởi sự bán tháo đồng USD và kì vọng gói kích thích để hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế bị đại dịch, trong khi bạc đã vượt qua ngưỡng 20 USD lên mức cao hơn 6 năm trong phiên ngày 22/7.
Do căng thẳng leo thang giữa Mỹ – Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu tìm tới trú ẩn an toàn, trong khi bạc tiếp tục theo sát vàng để đạt mức cao gần 7 năm với hi vọng phục hồi nhu cầu nghành công nghiệp.
Vàng tiếp đà tăng thêm 1% khi đồng USD suy yếu và các biện pháp kích thích khổng lồ để hồi sinh nền kinh tế bị COVID-19 tấn công, trong khi sự gia tăng tại Mỹ làm lo ngại về khả năng phục hồi chậm.
Sau nhiều phiên liên tiếp tăng, vàng cũng đã xuyên thủng mức trần 1.900 USD/ounce kể từ năm 2011, khi mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng tồi tệ, thêm vào đó là sự lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đang quay cuồng vì đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Trung Quốc đã ra lệnh cho Mỹ đóng cửa lãnh sự quán tại thành phố Thành Đô, để trả đũa về việc đóng cửa lãnh sự quán nước này ở Houston.
Dự báo giá vàng trong nước ngày 27/7
Sáng 26/7, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 53,5 – 55,02 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cũng được giao dịch mua vào – bán ra ở mức 53,75 – 54,68 triệu đồng/lượng.
Tính chung cả tuần, các doanh nghiệp vàng đã điều chỉnh giá vàng SJC tăng khoảng 5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Trong tuần qua, giới kinh doanh vàng trong nước phải nới rộng khoảng cách chênh lệch giữa mua và bán lên tới 1,6 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới gần 3 triệu đồng/lượng.
Theo các chuyên gia, trong tình hình giá vàng trong nước và thế giới diễn biến phức tạp và biến động khá mạnh, việc đầu tư vàng vào thời điểm này chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tại thị trường trong nước, cung cầu thị trường vàng tương đối ổn định.
Đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng nhận định, rất khó để đưa ra nhận định về xu hướng tăng giảm của giá vàng trong thời gian này khi sự biến động của giá vàng hiện tại đang bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố trái chiều từ dịch bệnh, chiến tranh thương mại và các gói hỗ trợ tài chính của nhiều chính phủ tại các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Chủ tịch Vietcombank: Tác động kinh tế của Covid-19 sẽ còn kéo dài, ngành ngân hàng bị "tấn công" cả trực tiếp và gián tiếp
Chủ tịch HĐQT Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành vừa có bài chia sẻ trên The Asian Banker về tác động của Covid-19 tới ngành ngân hàng, và Vietcombank đã làm gì để ứng phó với đại dịch này.
Covid-19 đã làm tăng nhiều loại chi phí cho ngân hàng trong khi bối cảnh kinh doanh khó khăn hơn. Sẽ mất thời gian để các hoạt động kinh tế xã hội trở lại mức bình thường.
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Covid-19 không chỉ là cuộc khủng hoảng về y tế, mà còn là vấn đề kinh tế xã hội. Chi phí xã hội tăng lên, sản xuất đình đốn và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Các nền kinh tế sẽ phải trải qua những cú sốc từ cả 2 phía cung và cầu.
Chính phủ trên khắp thế giới đã tung ra các chương trình nhằm hỗ trợ nền kinh tế, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. "Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ mất khá nhiều thời gian để các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường", ông Thành cho biết.
Đối với ngành ngân hàng, Chủ tịch Vietcombank cho rằng Covid -19 đã tấn công cả trực tiếp và gián tiếp.
Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều có khăn, một số thậm chí phải tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa hoàn toàn. Điều này đã khiến nhu cầu tín dụng giảm và dự kiến làm tăng các khoản nợ xấu, do đó tạo ra chi phí tín dụng đáng kể. Để hỗ trợ khách hàng, các ngân hàng cũng đã miễn, giảm lãi suất, miễn phí dịch vụ, cơ cấu lại khoản vay và nhiều biện pháp khác; song những điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng.
Các ngân hàng cũng phát sinh thêm chi phí trong việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên và khách hàng của họ; từ việc điều chỉnh giờ làm việc theo lịch xen kẽ, đến hỗ trợ thiết lập công việc tại nhà. Những điều này đều khiến chi phí của ngân hàng tăng lên và ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên.
Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi theo hướng công nghệ số, khi nhiều khách hàng chuyển sang giao dịch trực tuyến. Để đáp ứng điều này, các ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ để kiểm soát rủi ro không gian mạng và ngăn chặn gian lận.
"Khi Việt Nam lần đầu tiên ghi nhân trường hợp Covid-19, chúng tôi đã lập tức chuẩn bị kế hoạch liên tục kinh doanh với các cấp độ khác nhau và truyền đạt tới các chi nhánh. Chúng tôi đã theo dõi diễn biến đại dịch một cách chặt chẽ, và kích hoạt từng cấp độ tương ứng để sẵn sàng trong mọi tình huống", ông Thành chia sẻ.
Vietcombank đã đưa ra các cảnh bảo cho khách hàng và nhân viên của mình để tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, cho khách hàng thông tin đầy đủ.
Khi tình hình Covid-19 ở Việt Nam trở nên phức tạp hơn, ngân hàng đã tổ chức các nhóm được làm việc tại nhà. Các dịch vụ thiết yếu vẫn được đảm bảo cho khách hàng.
Vietcombank cũng tiên phong trong việc hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn thông qua các gói hỗ trợ. Trong đó gồm miễn giảm lãi suất và phí dịch vụ, cũng như cơ cấu lại các khoản vay. Đồng thời tham gia vào các chiến dịch phúc lợi xã hội và cùng cả nước chống lại virus.
"Dịch Covid-19 đã được khống chế tại Việt Nam. Và tôi nghĩ rằng, với tất cả nỗ lực của các quốc gia khác, đại dịch này sẽ sớm được kiểm soát. Tuy nhiên, ý nghĩa và tác động của nó đến nền kinh tế sẽ còn kéo dài", ông Nghiêm Xuân Thành nhận định.
Sẽ mất thời gian để các chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động trở lại đầy đủ. Cũng mất nhiều thời gian để các ngành công nghiệp du lịch, hàng không, khách sạn phục hồi và phát triển trở lại. Và cũng mất thời gian đáng kể để nền kinh tế toàn cầu trở lại tốc độ tăng trưởng trước đại dịch.
"Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác, chúng ta có thể thấy một số điều tốt đẹp từ đại dịch. Đã có những thay đổi trong tư duy về chế độ và phương thức làm việc. Ở đó làm tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp và cá nhân. Sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và giao thức mới cũng được hoan nghênh. Tôi hy vọng rằng, sau khi đại dịch kết thúc, mỗi cá nhân và doanh nghiệp - bao gồm cả các ngân hàng sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho những rủi ro khác co thể phát sinh trong tương lai", Chủ tịch Vietcombank chia sẻ.
Tỷ giá USD hôm nay 4/7: Ngân hàng MSB tăng 5 đồng chiều mua vào Tỷ giá USD hôm nay 4/7 tại thị trường "chợ đen", theo khảo sát lúc 8h30 sáng, đồng USD giao dịch ở 23.200 - 23.230 VND/USD. Giữ nguyên cả 2 chiều mua - bán so với phiên giao dịch trước đó. Tỷ giá USD trong nước hôm nay 4/7: Tỷ giá USD hôm nay 4/7 được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở...