Dự báo giá vàng ngày 20/6/2020: Tiếp tục tăng giá?
Dự báo giá vàng ngày 20/6, ở thị trường trong nước giá vàng hôm nay được điều chỉnh trái chiều tại các thương hiệu vàng uy tín. Dự báo giá vàng sẽ tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch ngày mai.
Dự báo giá vàng thế giới ngày 20/6:
Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/6, giá vàng thế giới tăng nhẹ trước những thông tin làn sóng Covid-19 mới có thể cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu, điều này đã thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quí và đè nặng lên các tài sản rủi ro hơn.
Cụ thể, giá vàng thế giới tăng 2 USD/ounce, hiện giao dịch ở mức ở 1.726 USD/ounce.Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2020 trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe giảm 0,5% hiện giao dịch ở mức 1.744,80 USD/ounce.
Vào lúc 14h50 (theo giờ Việt Nam) ngày cùng ngày, giá vàng thế giới tăng 0,5%, lên 1.731,49 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2020 trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe tăng 0,5%, lên 1.740,10 USD/ounce.
Theo Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường từ OANDA, cho hay vàng đang ở trạng thái cân bằng giữa một bên là bất ổn địa chính trị và những quan ngại về đại dịch Covid-19, còn một bên là kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu và đồng USD mạnh lên.
Video đang HOT
Tính tới nay đã có hơn 8,38 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm dịch Covid-19. Riêng tại Trung Quốc, số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày 19/6 là 32 người và 25 người trong số đó là tại thủ đô Bắc Kinh. Tại một vài bang của Mỹ, số ca nhiễm mới cũng tăng cao, trong khi lệnh hạn chế du lịch nhằm ngặn chặn đợt bùng phát dịch mới đã làm dấy lên lo ngại về sự đình trệ đà phục hồi kinh tế.
Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đã nâng mức dự báo về giá vàng lên 2.000 USD/ounce trong 12 tháng tới, do sự rớt giá của thị trường tiền tệ và tình hình bất ổn kinh tế do khủng hoảng Covid-19.
Vào lúc 17h02 ngày 19/6, giá vàng thế giới tăng gần 6 USD/ounce, hiện đang giao dịch ở mức 1.737,60 USD/ounce.
Dự báo giá vàng trong nước ngày 20/6:
Chốt phiên giao dịch ngày 19/6, ở thị trường trong nước giá vàng được điều chỉnh trái chiều trong khoảng từ 10.000 – 40.000 đồng/kg tại một số thương hiệu vàng uy tín. Giá vàng hôm nay tiếp tục giao dịch quanh ngưỡng 48,5 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, giá vàng hôm nay được SJC Hà Nội điều chỉnh tăng 20.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua, niêm yết ở mức 48,39 triệu đồng/lượng mua vào – 48,74 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng tại Phú Qúy SJC hôm tăng 20.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra, niêm yết ở mức 48,39 triệu đồng/lượng mua vào – 48,72 triệu đồng/lượng bán ra.
Tại PNJ Hà Nội và PNJ TP.HCM giá vàng hôm nay giảm 40.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết ở mức 48,36 triệu đồng/lượng mua vào – 48,61 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng hôm nay tại Bảo Tín Minh Châu tăng 10.000 đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng giữ nguyên giá tại chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua, hiện đang được giao dịch ở mức 48,43 triệu đồng/lượng mua vào – 48,57 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng trong nước thường biến động theo xu hướng của thị trường thế giới, vì vậy vàng SJC có thể tăng trong phiên giao dịch ngày 20/6/2020.
Kinh tế toàn cầu suy giảm kỷ lục
Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6-2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng ở mức 5,2% trong năm nay do cú sốc của đại dịch Covid-19, đặc biệt là ảnh hưởng từ các biện pháp đóng cửa nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Một nhà máy sản xuất ô tô tại Đức
Tác động nặng nề
Dự báo này đồng nghĩa cho thấy đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Báo cáo của WB cũng dự báo hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% vào năm 2020 do cung cầu, thương mại và tài chính trong nước đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) dự kiến giảm 2,5% trong năm nay, sự sụt giảm lần đầu tiên của nhóm này trong vòng ít nhất 60 năm qua.
Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm 3,6% và điều này sẽ khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực trong năm nay. Các quốc gia có đại dịch xảy ra nghiêm trọng nhất và những nước phụ thuộc nhiều vào thương mại toàn cầu, du lịch, xuất khẩu hàng hóa và tài chính bên ngoài sẽ bị tác động nặng nề nhất. Mặc dù mức độ gián đoạn sẽ khác nhau theo từng khu vực, tuy nhiên tất cả EMDE đều bị tổn thương và tổn thương này sẽ còn nghiêm trọng hơn do các cú sốc từ bên ngoài.
Theo dự báo, khi đại dịch bị đẩy lùi và các biện pháp hạn chế trong nước được dỡ bỏ ở các nền kinh tế phát triển và sau đó ở toàn bộ EMDE, tác động tiêu cực toàn cầu sẽ giảm và sự hỗn loạn trong thị trường tài chính không kéo dài, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ tăng trở lại mức 4,2% vào năm 2021 khi các nền kinh tế phát triển tăng 3,9% và EMDE tăng trở lại 4,6%. Tuy nhiên, triển vọng trên rất không chắc chắn bởi có nhiều rủi ro, trong đó có khả năng đại dịch kéo dài hơn, biến động tài chính và sự tê liệt các mối liên kết thương mại và cung ứng toàn cầu. Kịch bản ngược lại này có thể dẫn tới nền kinh tế toàn cầu giảm tới 8% trong năm nay cùng với sản lượng của EMDE giảm gần 5%, sau đó là sự phục hồi chậm chạp 1% vào năm 2021.
Điểm sáng châu Á
Báo cáo của WB là một bằng chứng cho thấy, kinh tế thế giới vẫn đang đứng trước những thách thức lớn ngay cả khi các nước bắt đầu nối lại một phần hoạt động kinh tế sau nhiều tháng đóng cửa vì dịch bệnh. Tại Mỹ, tâm dịch Covid-19 của thế giới, nền kinh tế được dự báo suy giảm 6,1% trong năm nay. Theo Văn phòng Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), những chỉ dấu tiêu cực của nền kinh tế Mỹ đã chấm dứt giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này kể từ năm 1854. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) dự báo giảm 9,1%.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh, châu Á có thể đóng vai trò đầu tàu trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch. Các nền kinh tế châu Á phải đối mặt với dịch bệnh sớm hơn Mỹ và châu Âu, bởi vậy về lý thuyết có thể sớm vượt qua khủng hoảng do thành công của các biện pháp phong tỏa và kiểm dịch. Dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm nội khối (GDP) của các nước ASEAN có thể đạt 8% vào năm 2021 sau khi rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2020. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ tăng trưởng âm 3,2% trong tài khóa hiện tại, mức thấp nhất kể từ năm 1979.
Giới chuyên gia cho rằng, trong những tháng tới, nhiều nước có thể sẽ áp dụng các biện pháp kích thích bổ sung để giúp vực dậy nền kinh tế đang oằn mình trước tác động của dịch bệnh. Tăng trợ cấp cho người lao động và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp là những đề xuất trong ngắn hạn có thể được xem xét thực hiện. Trong dài hạn, triển vọng tăng trưởng u ám nhiều khả năng sẽ buộc các chính phủ phải thực hiện các chương trình cải cách toàn diện để giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch.
Khảo sát của FKI: Kinh tế toàn cầu sẽ giảm 4% trong năm 2020 Theo kết quả khảo sát của FKI tại 18 quốc gia, hơn 50% số tổ chức được hỏi dự báo thế giới có thể sẽ phải trải qua một đợt phong tỏa kinh tế nữa trong thời gian tới trước. Người dân thủ đô Bangkok đi mua sắm sau khi các biện pháp phong tỏa phòng chống COVID-19 được nới lỏng. (Ảnh: Ngọc...