Dự báo giá dầu tuần tới
Giá Brent (tháng 9) trong tuần giao dịch 20 – 24/7 biến động trong biên độ 42,51 – 44,84 USD/thùng, đóng cửa tuần giao dịch ở mức 43,34 USD/thùng (tăng 0,5%).
Mở cửa tuần giao dịch ngày 20/7 Brent giảm 1,5% xuống mức thấp nhất 42,51 USD/thùng do lo ngại về số ca nhiễm mới Covid-19 toàn cầu tăng mạnh, một số quốc gia, vùng lãnh thổ có thể tái áp dụng biện pháp hạn chế dẫn đến suy yếu đà phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Tuy nhiên, đến cuối phiên giao dịch Brent đã tăng trở lại lên 43,22 USD/thùng nhờ kết quả thử nghiệm vaccine chống Covid-19 hứa hẹn của Moderna (Mỹ). Ngày 21/7 đà tăng được củng cố thêm bởi kết quả thử nghiệm thành công vaccine từ công ty dược AstraZeneca, Pfizer, BioNTech và Gamalei (Nga), đồng thời, 27 thành viên EU đi đến thỏa thuận lịch sử về gói cứu trợ kinh tế trong vòng 7 năm lên tới 1.850 tỷ euro, Brent tăng 3,4% lên 44,84 USD/thùng.
Thêm vào đó, bất chấp số ca nhiễm mới tăng cao, người dân Mỹ vẫn không giảm di chuyển, tiêu thụ xăng tăng 300.000 thùng lên 8,9 triệu bpd so với tuần trước, chỉ thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm 2019 (phục hồi được 93%) giúp Brent duy trì được mức giá trên 44 USD/thùng ngay cả sau khi trữ lượng dầu thương mại Mỹ tuần qua tăng mạnh thêm 4,89 triệu thùng.
Video đang HOT
Một yếu tố hỗ trợ giá dầu khác trong ngắn hạn là đồng USD yếu, triển vọng về khả năng phục hồi kinh tế nhanh chóng tại Mỹ dần lu mờ do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và tình hình biểu tình chống đối liên quan đến phân biệt chủng tộc, đặc biệt tại Portland khiến chỉ số Index USD giảm xuống 94,3 – thấp nhất kể từ tháng 9/2018.
Theo chúng tôi nhận định, trong tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 41 – 45 USD/thùng.
Giá dầu đầu tuần và dự báo những ngày tiếp theo
Giá Brent giao tháng 9 giao dịch trong 3 ngày đầu tuần từ 13 - 15/7 biến động trong biên độ 41,87 - 43,5 USD/thùng (dự báo là 40 - 45 USD/thùng), tại thời điểm 00h00 MSK 16/7 giao dịch ở mức 43,61 USD/thùng ( 1,3%) bất chấp OPEC quyết định tăng sản lượng khai thác.
Mở cửa tuần giao dịch ngày 13/7, Brent biến động trái chiều, đầu ngày chịu tác động tiêu cực về số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt tại Mỹ và một số vùng/bang tái áp dụng các biện pháp cách ly đã khiến giá giảm trên 1% xuống 42,47 USD/thùng.
OPEC ra báo cáo thị trường tháng 7, trong đó nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới thêm 130.000 bpd trong năm 2020 lên 90,6 triệu bpd, nhu cầu năm 2021 sẽ tiếp tục tăng thêm 7 triệu bpd đã hỗ trợ Brent tăng trở lại 43,3 USD/thùng.
Ngày 14/7, Brent giảm mạnh trên 3% do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, lo ngại OPEC nới lỏng hạn ngạch cắt giảm dẫn đến tăng nguồn cung, đồng thời cách ly xã hội sẽ hạn chế đà phục hồi kinh tế và tiêu thụ nhiên liệu.
Các yếu tố tác động tích cực đến giá dầu:
Tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận OPEC trong tháng 6 ở mức cao 107%, các thành viên chưa tuân thủ đầy đủ cam kết bù đắp 842.000 bpd trong quý 3 góp phần hạn chế nguồn cung;
Nguồn cung Libya tiếp tục gián đoạn;
Trữ lượng dầu thương mại Mỹ giảm mạnh 7,49 triệu thùng/tuần (dự báo tăng 0,25 triệu thùng);
Kỳ vọng phát triển thành công vaccine chống Covid-19;
Một số nước rục rịch nối lại các chuyến bay quốc tế;
Theo chúng tôi nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 40 - 45 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Tăng trở lại trong phiên giao đầu tuần Giá xăng dầu hôm nay 27/7, giá dầu tăng trước những kì vọng về sự phục hồi nhu cầu thị trường trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn đang tiếp diễn. Giá xăng dầu thế giới 27/7 Giá xăng dầu hôm nay, ngày 27/7, tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng: Giá dầu thô sàn Nymex (giao...