Dự báo cháy rừng ở California gây thiệt hại lớn nhất lịch sử Mỹ
Hỏa hoạn tại hạt Los Angeles (bang California) có thể trở thành đợt cháy gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Mỹ với con số ước tính hơn 200 tỷ USD.
Khu vực bị tàn phá do cháy rừng tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 10/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ The Guardian ngày 14/1, các vụ cháy đã khiến ít nhất 24 người thiệ.t mạn.g, hàng nghìn người phải sơ tán, phá hủy hơn 12.000 căn nhà.
Các cơ quan chính phủ chưa cung cấp ước tính thiệt hại ban đầu, nhưng công ty AccuWeather (chuyên cung cấp dữ liệu về thời tiết và tác động) ước tính thiệt hại và tổn thất kinh tế từ 250 tỷ đến 275 tỷ USD.
Ngọn lửa đã đ.e dọ.a và thiêu rụi nhiều khu dân cư đông đúc trong tuần qua, bao gồm Pacific Palisades, Altadena và các khu vực khác. Dữ liệu từ công ty CoreLogic cho thấy chi phí tái thiết các tài sản thương mại và dân cư trong các khu vực đang có cháy có thể lên tới 14,8 tỷ USD. Con số này dựa trên hơn 16.500 tài sản có thể đã bị thiệt hại trong các vụ cháy Palisades và Eaton. Công ty này lưu ý rằng không phải tất cả các tài sản trong khu vực bị cháy đều bị thiệt hại hoàn toàn.
Ngày 13/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng chi phí tái thiết sau các vụ cháy sẽ lên đến hàng chục tỷ USD.
Video đang HOT
Trong khi đó, các đội cứu hỏa đang tìm cách kiểm soát các đám cháy ở Los Angeles trước khi các đợt gió mạnh cản trở công tác chữa cháy.
Theo các nhà dự báo, gió duy trì tốc độ lên đến 64 km/h và các đợt gió mạnh trên núi đạt 105 km/h sẽ kéo dài đến ngày 15/1. Theo nhà phân tích Dennis Burns, gió đã tăng mạnh vào ngày 13/1 và dự kiến mạnh hơn vào ngày 14/1 (giờ Mỹ).
Khi Los Angeles chờ đợi trong lo âu trước các đợt gió mạnh hơn, ngày càng có nhiều nạ.n nhâ.n thiệt mạng, những cư dân mất nhà cửa và các công trình lịch sử, doanh nghiệp bị thiêu rụi.
Thị trưởng Los Angeles Karen Bass và các quan chức khác cho biết thành phố đã sẵn sàng đối mặt với mối đ.e dọ.a mới nhờ sự hỗ trợ của lính cứu hỏa từ khắp nơi ở Mỹ, cũng như từ Canada và Mexico.
Các vụ cháy bắt đầu vào ngày 7/1 tuần trước, bùng phát mạnh hơn do gió Santa Ana. Cơ quan phòng cháy chữa cháy California cho biết các đám cháy Palisades, Eaton, Kenneth và Hurst đã thiêu rụi khoảng 160 km.
Hiện đám cháy Eaton gần Pasadena đã được khống chế khoảng 30%, trong khi đám cháy lớn nhất ở Pacific Palisades trên bờ biển vẫn chưa được kiểm soát. Công tác tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang diễn ra. Cảnh sát trưởng Hạt Los Angeles Robert Luna dự báo số người thiệ.t mạn.g có khả năng sẽ tăng lên do hiện còn ít nhất 20 người mất tích.
Trong khi các nhà điều tra vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân gây ra các vụ cháy, một nghiên cứu mới về biến đổi khí hậu đã làm sáng tỏ nguyên nhân khiến các vụ cháy rừng tàn khốc hoành hành và gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại Los Angeles.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm gia tăng cả điều kiện ẩm ướt và khô hạn cực đoan, tạo ra điều kiện lý tưởng cho các đám cháy khủng khiếp như ở Palisades và Eaton.
Nghiên cứu có tên gọi “Biến động thủy khí hậu trong môi trường Trái Đất nóng lên” cho thấy quá trình chuyển đổi nhanh chóng giữa điều kiện cực kỳ ẩm ướt và cực kỳ khô hạn đang trở nên thường xuyên và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu. Biến động như vậy thúc đẩy một chu kỳ nguy hiểm khi thảm thực vật phong phú phát triển mạnh trong thời kỳ ẩm ướt trở thành nhiên liệu dễ cháy cao trong những đợt khô hạn tiếp theo.
Tiến sỹ Daniel L. Swain, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trung bình trên toàn cầu đã tăng từ 31% lên 66% kể từ giữa thế kỷ 20.
Chi phí tái thiết sau cháy rừng ở Los Angeles ước tính hàng chục tỷ USD
Ngày 13/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chi phí tái thiết sau các vụ cháy rừng thiêu rụi nhiều khu vực ở thành phố Los Angeles trong tuần qua sẽ lên đến hàng chục tỷ USD.
Cảnh tàn phá do cháy rừng tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo với các quan chức phụ trách ứng phó khẩn cấp, Tổng thống Biden cảnh báo: "Sẽ mất hàng chục tỷ USD để tái thiết Los Angeles trở về nguyên trạng".
Trong khi đó, thành phố lớn nhất bang California đang chuẩn bị đối phó với sự trở lại của những cơn gió dữ dội có khả năng thổi bùng lại ngọn lửa vốn đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 24 người. Cùng ngày 13/1, thêm nhiều xe bồn chở nước và hàng chục lính cứu hỏa đã được điều động đến Los Angeles để đối phó với đợt gió mạnh dự báo sẽ quay lại, đ.e dọ.a làm gián đoạn tiến độ dập lửa.
Các máy bay đã rải hóa chất chống cháy lên các khu dân cư và sườn đồi, trong khi các đội cứu hỏa và xe cứu hỏa được bố trí gần những khu vực dễ bị tổn thương. Hàng chục xe chở nước cũng đã được triển khai để bổ sung nguồn nước chữa cháy.
Thị trưởng Los Angeles Karen Bass và các quan chức khác cho biết thành phố đã sẵn sàng đối mặt với mối đ.e dọ.a mới nhờ sự hỗ trợ của lính cứu hỏa từ khắp nơi ở Mỹ, cũng như từ Canada và Mexico.
Trong vòng chưa đầy một tuần, 4 đám cháy lớn ở thành phố lớn thứ hai của Mỹ đã thiêu rụi hơn 160 km2, gấp khoảng 3 lần diện tích của Manhattan. Hiện đám cháy Eaton gần Pasadena đã được khống chế khoảng 30%, trong khi đám cháy lớn nhất ở Pacific Palisades trên bờ biển vẫn chưa được kiểm soát. Công tác tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang diễn ra. Cảnh sát trưởng Hạt Los Angeles Robert Luna cho biết số người thiệ.t mạn.g có khả năng sẽ tăng lên do hiện còn ít nhất 20 người mất tích.
Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo thời tiết sẽ "đặc biệt nguy hiểm" trong ngày 14/1 khi gió giật có thể đạt tới 105 km/giờ. Một vùng rộng lớn phía Nam California xung quanh Los Angeles đang trong tình trạng cảnh báo nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng đến hết ngày 15/1, bao gồm các khu vực Thousand Oaks, Northridge và Simi Valley.
Từ ngập lụt đến cháy rừng mất kiểm soát: Tại sao California thành điểm nóng thiên tai? Bang California của Mỹ đang trở thành tâm điểm của những thảm họa thiên nhiên ngày càng cực đoan. Từ mưa lũ dữ dội đến cháy rừng nghiêm trọng, bang California đang đối mặt với những hệ quả thảm khốc của biến đổi khí hậu. "Cú quật thời tiết" Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão tại...