Dự báo châu Âu cạn kiệt khí đốt vào tháng 2/2023
Tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha nhận định các kho dự trữ khí đốt của châu Âu có thể cạn kiệt vào đầu tháng 2/2023.
Đường ống dẫn khí đốt tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo trên, 160 cơ sở dự trữ khí đốt ở 18 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ bơm đầy gần 83% chỉ đủ để cung cấp 21% lượng tiêu thụ hàng năm ở các nước thành viên khối này.
Hiện, giới chức châu Âu đang phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là đảm bảo lượng khí đốt dự trữ hiện tại đủ dùng cho cả mùa Đông. Do vậy, các nước này sẽ buộc phải giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và phân phối lại lượng dự trữ trong kho.
Báo La Vanguardia nhận định: “Có thể kéo dài đến tháng 3 năm sau, các kho dự trữ khí đốt của châu Âu có thể cạn kiệt, nhưng với điều kiện là Nga nối lại nguồn cung khí đốt, dù chỉ với khối lượng nhỏ”.
Trước đó, Quốc vụ khanh phụ trách quan hệ song phương của Bộ Ngoại giao Hungary, ông Tamas Menczer, nói rằng vào mùa Thu này EU có thể phải xem xét lại chính sách trừng phạt đối với Nga, bởi vì khi trời bắt đầu lạnh giá thì “thực tế sẽ gõ cửa từng căn nhà” ở Tây Âu.
Nga để ngỏ khả năng ngừng cung cấp năng lượng cho châu Âu
Ngày 7/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin để ngỏ khả năng nước này sẽ ngừng cung cấp dầu mỏ và khí đốt nếu các nước phương Tây áp giá trần đối với các mặt hàng năng lượng của nước này.
Cơ sở nhận và chuyển khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông, đang diễn ra tại thành phố Vladivostok, nhà lãnh đạo Nga chỉ trích các ý kiến kêu gọi thực hiện áp giá trần đối với các nguồn năng lượng của Nga. Ông khẳng định Moskva sẽ chấm dứt các hợp đồng cung cấp năng lượng nếu điều này xảy ra.
Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga sẽ khôi phục hoạt động vận chuyển khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ngay khi lỗi rò rỉ dầu của tuabin chính tại trạm Portovaya gần thành phố St. Petersburg được khắc phục.
Trong một diễn biến liên quan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết cơ quan này sẽ đề xuất áp giá trần đối với khí đốt nhập khẩu từ Nga, cùng với việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện trong các khung giờ cao điểm như giải pháp để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trong mùa Đông sắp tới.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 7/9, Bộ trưởng Công Thương CH Séc Jozef Sikela, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), cho biết Séc sẽ cố gắng loại bỏ đề xuất áp giá trần đối với khí đốt của Nga khỏi chương trình nghị sự cuộc họp bất thường Hội đồng Năng lượng EU vào ngày 9/9 tới. Theo ông, phương án này là một công cụ chính trị chứ không phải giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở châu Âu.
Bộ trưởng Sikela cho rằng các bộ trưởng năng lượng EU nên thảo luận về một số lựa chọn để giải quyết cuộc khủng hoảng như việc tách biệt giá điện và giá khí đốt, giới hạn giá đối với một số nguồn năng lượng rẻ hơn như các nhà máy điện hạt nhân. Theo ông, việc điều chỉnh thuế đối với các nhà sản xuất và phân phối năng lượng cũng là một lựa chọn.
Trước đó, ngày 6/9, Bộ trưởng Công Thương Séc thông báo hiện có 2 đề xuất về cách thức áp giá trần năng lượng trong EU, gồm việc tách giá khí đốt khỏi giá điện của các nhà máy sản xuất điện bằng khí đốt hoặc áp giá trần đối với các nhà sản xuất điện có chi phí thấp từ các nguồn năng lượng tái tạo, hạt nhân hay than đá. Theo ông, việc tách biệt giá khí đốt và giá điện có thể dẫn đến mức tiêu thụ khí đốt cao hơn trong bối cảnh châu Âu đối mặt nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
Châu Âu khó từ bỏ khí đốt Nga trước năm 2027 Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov cho rằng châu Âu sẽ không thể từ bỏ khí đốt của Nga trước năm 2027. Hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ở Lubmin, Đức. Ảnh: Reuters "Châu Âu tự tin rằng họ sẽ đạt được mục tiêu đó trước năm 2027. Tình hình giá giao ngay hiện nay chứng tỏ việc từ...