Dù bận đến mấy, thấy con có dấu hiệu này, cha mẹ phải đưa đi bệnh viện ngay
Nhiều bà mẹ hối hận vì khi con có dấu hiệu viêm phổi nhưng do bận công việc và không biết nên đã chậm trễ đưa đi bệnh viện khiến bệnh tình trở nặng.
Viêm phổi là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Dù hiện đã có thuốc kháng sinh và các phương pháp điều trị hiện đại nhưng nếu không được điều trị kịp thời, văn bệnh này vẫn sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng cho các bé. Vietnamnet dẫn lời Bs. Trần Thị Minh Tâm – Khoa Nhi – Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết: Đa số trẻ bị bệnh viêm phổi đều nhập viện trong tình trạng nặng do bố mẹ chủ quan cho rằng con bị ốm, sốt, ho virus thông thường.
Trẻ bị viêm phổi thường được đưa tới bệnh viện trong tình trạng nặng do cha mẹ chủ quan. Ảnh: Vietnamnet
Nếu viêm phổi điều trị muộn hoặc không đúng cách, hoặc vi khuẩn độc lực quá mạnh có thể gây ra các biến chứng. Một khi biến chứng xảy ra thì điều trị phức tạp và nguy cơ tử vong cao. Các biến chứng có thể xảy ra như tràn dịch, tràn mủ, tràn khí khoang màng phổi; viêm phổi hoại tử, ápxe phổi; kén khí phổi; hạ Natri máu; suy hô hấp và tử vong.
Do vậy, khi thấy bé xuất hiện những biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám ngay vì rất có thể bé đã bị viêm phổi.
Thở nhanh
Viêm phổi gây ra hiện tượng thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi bị sốt cao) ở trẻ nhỏ. Nếu bé từ 2 đến 12 tháng và có nhịp thở hơn 50 lần mỗi phút hoặc bé từ 1-5 tuổi và có nhịp thở hơn 40 lần mỗi phút thì bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Sốt
Sốt vừa đến cao kết hợp với ho khan, đau ngực, khó thở, co giật và thở hụt hơi là dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ em.
Video đang HOT
Tức ngưc
Tức ngực là một trong các dấu hiệu của viêm phổi. Trẻ thở có vẻ gắng sức và có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi hít vào. Hiện tượng phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào lúc trẻ hít khí là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Khi bị tức ngực bé có khả năng bị đau quanh vùng xương sườn khi hít thở và ho. Bố mẹ nên hỏi bé bị đau ở đâu để giúp chuẩn đoán bệnh.
Ho
Một triệu chứng điển hình của viêm phổi là ho. Bé có thể bị ho khô hoặc ho có đờm khi bị viêm phổi. Nghe tiếng ho nặng nhưng đôi khi cũng không nhất thiết như vậy.
Nếu trẻ có một vài trong các triệu chứng trên thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi. Khi đó, cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp nguy hiểm, bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện khẩn cấp:
Cha mẹ cần cho con đi khám bác sĩ ngay khi thấy con bị ốm sốt. Ảnh: Dân Việt
- Bé dưới 3 tháng tuổi bị viêm phổi.
- Bé thở gấp, hổn hển và khó thở.
- Bé ăn ít hơn bình thường một nửa khẩu phần.
- Bé trông nhợt nhạt và mệt mỏi.
- Môi và lưỡi bé tím tái.
- Bé buồn ngủ và khó thức dậy.
- Bé có bất cứ dấu hiệu nào bất thường về đường thở.
- Bệnh bắt đầu trở nên tồi tệ hơn sau khi có dấu hiệu đỡ dần.
Theo bác sĩ Trần Văn Công cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, hầu hết trẻ em bị viêm phổi do vi khuẩn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau 2-3 ngày kể từ khi được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên trẻ có thể sẽ vẫn cảm thấy mệt và ho vài tuần sau đó, có khi cả tháng sau khi được điều trị.
Khi chăm sóc con bị viêm phổi, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước (chia làm lượng nhỏ cho nhiều lần), vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý phòng tránh viêm hô hấp trên. Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn không tốt hơn sau 2 ngày điều trị, có thể phải điều chỉnh cách điều trị. Dấu hiệu chỉ điểm trẻ tốt hơn (đáp ứng với thuốc) thường là hết sốt, thở bớt mệt, ăn khá hơn.
3 dấu hiệu cảnh báo bạn đã uống quá nhiều nước
Nước chiếm 60% khối lượng cơ thể, nhưng nếu bạn uống quá nhiều nước sẽ gây hại cho cơ thể. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã uống quá nhiều nước.
3 dấu hiệu cảnh báo bạn đã uống quá nhiều nước. Ảnh herabiopharm.com
Uống đủ nước là vô cùng quan trọng để cơ thể chúng ta hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi bạn uống nhiều nước sẽ gây nguy hiểm. Mặc dù hầu hết mọi người tìm kiếm các dấu hiệu mất nước, nhưng thừa nước cũng nguy hiểm không kém.
Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến nhiễm độc nước, còn được gọi là hạ natri máu, khiến bên trong các tế bào bị ngập lụt do nồng độ natri thấp bất thường trong máu của bạn. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm độc nước có thể dẫn đến suy nhược các vấn đề sức khỏe như co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.
Bạn luôn phải mang theo chai nước trong tay
Nếu bạn mang theo chai nước cả ngày và ngay lập tức đổ đầy lại khi cạn, bạn có thể uống quá nhiều nước. Liên tục bổ sung nước vào cơ thể có thể dẫn đến nồng độ natri trong máu thấp, điều này có thể khiến tất cả các tế bào trong cơ thể bạn bị sưng lên.
Theo Tamara Hew-Butler, Tiến sĩ, giáo sư khoa học thể dục tại Đại học Oakland ở Rochester, MI, điều này có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm khi não của bạn bắt đầu sưng lên. Bộ não của bạn chỉ có thể sưng lên khoảng 8 đến 10% trước khi nó chạm tới hộp sọ và nó đẩy bộ não của bạn ra ngoài, theo ông Hew-Butler.
Bạn uống nước ngay cả khi bạn không khát
Cách tốt nhất để biết cơ thể bạn có thực sự cần nhiều nước hay không là ý thức về việc bạn có thực sự cảm thấy khát hay không. Cơ thể của chúng ta được lập trình để chống mất nước vì chúng ta luôn luôn sống trong nỗi sợ hãi về sự khan hiếm hoặc không có đủ.
Vì vậy, chúng ta có tất cả các cơ chế tích hợp này để bảo vệ chúng ta chống lại điều đó, theo Hew Hew-Butler. Một trong những cơ chế mà tất cả các loài động vật đều có là khát nước. Khát khao là tín hiệu của cơ thể cho phép bạn biết bạn sẽ cần thêm gì. Bạn càng cần nhiều nước, bạn càng khát.
Bạn liên tục uống nước cho đến khi nước tiểu trong
Nếu bạn uống một lượng nước tốt cho sức khỏe, màu nước tiểu của bạn nên có màu rơm đến màu vàng trong suốt. Mặc dù hầu hết mọi người tin rằng nước tiểu rõ ràng là dấu hiệu hydrat hóa lành mạnh nhất, nhưng nước tiểu không có sắc tố nào có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước.
Đối với hầu hết mọi người, tám đến 10 ly nước mỗi ngày được coi là một lượng bình thường. Gợi ý này thay đổi tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng và các kiểu tập thể dục cá nhân. Vì vậy, hãy cân bằng lượng nước của cơ thể và uống đầy đủ nước để giữ sức khỏe luôn được khỏe mạnh.
Bé gái 2 tuổi bị viêm phổi nặng vì mẹ chậm trễ đi khám do sợ lây nhiễm Covid-19 Người mẹ cho biết con gái mình bị bệnh kéo dài 3 tuần nay, mới đầu chỉ ho sổ mũi, mua thuốc uống hoài không giảm, nhưng không dám đi bác sĩ vì sợ đến chỗ đông người sẽ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Chiều ngày 23/3, Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP. HCM) cho biết đang điều trị cho một bé...